‘Ổ dịch’ COVID-19 ở Đà Nẵng tập trung chủ yếu tại 3 bệnh viện
Theo phân tích, “ổ dịch” COVID-19 lớn nhất cần tập trung tại Đà Nẵng là cụm ba bệnh viện, tập trung ở một số khoa.
Sáng 30-7, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam làm việc với nhóm các nhà khoa học, chuyên gia, tình nguyện viên phân tích dữ liệu và truy vết theo dấu dịch tễ phục vụ chống dịch COVID-19.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam làm việc với nhóm các nhà khoa học, chuyên gia, tình nguyện viên. Ảnh: Thông tin Chính phủ
Được biết, từ đầu tháng 3 tới nay, nhóm đã liên tục làm việc, “trực chiến” kể cả khi dịch ở trong nước được kiểm soát.
Đặc biệt, từ khi xuất hiện ca nghi nhiễm tại Đà Nẵng (ngày 23-7), mỗi ca trực (bốn ca mỗi ngày) nhóm huy động thêm mấy chục tình nguyện viên. Các chuyên gia đã phân tích dữ liệu, kết nối trực tuyến với các đội “đặc nhiệm” do Bộ Y tế cử vào Đà Nẵng để đưa ra các nhận định, dự báo.
Ông Nguyễn Thế Trung, thành viên Tổ tư vấn Chính phủ điện tử, Phó trưởng nhóm, nhận định kết quả phân tích dữ liệu đến thời điểm hiện tại có hai điểm đáng chú ý.
Thứ nhất, chưa phát hiện thông tin cho thấy khả năng có ổ dịch khác ngoài Đà Nẵng. Thứ hai, ổ dịch tại khu ba BV ở Đà Nẵng khá giống với ổ dịch BV Bạch Mai.
Điểm khác là dự báo số người nhiễm bệnh sẽ cao hơn ở Bạch Mai, số ca nặng cũng nhiều hơn, nhất là liên quan tới các bệnh nhân đang chạy thận nhân tạo.
Video đang HOT
Các chuyên gia cũng đưa ra nhận định khả năng cao là nguồn bệnh xuất hiện ban đầu từ Đà Nẵng. Trong những ngày tới, nhóm tiếp tục theo dõi, cập nhật và phân tích dữ liệu để có thể khẳng định.
Việc kết luận nguồn bệnh ở đâu rất quan trọng, vì một khi xác định là dịch từ Đà Nẵng thì chỉ cần thực hiện khoanh vùng dập dịch tại Đà Nẵng còn các địa phương khác thì tập trung quản lý thật chặt chẽ, theo dõi sức khỏe những người đã đến, đi qua Đà Nẵng.
Ngược lại, nếu các dữ liệu cho thấy khả năng dịch có thể xuất hiện đồng thời ở nhiều địa phương thì cần có các giải pháp mạnh trên quy mô rộng hơn, thậm chí là toàn quốc.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đánh giá cao nỗ lực và các ý kiến phân tích của nhóm. Ảnh: Thông tin Chính phủ
Cũng theo phân tích, “ổ dịch” lớn nhất cần tập trung tại Đà Nẵng là cụm ba bệnh viện, tập trung ở một số khoa. Tình trạng này khá tương đồng với ổ dịch tại Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) trước đây.
Nhóm dự báo trong vài ngày tới đây có thể sẽ liên tục phát hiện thêm hàng chục ca nhiễm mỗi ngày, chủ yếu liên quan tới “ổ dịch” trên.
Tham gia trao đổi ý kiến, PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, cho biết tình hình diễn biến dịch bệnh ở Đà Nẵng diễn ra khá trùng với các dự báo.
Kết quả xét nghiệm và điều tra dịch tễ cho thấy nhiều khả năng đầu tháng 7 dịch mới phát ở Đà Nẵng, bởi kết quả xét nghiệm những ca có triệu chứng nghi ngờ nhưng chưa đến Đà Nẵng đến nay đều âm tính.
Tại buổi làm việc, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đánh giá cao nỗ lực và các ý kiến phân tích của nhóm, đồng thời gửi lời cám ơn tới các chuyên gia, các bạn tình nguyện viên.
