Ở đâu cũng sống được
Một đại gia ăn chơi có tiếng đang mắc bệnh nan y.
Ảnh minh họa
Trong những ngày cuối đời chờ chết, anh ta siêng năng đọc sách, làm thơ, học chơi cờ, tập đánh đàn… toàn những thú chơi tao nhã.
Có người hỏi tại sao, anh ta đáp:
- Trên thiên đàng chỉ có những thú vui này, tôi phải học để sống hòa đồng với mọi người.
- Thế ngộ nhỡ anh xuống địa ngục thì sao?
Video đang HOT
- Vậy càng khỏe – Anh ta sáng mắt lên có vẻ rất hào hứng.
- Các món ăn chơi dưới đấy như cờ bạc, rượu chè, trai gái, hút sách… tôi đều rành hết, cứ thế mà chơi.
Theo Datviet
Gửi con ở đâu cho an toàn?
Nhóm trẻ gia đình tự phát mọc lên như nấm, bị xử phạt xong vẫn ngang nhiên hoạt động. Một số khác dù đã đủ điều kiện thành lập trường tư thục nhưng cố tình né tránh vì sợ thất thu.
Không thể phủ nhận vai trò của nhóm trẻ gia đình (NTGĐ) khi chia sẻ một phần áp lực trường lớp cho hệ thống trường công đang quá tải tại TP HCM. Tuy nhiên, sự quản lý chồng chéo, đùn đẩy trách nhiệm giữa các cơ quan chức năng khiến NTGĐ, nhóm trẻ chui hoạt động rất phức tạp. Vụ 2 bảo mẫu của NTGĐ Phương Anh (phường Hiệp Bình Phước, quận Thủ Đức, TP HCM) bị khởi tố vì hành hạ trẻ em đã gióng lên hồi chuông báo động về sự bỏ ngỏ các loại hình này.
Ngán ngại các nhóm trẻ gia đình
Cán bộ phụ trách mầm non (MN) tại một phòng giáo dục và đào tạo (GD-ĐT) nhận định mở NTGĐ là hình thức kinh doanh thức thời, đem lại lợi nhuận cao. Một số bà mẹ do phải ở nhà trông con nhỏ đã kết hợp giữ luôn các trẻ khác để kiếm thêm thu nhập. Bởi thế, nhóm trẻ tự phát thu nhận từ 5-7 bé mọc lên nhan nhản trong khi phụ huynh chỉ cần có chỗ gửi, cho con ăn uống để yên tâm đi làm.
Quận Tân Phú chỉ có 11 trường mầm non (MN) công lập nhưng có đến 30.000 trẻ trong lứa tuổi mẫu giáo, nhà trẻ. Theo bà Chung Bích Phượng, phó phòng GD-ĐT quận, số lượng trẻ quá đông trong khi hệ thống trường công không thể nào đáp ứng đủ khiến các cơ sở MN ngoài công lập và các nhóm trẻ tất yếu tồn tại. Hiện quận này có 121 nhóm trẻ và 31 trường tư thục.
Tại quận Gò Vấp, tốc độ dân số cơ học tăng nhanh nhưng toàn quận chỉ có 18 trường MN công lập, gần 40 trường MN tư thục và hơn 100 nhóm trẻ được cấp phép.
Cần thiết xây dựng trường mầm non cho con em công nhân tại các khu công nghiệp. Trong ảnh: Trường Mầm non Mặt Trời Nhỏ của Công ty Pou Yuen (quận Bình Tân)
Căng thẳng nhất phải kể đến quận Bình Tân. Mỗi năm, quận này "gánh" thêm số dân nhập cư khổng lồ do có nhiều KCN, KCX nhưng chỉ xây được 1 trường MN dành cho con công nhân. Còn ở quận 7, ông Phạm Xuân Đông, trưởng phòng GD-ĐT quận, cho biết: Quận chỉ có 18 trường MN công lập, 42 trường MN ngoài công lập, 40 nhóm lớp. Hệ thống trường công chỉ đáp ứng được 60% số trẻ MN. Riêng 2 phường Phú Mỹ và Tân Hưng có tốc độ dân cư tăng đột biến nhưng trường lớp lại nhỏ.
Mặc dù hệ thống trường công luôn trong tình trạng quá tải nhưng tại nhiều quận, huyện, các NTGĐ dù đã đủ điều kiện thành lập trường tư thục vẫn kiên quyết né tránh bởi sợ ràng buộc về quản lý, nhân sự, sợ thất thu.
Bà Lê Thị Kim Vân, Hiệu trưởng Trường MN Mèo Con (quận 7), phân tích: Chính những bất bình đẳng trong hệ thống trường MN công và tư, những trường tư thục chịu ràng buộc nhiều nhưng không được hỗ trợ dẫn đến các NTGĐ đủ điều kiện không muốn lên trường.
Quản lý không theo kịp thực tế
Tuy gánh bớt áp lực tuyển sinh bậc MN nhưng việc nở rộ các NTGĐ khiến lãnh đạo nhiều phòng GD-ĐT thừa nhận công tác quản lý gặp nhiều khó khăn. Hoạt động của các NTGĐ, lớp MN độc lập không phép rất phức tạp, nhất là những khu vực có nhiều KCN. Lâu nay, việc quản lý NTGĐ được phân tầng theo hình thức: Nếu có phép thì phòng GD-ĐT quản lý về chuyên môn, còn kiểm tra để cấp phép hoạt động lại thuộc quản lý của các phường. Chính vì vậy, khi sự cố xảy ra, phòng GD-ĐT và UBND phường sở tại lại đùn đẩy trách nhiệm.
Theo ông Phạm Xuân Đông, phòng giáo dục cùng UBND các phường thường phối hợp để kiểm tra các nhóm trẻ không phép. Tại mỗi phường sẽ phân công các tổ trưởng ở mỗi khu phố sau mỗi đợt kiểm tra thì có văn bản báo cáo cho địa phương. Nếu sau một tuần kiểm tra mà vẫn chưa xử lý thì sẽ báo cáo UBND quận để giải quyết. Vừa qua, phòng đã ký văn bản đến 5 phường yêu cầu kiểm tra, xử lý các nhóm trẻ không phép và họ đang trong giai đoạn kiểm tra. Nếu nhóm trