Ổ dịch từ chợ đầu mối Vinh lan rộng, nhiều địa phương ở Nghệ An giãn cách
Do xuất hiện nhiều ca COVID-19 mới trong cộng đồng liên quan đến ổ dịch chợ đầu mối Vinh, nhiều địa phương ở Nghệ An đã đồng loạt nâng mức giãn cách, cách ly xã hội.
Nghệ An tạm dừng hoạt động tất cả các tuyến xe buýt Nghệ An tạm dừng tiếp nhận đăng ký về quê của người dân, chờ thông báo mới Dịch COVID-19 ngày 13-8: Bay thương mại về Nghệ An cách ly sẽ tốn gần 9 triệu
Chợ đầu mối TP Vinh đang tạm phong tỏa do có nhiều bệnh nhân liên quan đến ổ dịch này – Ảnh: DOÃN HÒA
Trưa 18-8, phát biểu kết luận tại cuộc họp Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 thị xã Cửa Lò, ông Bùi Đình Long – phó chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An – đồng ý thực hiện cách ly xã hội thị xã Cửa Lò theo chỉ thị 16 bắt đầu từ 0h sáng 19-8.
Đây là địa phương thứ 3 tại Nghệ An áp dụng cách ly xã hội theo chỉ thị 16 sau TP Vinh và Nghi Lộc.
Quyết định trên được đưa ra trong thời điểm, đến nay tại thị xã Cửa Lò phát hiện 2 ca COVID-19 tại cộng đồng, sau thời gian dài thị xã này là hai trong số 21 huyện, thị xã ở Nghệ An không có ca COVID-19 trong cộng đồng.
Theo kết quả điều tra dịch tễ, lực lượng công an truy vết được 80 F1 và đã cách ly tập trung. Có bệnh nhân ở phường Nghi Thủy làm nghề buôn bán hải sản, có yếu tố dịch tễ phức tạp, tiếp xúc nhiều người, thời gian ủ bệnh đã lâu.
Sở Y tế Nghệ An sẽ hỗ trợ thị xã Cửa Lò xét nghiệm nhanh, cử các chuyên gia y tế giúp thị xã dập dịch, lên phương án xây dựng bệnh viện dã chiến số 3 tại Cửa Lò.
Video đang HOT
Như vậy, ngoài 3 địa phương áp dụng chỉ thị 16, một số huyện khác ở Nghệ An đang giãn cách xã hội theo chỉ thị 15 gồm: huyện Quỳnh Lưu (từ 0h ngày 15-8), thị xã Thái Hòa (từ 18h ngày 17-8), huyện Nam Đàn (từ 0h sáng 18-8) và huyện Hưng Nguyên (từ 0h ngày 19-8).
Những địa phương giãn cách, cách ly xã hội theo chỉ thị 15 và chỉ thị 16 ở Nghệ An phần lớn có các ca bệnh liên quan đến ổ dịch chợ đầu mối Vinh.
Tại TP Vinh, ngoài chợ đầu mối Vinh đang bị phong tỏa, 5 chợ dân sinh khác cũng đang phải tạm dừng hoạt động do tiểu thương mắc COVID-19.
Sáng 18-8, tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Nghệ An, địa phương này có thêm 20 ca COVID-19, nâng số ca ở Nghệ An từ ngày 13-6 đến nay là 614 bệnh nhân ở 20/21 huyện, thành phố, thị xã. Trong đó, có 256 người khỏi bệnh, xuất viện. Riêng ổ dịch chợ đầu mối TP Vinh từ ngày 14-8 ghi nhận 45 ca.
Từ ngày 20-8, TP Vinh sẽ phát phiếu đi chợ cho các hộ gia đình, mỗi hộ có 5 phiếu, tần suất 3 ngày/1 phiếu. Thẻ vào chợ có giá trị sử dụng 1 lần/1 chợ bất kỳ trên địa bàn thành phố.
Đưa người qua chốt phòng dịch giá… 50.000 đồng/lượt
Tối 17-8, lực lượng chức năng phát hiện và bắt quả tang Nguyễn Văn Lợi (28 tuổi, ngụ xã Châu Nhân, huyện Hưng Nguyên, Nghệ An) đang có hành vi lén lút đưa hai người không rõ lai lịch vào địa bàn TP Vinh trong thời gian thành phố đang cách ly xã hội theo chỉ thị 16.
Làm việc với công an, Lợi khai khi thực hiện hành vi trót lọt, người được đưa vào phải trả cho Lợi từ 30.000 – 50.000 đồng tiền công.
UBND phường Vinh Tân đang hoàn tất hồ sơ xử phạt Lợi với mức 30 – 40 triệu đồng với hành vi đưa người, phương tiện không có nhiệm vụ vào ổ dịch tại vùng đã được ban bố tình trạng khẩn cấp về dịch theo điểm c, khoản 5, điều 12, nghị định 177 Chính phủ.
Các địa phương hỗ trợ người dân vùng giãn cách
Người Nghệ An, Vĩnh Phúc ở vùng giãn cách gặp khó khăn sẽ được hỗ trợ một triệu đồng/người; người Hải Phòng nhận 2 triệu đồng/người.
Nhằm chia sẻ áp lực với các tỉnh, thành đang giãn cách xã hội, động viên người dân yên tâm ở lại, không tự ý về quê bằng phương tiện cá nhân làm lây lan Covid-19, hàng loạt địa phương đã có chính sách hỗ trợ người dân quê mình.
