Ở đây nuôi lươn không bùn bằng ốc bươu vàng kiếm bộn tiền
Nuôi lươn không bùn bằng ốc bươu vàng không khó. Dùng ốc bươu vàng làm thức ăn nuôi lươn không bùn vừa tiết kiệm chi phí vừa lãi lớn. Đây là những mô hình do Trạm Khuyến nông Yên Thành ( tỉnh Nghệ An) triển khai tại các xã Đô Thành; Long Thành; Lý Thành; Khánh Thành …
Anh Nguyễn Bá Đình (ở xóm Giáp Ngói, Long Thành) cho biết: “Gia đình đầu tư xây 6 bể xi măng (mỗi bể có diện tích 5m2, đáy có đường để thoát nước, có lớp vỉ tre mỏng đúng quy trình kỹ thuật che mát cho lươn, tạo môi trường cho lươn phát triển”.
Anh Đình chia sẻ với PV Danviet.vn: “Nuôi lươn không bùn là một nghề không tốn nhiều chi phí, công sức lao động nhưng đòi hỏi người nuôi phải có kiến thức, am hiểu đặc tính sinh học của lươn để có phương pháp nuôi phù hợp. Mỗi năm gia đình tôi nuôi 2 lứa, thu hoạch hơn 3,2 tấn lươn thương phẩm, giá dao động từ 170-180.000 đồng/kg, trừ chi phí còn lãi 70 triệu đồng”.
Mô hình nuôi lươn trong bể xi măng không bùn tại Yên Thành (Nghệ An).
Mật độ nuôi lươn trong bể xi măng khoảng 200 con/m2; sau 4-5 tháng nuôi lươn sẽ đạt trọng lượng từ 0,2-0,3 kg/con.
Video đang HOT
Thức ăn chủ yếu cho lươn là cá tạp, ốc bươu vàng, một phần nhỏ là cám và men vi sinh. Cho lươn ăn một lần/ngày vào chiều tối.
Chia sẻ với Danviet.vn, ông Nguyễn Văn Khánh (ở xã Khánh Thành) nói: “Do thị trường tiêu thụ tốt, gia đình tôi đã mở rộng bể nuôi lơn lên 60m2. Để nuôi lươn không cần bùn đòi hỏi người nuôi phải nắm được kỹ thuật từ khâu xây bể, nguồn nước, thức ăn, đan vỉ tre cho lươn ở, lớn nhanh là một quá trình. Nhờ mô hình này mà nhiều hộ gia đình đổi đời”.
Thức ăn chủ yếu cho lươn là cá tạp, ốc bươu vàng, một phần nhỏ là cám và men vi sinh.
Ông Khánh cho biết thêm: “Đặc biệt nguồn thức ăn cho lươn được xem là yếu tố quan trọng hàng đầu. Các loại thức ăn này sau khi rửa sạch, đưa vào máy xay nhuyễn, có trộn lẫn với ít cám gạo để có độ kết dính. Là loài rất nhạy cảm, dị ứng với nhiệt độ và môi trường nên nước trong bể luôn đảm bảo ở mức 0,35m, ổn định nền nhiệt theo mùa. Khi cho lươn ăn mồi khoảng 1 tiếng phải thay nước ngay, tuyệt đối không để thức ăn dư thừa tồn đọng dẫn đến ô nhiễm, lươn chết”.
Con giống để nuôi là lươn đồng loại nhỏ (60-80 con/kg). Lươn giống sau 2 tháng thuần hóa sẽ thích nghi với môi trường mới, tỷ lệ sống trên 90% và nuôi với mật độ 200 con/m2, lươn sẽ tăng trọng nhanh, phát triển đồng đều, không hao hụt, sau 4-5 tháng nuôi sẽ đạt trọng lượng từ 0,2-0,3kg/con, đảm bảo tiêu chuẩn xuất bán. Sau 4 tháng nuôi, lươn thương phẩm đạt 5-6 con/kg, tỷ lệ sống đạt 80%, năng suất 9,6 kg/m2, thu được 480kg với giá bán 170.000 đồng/kg. Sau khi trừ chi phí, gia đình thu lợi nhuận 19-20 triệu đồng.
Theo Danviet
Nuôi lươn không bùn: Cứ bán 1 lứa thu 150 triệu, lãi ròng 70 triệu
Ông Lê Văn Đấu (sinh năm 1947) ở ấp Long An A, xã Phú Thành A, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp là một trong những người nuôi lươn không bùn trong bể xi măng thành công. Trung bình, cứ 1 lứa nuôi lươn không bùn trong bể xi măng khi xuất bán ông Đấu thu về 150 triệu đồng, trừ chi phí lãi ròng 70 triệu đồng.
Những năm gần đây, nhiều nông dân ở huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp đã tận dụng diện tích đất trống cạnh nhà, xây bể xi măng để nuôi lươn. Hiện toàn huyện có hàng trăm hộ đang nuôi lươn trong hơn 300 bể xi măng và bồn lót bạt...; tập trung nhiều tại các xã An Long, Phú Thọ, Phú Thành A và Phú Thành B. Trung bình, mỗi đợt nuôi từ 6 - 8 tháng, nông dân xuất bán hàng chục tấn lươn thương phẩm, thu lãi từ vài chục triệu đến hàng trăm triệu đồng.
