Ở đây nuôi tôm càng xanh to bự, 1 năm thu 2-3 vụ nhờ lót vải bạt, phủ lưới
Nuôi tôm – đặc biệt là con tôm thẻ, tôm sú, tôm càng… đã trở thành mô hình nuôi trồng thủy sản chủ lực tại Đồng Nai và đang được phát triển mạnh.
Tuy nhiên trên thực tế nhiều hộ nuôi tôm vẫn ứng dụng theo cách truyền thống, dẫn đến rủi ro cao, dịch bệnh khiến tôm chết hàng loạt, thất thu. Vì vậy, ngành chức năng đang khuyến khích người nuôi áp dụng khoa học kỹ thuật vào nuôi trồng để mang lại hiệu quả tốt nhất.
Cụ thể, nhiều người nuôi tôm cho biết, nếu nuôi tôm theo cách truyền thống thì thường mỗi năm sẽ chỉ nuôi được một vụ tôm. Trong khi, nuôi tôm theo công nghệ mới, mỗi năm có thể nuôi được từ 2-3 vụ. Nhưng chi phí bỏ ra ban đầu khá cao khiến cho nhiều người vẫn e dè việc chuyển đổi.
Nông dân ở Đồng Nai thu hoạch tôm càng, nuôi bằng công nghệ lót vải bạt, phủ lưới cho năng suất cao. Ảnh: N.M
Theo bà Nguyễn Thị Ngọc – người nuôi tôm tại huyện Nhơn Trạch, gia đình bà hiện vẫn nuôi tôm theo cách truyền thống. Bà Ngọc chỉ cần thả tôm giống và chờ đến ngày thu hoạch, nhưng hiện nay nguồn nước bị ô nhiễm khiến dịch bệnh tăng cao, tôm chết rất nhiều.
“Tính ra nếu êm xuôi thì vẫn có lãi nhưng rủi ro gặp dịch bệnh hoặc nước ô nhiễm thì mùa đó mất trắng, ôm nợ. Có lẽ xuất xong lứa này có chút vốn tôi sẽ đổi sang nuôi tôm công nghệ cao. Nếu giữ mãi cách nuôi truyền thống có khi mất luôn nhà cửa”- bà Ngọc chia sẻ.
Video đang HOT
Còn ông Võ Duy Thạch – người nuôi tôm ở huyện Trảng Bom cho hay, bây giờ nhiều nơi nuôi tôm thâm canh trong nhà lưới theo quy trình CPF (ao nuôi được lót đáy bạt và phủ lưới). Cách nuôi này đòi hỏi sự đồng bộ từ khâu chọn con giống sạch, chất lượng đến tuân thủ đúng quy trình xử lý nguồn nước đầu vào, sử dụng vi khuẩn có lợi cạnh tranh với vi khuẩn có hại.
Đặc biệt, ao nuôi được thiết kế để các chất thải, chất bẩn tập trung lắng xuống khu trũng ở đáy ao. Người nuôi vệ sinh hằng ngày và hút các chất bẩn ra khỏi ao nuôi nên hạn chế được rủi ro dịch bệnh cho con tôm.
Theo Phòng NNPTNT huyện Nhơn Trạch, hiện toàn huyện có khoảng 1.900ha diện tích mặt nước nuôi thủy sản, trong đó gần 1.600ha nuôi thủy sản nước lợ. Tuy nhiên, số hộ nuôi tôm công nghệ chỉ khoảng 31 hộ với 66ha. Năng suất trung bình của các hộ ứng dụng công nghệ cao đạt 15 tấn/ha/vụ, doanh thu bình quân 2 tỷ đồng/ha.
Hải Dương: Nuôi ba ba, gà siêu trứng, cá lồng, thu 800 triệu/năm
Đó là mô hình trang trại chăn nuôi tổng hợp của gia đình anh Vũ Văn Yên - Chi hội Phó Chi hội Nghề nghiệp nuôi thủy sản xã Minh Hoà, thị xã Kinh Môn, tỉnh Hải Dương. Anh Yên là 1 trong những điển hình làm kinh tế giỏi ở địa phương.
Hiện nay, khu vực chuyển đổi của gia đình anh rộng 2ha, quy hoạch vườn cây, khu chuồng trại chăn nuôi khép kín gồm ba ba, cá lồng, gà siêu trứng.
Nhằm hỗ trợ hội viên phát triển kinh tế, thời gian qua, Hội Nông dân (ND) tỉnh Hải Dương đã tập trung xây dựng mô hình chi, tổ hội nghề nghiệp. Tham gia mô hình này, nhiều nông dân tỉnh Hải Dương đã biết liên kết làm ăn và có thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm.
Xuất hiện nhiều triệu phú nông dân
Chi hội Nghề nghiệp nuôi thủy sản xã Minh Hoà, thị xã Kinh Môn được Hội ND thành lập với 168 hội viên tham gia canh tác với tổng diện tích 83ha. Đây là 1 trong chi hội nghề nghiệp có đông hội viên nhất ở tỉnh Hải Dương.
Anh Vũ Văn Yên - Chi hội Phó Chi hội Nghề nghiệp nuôi thủy sản xã Minh Hoà là 1 trong những điển hình làm kinh tế giỏi ở địa phương. Hiện nay, khu vực chuyển đổi của gia đình anh rộng 2ha, quy hoạch vườn cây, khu chuồng trại chăn nuôi khép kín gồm ba ba, cá lồng, gà siêu trứng.
Trang trại của gia đình anh nuôi 16.000 con gà siêu trứng cho sản lượng gần 4 triệu quả trứng/năm; 10.000m2 mặt nước nuôi cá diêu hồng, cá lăng với sản lượng khoảng 12 tấn/năm; 3.000 con ba ba gai thương phẩm... Trừ mọi chi phí, bình quân mỗi năm gia đình anh thu lãi trên 800 triệu đồng.
