Ở đây rồng nhiều ca cao nhất cả nước, quả to, bự thế này đây
Vào khoảng tháng 9, 10 (âm lịch) hằng năm, nông dân trồng ca cao trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk lại rộn ràng thu hái sau một năm chăm sóc vất vả.
Đắk Lắk là tỉnh có diện tích trồng ca cao lớn nhất cả nước với 1.400 ha, năng suất từ 2 đến 2,5 tấn hạt khô/ha, tập trung chủ yếu ở các huyện Krông Ana, Krông Pắc, Ea Kar…
Ca cao có nhiều giống khác nhau nhưng quả ca cao thường có hai màu là xanh và tím.
Các hộ trồng ca cao thường xuyên được các cấp, ngành hướng dẫn các biện pháp kỹ thuật canh tác ca cao nên năng suất, chất lượng của loại cây trồng này ngày càng được nâng cao.
Những quả ca cao màu xanh khi chín sẽ cho ra màu vàng, còn những quả màu tím sẽ cho ra màu nghệ hoặc vàng cam.
Video đang HOT
Một tín hiệu vui đến với người dân trồng ca cao là hiện giá ca cao liên tục giữ ở mức khoảng 70.000 đ/kg hạt khô. Mặt khác, trong thời gian qua, nhiều doanh nghiệp, cá nhân trong tỉnh đã khởi nghiệp bằng sản phẩm từ cây ca cao và được thị trường trong, ngoài nước đón nhận, từ đó nhu cầu về nguyên liệu ca cao ngày càng tăng cao.
Niềm vui của người dân khi quả ca cao đạt chất lượng.
Theo Cục Trồng trọt (Bộ NN-PTNT), thời gian tới thế giới sẽ thiếu hụt khoảng 1 triệu tấn ca cao do nhu cầu tăng, cộng với sự sụt giảm về sản lượng của các nước có thế mạnh như: Ghana và Bờ Biển Ngà… đây chính là cơ hội cho người trồng ca cao của tỉnh tiếp tục đầu tư trồng ca cao theo hướng nâng cao chất lượng, sản xuất bền vững và xây dựng thương hiệu…
Sau khi sơ chế bóc hạt, hạt ca cao sẽ được lên men. Lúc này, hạt ca cao sẽ chuyển sang màu nâu đặc trưng.
Để bảo đảm và nâng cao chất lượng người trồng ca cao đều phơi hạt trong các nhà lồng đúng tiêu chuẩn.
Nhiều sản phẩm từ hạt ca cao Đắk Lắk như bột ca cao, kẹo sôcôla… đã được trưng bày và giới thiệu tại các hội chợ, triển lãm trong và ngoài nước. Trong ảnh: Du khách Hàn Quốc thích thú lựa chọn sản phẩm ca cao của Đắk Lắk tại Hội chợ sản phẩm lên men quốc tế năm 2019 tại Jeollabuk (Hàn Quốc).
Nguyễn Gia
Đắk Lắk: 15 trường hợp trở về từ vùng dịch Covid-19 đã xuất viện
Ngành Y tế đã lấy mẫu xét nghiệm đối với 13 trường hợp nghi ngờ mắc bệnh Covid-19 và tất cả đều cho kết quả âm tính.
Theo báo cáo của ngành Y tế tỉnh Đắk Lắk, tính đến ngày 24/2, trên địa bàn tỉnh đã cách ly theo dõi 31 trường hợp trở về từ vùng có dịch và tiếp xúc gần với người trở về từ vùng có dịch Covid -19.
Trong 31 trường hợp, có 15 cách ly theo dõi tập trung tại cơ sở y tế, 16 trường hợp cách ly theo dõi tại nhà, nơi lưu trú. Ngành Y tế đã lấy mẫu xét nghiệm đối với 13 trường hợp nghi ngờ mắc bệnh Covid-19 và tất cả đều cho kết quả âm tính.
Những trường hợp được cách ly theo dõi Covid-19 đã được xuất viện.
Như vậy, đến thời điểm hiện tại 15 trường hợp cách ly theo dõi tập trung tại cơ sở y tế đều cho kết quả âm tính và qua theo dõi 14 ngày nên đã được xuất viện. Đồng thời, 3/16 trường hợp tiếp xúc gần với người trở về từ vùng có dịch được cách ly theo dõi tại nhà đã qua theo dõi 14 ngày, chỉ còn 13 trường hợp tiếp xúc gần với người trở về từ vùng có dịch đang được tiếp tục theo dõi, gồm 3 trường hợp tại huyện Ea Súp, 6 trường hợp tại huyện Krông Ana và 4 trường hợp tại huyện Cư M'gar.
Bên cạnh đó, ngành Y tế tỉnh Đắk Lắk cho biết, địa phương này cũng vừa phát hiện, cách ly và điều trị kịp thời 2 trường hợp mắc bệnh cúm A/H1N1.
Hai trường hợp vừa nêu gồm bệnh nhân nam (sinh năm 1988, ở đường Y Wang, phường Ea Tam, TP. Buôn Ma Thuột) và bệnh nhân nữ (sinh năm 1994, ở thôn 2, xã Hòa Thuận, TP Buôn Ma Thuột).
Trước đó cả 2 bệnh nhân này đều có tiếp xúc với người Trung Quốc và xuất hiện các triệu chứng sốt cao, mệt mỏi và kèm theo ho. Sau đó, 2 trường hợp này đã được ngành Y tế cách ly, điều trị và làm xét nghiệm xác định tác nhân gây cúm. Kết quả xét nghiệm cho thấy cả 2 trường hợp này đều dương tính với cúm A/H1N1. Đến hiện tại, cả 2 bệnh nhân đều đã được điều trị khỏi và được xuất viện.
Ngay sau khi có kết quả xét nghiệm 2 bệnh nhân dương tính với cúm A/H1N1, Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Đắk Lắk đã tiến hành khoanh vùng xử lý môi trường và khử khuẩn bề mặt tại gia đình các bệnh nhân, khống chế không để bệnh lây lan rộng./.
Theo VOV
Thâm nhập 'đại công trường' khai thác gỗ lậu ở Đắk Lắk Sâu trong rừng đặc dụng Nam Kar, cả 'đại công trường' gỗ lậu ngang nhiên hoạt động, với hàng loạt cây gỗ lớn bị đốn hạ, cưa xẻ để chuyển xuống núi. Video: Thâm nhập đại công trường khai thác gỗ tại rừng đặc dụng Nam Ca, Đắk Lắk Mới đây, Báo điện tử VTC News nhận được phản ánh của người dân...