Ông Đấu đang theo dõi đàn lươn nuôi trong bể xi măng
Ông Lê Văn Đấu (sinh năm 1947) ở ấp Long An A, xã Phú Thành A là một trong những người nuôi lươn trong bể xi măng thành công của huyện Tam Nông. Bể nuôi lươn được thiết kế rất đơn giản bằng cách xây tường xi măng lên cao 1m thành hình chữ nhật, có thể thay nước dễ dàng. Với 72m2 mặt nước, ông Đấu ngăn ra từng ô nhỏ 24m2...
Về kỹ thuật nuôi lươn trong bể xi măng: Phía đáy bể nuôi lươn, ông phủ một lớp bùn cao khoảng 1 tấc, rồi bơm nước vào bể và thả 15.000 con lươn giống ương nuôi. Bên trên mặt nước hồ được phủ kín bởi một mảng lục bình, rau muống và các thân cây bắp sau thu hoạch... để tạo bóng mát cho lươn có nơi bám vào nghỉ ngơi - trú ẩn.
Mỗi góc bể ông Đấu chừa một khoảng trống nhỏ để bỏ thức ăn cho lươn ăn. Nguồn thức ăn cho lươn chủ yếu là thức ăn viên công nghiệp có nhiều độ đạm trộn với cá tạp, cua, ốc bươu vàng nấu chín. Lúc đầu, ông mua lươn giống của những người xúc ụ, đặt dớn... đem về thả lươn giống vào bể ương nuôi.
Hơn một tháng sau, ông tuyển chọn những con lươn khỏe mạnh thả đều khắp vào 3 cái bể để nuôi đại trà và tăng lượng thức ăn lên theo quá trình tăng trưởng của lươn. Theo ông Đấu thì cứ đầu tư khoảng 3,5 kg thức ăn sẽ cho ra 1 kg lươn thương phẩm.
Về kinh nghiệm nuôi lươn không bùn: Ông Đấu còn thường xuyên thay nước bể nuôi lươn mỗi ngày, chăm sóc đàn lươn nuôi thật chu đáo và phòng ngừa dịch bệnh cho lươn kịp thời để giúp lươn tăng trọng nhanh, hạn chế dịch bệnh tấn công...
Cuối tháng 12/2018, sau hơn 6 tháng chăm sóc, lươn đạt trọng lượng bình quân từ 4 - 5 con/kg, ông Đấu cho tát bể và thu hoạch 7.000 con cho trọng lượng được gần 1 tấn lươn thương phẩm, bán giá 135.000 - 165.000đồng/kg, thu nhập 150 triệu đồng.
Trừ các khoản chi phí đầu tư và công chăm sóc ông Lê Văn Đấu còn lãi hơn 70 triệu đồng. Ông Đấu hiện đang nuôi tiếp 8.000 con lươn trong 3 bể xi măng cạnh nhà. Đàn lươn nuôi của ông đang được chăm sóc cẩn thận và lươn đang tăng trưởng tốt, không có dấu hiệu bị bệnh.
Nuôi lươn trong bể xi măng của ông Lê Văn Đấu và các hộ nuôi lươn ở xã Phú Thành A vừa giúp người dân có nguồn thu nhập cao, vừa giải quyết việc làm cho một bộ phận lao động nhàn rỗi. Đây là mô hình hay đang được các ngành chức năng nghiên cứu phát huy và nhân rộng.
Ông Huỳnh Thanh Hùng - Chủ tịch Hội Nông dân xã Phú Thành B cho biết: "Mô hình nuôi lươn trong bể xi măng và bể lót bạt đã đạt hiệu quả đáng kể. Hội sẽ tiếp tục tuyên truyền vận động những hộ nuôi lươn tham gia vào Tổ nuôi lươn để từng bước hình thành Tổ hợp tác nuôi lươn ở địa phương....
"Hội sẽ kiến nghị mở các lớp tập huấn về kỹ thuật nuôi lươn và tiếp tục vận động thành lập Tổ nhân giống ở địa phương để từng bước cung cấp lươn giống cho các Tổ nuôi lươn trên địa bàn. Hội cũng sẽ hỗ trợ một phần vốn cho nông dân và tích cực phối hợp các ngành chức năng tìm kiếm đầu ra ổn định để những hộ nuôi lươn an tâm sản xuất, qua đó giúp phong trào nuôi lươn ở địa phương phát triển bền vững", ông Huỳnh Thanh Hùng.
Theo Trần Trọng Trung (KNQG)
Nuôi loài trơn nhớt ở bể không bùn, mỗi năm bán ra 2,5 tấn Anh Lê Văn Hưng ở xóm Màn, xã Nghĩa Thọ, huyện Nghĩa Đàn (Nghệ An) thường nuôi 13.000 con lươn giống, sau 10 tháng nuôi anh bắt được 2,5 tấn lươn thịt, bán với giá 150.000 đồng/kg...Từ ngày anh làm chuồng nuôi lươn không bùn, thu nhập khá hẳn lên, lãi hơn 200 triệu đồng/năm. Một bể nuôi lươn không cần đến bùn...