“Đóng góp của nhóm, của các tình nguyện viên là rất đáng trân trọng. Không chỉ giúp truy vết mà việc phân tích dữ liệu để đưa ra các nhận định, khuyến nghị cũng hết sức quan trọng” – Phó Thủ tướng đánh giá.
Hai bệnh nhân Anh hết virus, Đà Nẵng vẫn lo
Ngày 13/3, Sở Y tế TP Đà Nẵng báo tin vui, 2 du khách Anh mắc Covid-19 bước đầu đã có kết quả xét nghiệm âm tính. Nhưng với các bác sĩ nơi tuyến đầu của Bệnh viện Đà Nẵng, chưa thể nói trước được điều gì, không được lơ là, chủ quan.
Bác sĩ Nguyễn Thành Trung, Phó giám đốc Bệnh viện Đà Nẵng, từ phòng làm việc dẫn chúng tôi đi một vòng quanh khu vực khám và cách ly bệnh nhân Covid-19.
Từ hành lang chính rẽ trái đi qua khu cấp cứu là một phòng khám bệnh được bệnh viện bố trí cho người dân có biểu hiện hoặc nghi ngờ mắc Covid-19 tới khám. Bệnh viện xây hẳn lối đi riêng cho người dân đi vào phòng khám này để đề phòng dịch tễ.
Hai du khách người Anh được cách ly, theo dõi và chữa trị tại Bệnh viện Đà Nẵng. Ảnh: Nguyễn Thành
Từ khi công bố các ca mắc Covid-19 đến nhiều nơi, tiếp xúc với nhiều người, số lượng người đến khám, tư vấn các biểu hiện bệnh tăng. Toàn bộ bác sĩ được ngồi phía trong, cách biệt với người khám bằng một lớp kính. Người dân đến khám được yêu cầu khai báo và trả lời các câu hỏi liên quan dịch tễ trước khi được bác sĩ khám và tư vấn.
Những tờ khai được người dân dán bẹp vào kính, các y bác sĩ chụp hình lưu về máy tính rồi mới thăm khám. Trường hợp có biểu hiện ho, sốt, trước đó có tiếp xúc với người mắc bệnh sẽ được đưa lên Khoa Y học nhiệt đới bằng con đường riêng để bác sĩ kiểm tra chuyên sâu, thực hiện các biện pháp cách ly.
Bác sĩ Trung kể, khi tiếp nhận bệnh nhân Covid-19 về bệnh viện chữa trị, các biện pháp được triển khai đồng bộ và khép kín. Khi có tin báo, lực lượng chức năng của bệnh viện được lệnh "khóa" các lối ra vào ở khu vực tiếp nhận.
Người bệnh được mặc đồ bảo hộ, vận chuyển vào bằng lối đi riêng. Khi bệnh nhân đi qua, nhân viên y tế của bệnh viện sẽ tiêu độc, khử trùng khu vực. Bệnh nhân được đưa lên khu cách ly ở tầng 4 (Khoa Y học nhiệt đới) bằng thang máy một chiều. Thang này sau khi khử trùng sẽ được khóa. Khi bệnh nhân vào buồng cách ly ổn định, nhân viên y tế đi cùng sẽ đi về khu vực khử trùng, thay toàn bộ đồ bảo hộ và trang phục, tắm rửa sạch sẽ rồi về khu cách ly dành cho bác sĩ, nhân viên điều trị.
"Tất cả phải đảm an toàn tuyệt đối, thực hiện đúng theo quy trình được Bộ Y tế quy định. Dựa trên quy trình đó, bệnh viện tiếp tục xây dựng các quy trình riêng để phù hợp với thực tiễn, trong đó có quy trình đón tiếp đưa bệnh nhân đi. Mỗi ca bệnh đến viện phải huy động cả trăm con người, căng mình thực hiện nghiêm ngặt các bước để virus không phát tán ra bên ngoài", bác sĩ Trung cho biết.