Từ ngày 6/8, Chủ tịch tỉnh Nghệ An Nguyễn Đức Trung quyết định hỗ trợ 2.000 hộ dân quê Nghệ An đang sống ở TP HCM và các tỉnh phía Nam, mỗi hộ một triệu đồng. Tỉnh đang rà soát những trường hợp khó khăn khác để có phương án trợ giúp. "Việc ra soát mất thời gian bởi lượng người đăng ký nhiều, phải ưu tiên người khó khăn trước", đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, nói.
Với 191.000 người làm việc ngoại tỉnh, trong đó 70% là các tỉnh, thành phía Nam đang giãn cách xã hội, ngày 17/8, UBND tỉnh Hà Tĩnh quyết định trích ngân sách 2 tỷ đồng hỗ trợ cho người dân có hoàn cảnh khó khăn. Tiền sẽ được chuyển tới Hội Doanh nghiệp Nghệ Tĩnh tại TP HCM. Đơn vị này sẽ huy động thêm nhiều nguồn xã hội hóa, sau đó lập danh sách, sàng lọc những người Hà Tĩnh khó khăn đang sống tại các tỉnh phía Nam để giải ngân.
Tỉnh Quảng Bình thiết lập đường dây nóng từ ngày 31/7 đến 10/8 để tiếp nhận và hỗ trợ người dân ở các tỉnh phía Nam gặp khó khăn. Kết quả, đường dây đã tiếp nhận hơn 20.000 cuộc gọi, chuyển về các xã xác minh hơn 14.300 trường hợp, và quyết định chuyển 6,5 tỷ đồng cho 6.500 người qua đường dây nóng. Ngoài ra, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh cũng chuyển cho Hội đồng hương Quảng Bình tại TP HCM 3,8 tỷ đồng để hỗ trợ người dân.
Sở Lao động Thương binh và Xã hội tiếp tục xác minh những trường hợp còn lại, dự kiến thêm 10.000 người nữa. Như vậy, tổng số tiền hỗ trợ là 23 tỷ đồng, cho 1/3 số người dân Quảng Bình tại TP HCM và các tỉnh phía Nam.
Tổng đài của tỉnh Quảng Bình tiếp nhận thông tin từ người dân ở TP HCM và các tỉnh phía nam. Ảnh: Hoàng Táo
Quảng Trị có hơn 23.000 người đang sinh sống tại các tỉnh phía Nam đăng ký nhận hỗ trợ, nhưng nguồn lực có hạn nên trước mắt tỉnh giúp 15.000 người và đang phát động chương trình "San sẻ yêu thương" nhằm huy động nguồn lực để trợ giúp người dân xa quê.
Ngoài chính sách của tỉnh, một số huyện có chính sách riêng. Ông Trần Việt Dũng, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc huyện Triệu Phong, cho biết đã chuyển 200 triệu đồng qua Hội đồng hương huyện tại TP HCM để hỗ trợ người dân. Hội đồng hương đã quyên góp thêm 17 triệu để giúp 217 người.
Đến nay, huyện Triệu Phong còn hơn 600 triệu đồng để hỗ trợ người dân. Dự kiến trong tuần này, số tiền sẽ được gửi trực tiếp vào tài khoản của người dân, ưu tiên những người đặc biệt khó khăn. Số còn thiếu sẽ nhờ vào nguồn huy động và ngân sách tỉnh Quảng Trị.
Thông qua Ban liên lạc Hội đồng hương người Hải Phòng tại TP HCM và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc TP HCM, UBND TP Hải Phòng đã xác định được hơn 1.150 hộ gia đình người Hải Phòng đang gặp khó khăn. Thành phố quyết định trích hơn 2 tỷ đồng từ nguồn kinh phí ủng hộ công tác phòng, chống dịch để hỗ trợ bà con với mức 2 triệu đồng/hộ.
Giám đốc Sở Tài chính Hải Phòng Lương Văn Công cho biết, toàn bộ số tiền đã được chuyển đi trong ngày 17/8. Những hộ có số tài khoản cá nhân được chuyển vào tài khoản; những hộ không có sẽ được Hội đồng hương Hải Phòng tại TP HCM chuyển tiền.
Người dân Vĩnh Phúc tại TP HCM nhận gạo từ quê nhà. Ảnh: Hồng Yến
Tương tự, người Vĩnh Phúc gặp khó khăn, cần trợ giúp y tế và đời sống tại các tỉnh, thành đang giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 cũng sẽ được hỗ trợ một triệu đồng/người. Số tiền trên sẽ được chuyển trực tiếp cho người Vĩnh Phúc đang ở nơi giãn cách hoặc gián tiếp thông qua người thân.
Ngoài ra, tỉnh còn cấp 10-20 kg gạo cho mỗi người trong thời gian giãn cách xã hội. Người dân đến nhận gạo xuất trình căn cước công dân hoặc giấy tờ chứng minh là người Vĩnh Phúc, đơn đề nghị hỗ trợ có thể viết tay.
Tỉnh cũng công bố số điện thoại tiếp nhận kiến nghị, đăng ký của người dân có nhu cầu hỗ trợ: 0918545292. Chủ trương này nhằm động viên người dân không rời địa bàn đang giãn cách, theo tinh thần của Chính phủ "ai ở đâu ở đấy".
Thêm 11 người Phú Yên, 3 Nghệ An, một Đăk Lăk nghi Covid-19 Sở Y tế tỉnh Phú Yên tối 2/7 ghi nhận 11 người dương tính nCoV; Nghệ An thêm 3 ca; một nữ điều dưỡng Trung tâm Y tế huyện Lăk xét nghiệm dương tính. Các ca này chưa được Bộ Y tế ghi nhận, xem như nghi nhiễm. Bà Nguyễn Thị Mộng Ngọc, Giám đốc Sở Y tế Phú Yên cho biết, các...