Mô hình nuôi thủy sản đạt hiệu quả của anh Vũ Văn Yên - Chi hội phó Chi hội Nghề nghiệp nuôi thủy sản xã Minh Hoà, huyện Kinh Môn, Hải Dương. (ảnh P.V)
Anh Yên bộc bạch: "Tham gia chi hội, hội viên đã tích cực chia sẻ với nhau bí quyết, kinh nghiệm nuôi cá, nuôi ba ba gai thương phẩm như: Kỹ thuật thiết kế ao nuôi, mật độ nuôi, cách cho ba ba ăn từng giai đoạn tuổi ba ba, các chế phẩm sinh học xử lý môi trường ao nuôi...".
Hay mô hình Tổ hội nghề nghiệp nuôi trồng thủy sản xã Tân Việt, huyện Thanh Hà gồm có 20 thành viên, diện tích canh tác 1,2ha. Các thành viên trong tổ hội đã liên kết cùng mua thức ăn của Công ty TNHH Thức ăn chăn nuôi đặc khu Hope và đã được hỗ trợ về giá trên 50 triệu đồng.
Để hỗ trợ cho hội viên về kỹ thuật nuôi thủy sản, Hội ND xã đã tổ chức 15 buổi tập huấn chuyển giao KHKT cho 300 lượt thành viên tham gia; tín chấp cho các thành viên trong chi hội vay nguồn vốn Quỹ HTND tỉnh số tiền 400 triệu đồng. Trong chi hội có nhiều hộ đạt danh hiệu nông dân sản xuất kinh doanh giỏi các cấp.
Hỗ trợ vốn vay, kết nối với doanh nghiệp
Bà Phạm Thị Thanh Tâm - Chủ tịch Hội ND tỉnh Hải Dương cho biết: Thực hiện Đề án số 24 của Ban Thường vụ T.Ư Hội ND Việt Nam về xây dựng chi hội nghề nghiệp, tổ hội nghề nghiệp, Ban Thường vụ Hội ND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 20 về việc xây dựng mô hình chi hội nghề nghiệp, tổ hội nghề nghiệp giai đoạn 2016 - 2018; chỉ đạo Hội ND cấp huyện tập trung tuyên truyền, tổ chức triển khai xây dựng điểm mô hình chi hội nghề nghiệp, tổ hội nghề nghiệp.
Theo đó, mỗi đơn vị huyện Hội chọn chỉ đạo điểm 1 cơ sở Hội xây dựng tổ hội và 1 cơ sở Hội xây dựng chi hội nghề nghiệp, đảm bảo 5 tiêu chí: Cùng lĩnh vực lao động, ngành nghề sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; cùng mối quan tâm; cùng có sự chia sẻ; cùng trách nhiệm; cùng hưởng lợi; trên nguyên tắc: Tự nguyện, tự quản, phối hợp hoạt động; thống nhất bầu ra cán bộ chi hội, tổ hội.
Đến nay, sau 3 năm thực hiện đề án, đã có 41 chi hội nghề nghiệp được thành lập, với 1.767 hội viên nông dân tham gia và 50 tổ hội nghề nghiệp với 1.312 hội viên với ngành nghề sản xuất, kinh doanh đa dạng, phong phú nhưng chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực như trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ.
Để mô hình chi, tổ hội nghề nghiệp hoạt động hiệu quả, các cấp Hội ND các cấp Hải Dương đã thường xuyên phối hợp tổ chức tập huấn, dạy nghề, chuyển giao KHKT cho hội viên nông dân...
"3 năm qua, các cấp Hội ND Hải Dương đã phối hợp tổ chức 700 buổi tập huấn, chuyển giao ứng dụng KHKT vào sản xuất; 62 buổi tham quan, học tập, trao đổi kinh nghiệm, trang bị kiến thức về sản xuất kinh doanh, dịch vụ, thị trường... cho các thành viên của chi hội, tổ hội nghề nghiệp" - bà Tâm thông tin.
Bên cạnh đó, Hội ND các cấp cũng đã tập trung khai thác các nguồn vốn và ưu tiên hỗ trợ chi, tổ hội nghề nghiệp. Trong 3 năm, Hội ND tỉnh Hải Dương đã giải ngân 7,08 tỷ đồng từ nguồn Quỹ HTND 4 cấp cho 4 chi hội, 12 tổ hội nghề nghiệp. Trong đó, giải ngân nguồn vốn Quỹ HTND T.Ư 2 tỷ đồng; Quỹ HTND tỉnh 4,8 tỷ đồng, huyện 210 triệu đồng; xã 74,9 triệu đồng.
Nhiều chi hội, tổ hội nghề nghiệp đã thực hiện được khâu điều hành, tổ chức sản xuất các sản phẩm có độ đồng đều, an toàn, chất lượng tốt, thu hút được sự quan tâm của doanh nghiệp; đồng thời chi, tổ hội trưởng trực tiếp tìm đầu ra tiêu thụ sản phẩm cho hội viên.
Sơn La: Nắng chang chang, khoai tây trồng ở đây vẫn tốt ngùn ngụt Thời gian gần đây, nhiều nông hộ ở cao nguyên Mộc Châu, tỉnh Sơn La trồng khoai tây theo quy trình VietGAP đã mang lại nguồn thu nhập ổn định. Cuộc sống của bà con nông dân ngày càng sung túc và khấm khá. Điều đặc biệt, mùa đông đã qua, nắng nóng mùa hè đã đến nhưng dân ở đây vẫn trồng...