Lơ là sẽ phải trả giá
Khu cách ly, chữa trị bệnh nhân Covid-19 và các trường hợp nghi ngờ nằm ở tầng 4. Từ tầng 3, bác sĩ Phạm Ngọc Hàm (Trưởng khoa) và nhân viên y tế theo dõi tình hình bệnh nhân qua hệ thống camera. Khu vực này được giám sát nhiều lớp và rất chặt chẽ 24/24 "nội bất xuất, ngoại bất nhập", chỉ có bác sĩ, nhân viên y tế được giao nhiệm vụ và có trang thiết bị bảo hộ mới được ra vào khi có lệnh.
Khi chúng tôi hỏi Phó giám đốc Bệnh viện Đà Nẵng về khả năng bệnh viện chữa trị khỏi cho hai bệnh nhân người Anh, bác sĩ Trung từ tốn trả lời: "Trong y khoa chúng tôi không nói trước được điều gì. Cuộc chiến còn dài, tất cả anh em đang và sẽ nỗ lực hết mình với mục tiêu cao nhất là đảm bảo sức khỏe cho người dân, du khách và không để virus phát tán ra bên ngoài. Một phút lơ là, chủ quan sẽ nguy hiểm vô cùng".
Bác sĩ Trung cho hay, phải chờ kết quả xét nghiệm lần 3, cùng các chỉ số sức khỏe mới có thể bước đầu đưa ra nhận định được. Và thời gian bao lâu nữa cũng chưa thể nói trước. "Thành phố, người dân đang gồng mình với dịch bệnh, đội ngũ y bác sĩ còn dịch là còn chiến đấu và còn cam go, thử thách. Anh em vui vì mỗi ca bệnh tiến triển và trông chờ những kết quả xét nghiệm tốt đẹp nhất báo về", bác sĩ Trung nói.
Hôm qua, Sở Y tế Đà Nẵng công bố thông tin 2 bệnh nhân người Anh (bệnh nhân số 22 và số 23) đã có kết quả xét nghiệm lần 2 (được thực hiện từ ngày 10/3). Với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, đương đầu nhiều mùa dịch tễ, bác sĩ Hàm nói: "Đối với virus và nhất là virus gây dịch bệnh Covid-19, chúng ta chưa nói trước được điều gì. Tất cả phải được theo dõi và kiểm soát một cách chắc chắn nhất".
Bác sĩ Hàm đơn cử, như trường hợp du khách Anh ở Quảng Nam dương tính với Covid-19, nhưng người vợ đi du lịch suốt hành trình lại không bị. Trong khi đó, ca bệnh số 35 là nhân viên ở Điện máy Xanh, tiếp xúc với 2 du khách Anh ( số 22 và 23) trong thời gian ngắn ở siêu thị lại dương tính. Bởi vậy, không được chủ quan, xem thường.
Kích hoạt Sở chỉ huy tiền phương phòng chống Covid-19
Ngày 13/3, ông Phan Ngọc Thọ, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo phòng chống Covid-19 tỉnh TT-Huế, tổ chức họp chỉ đạo kích hoạt Sở chỉ huy tiền phương đặt ở Văn phòng UBND tỉnh, nhằm chỉ đạo điều hành, hoạt động linh hoạt, kiểm soát và phòng chống dịch bệnh Covid-19 tốt nhất. Cùng ngày, cảng Chân Mây (TT-Huế) bắt đầu tạm dừng đón các tàu biển để phòng ngừa Covid-19. Ngoài ra, các rạp chiếu phim, quán bar cũng phải tạm thời đóng cửa. Toàn bộ học sinh TT-Huế tiếp tục nghỉ học tới ngày 29/3.
Ngọc Văn (tienphong.vn)
Hành động 'ngược đời' của chủ đại lý gạo giúp dân bình tĩnh trong dịch Covid-19 Trước tình hình nhiều người lo lắng, có ý định mua nhiều lương thực dự trữ nhằm "né" dịch bệnh Covid-19, một đại lý gạo ở Đà Nẵng đã hành động "ngược đời": không bán nhiều và gửi lời khuyên người dân bình tĩnh, không trữ hàng để góp phần đẩy lùi dịch bệnh. Nhiều người cảm kích trước lời khuyên: "Đất nước...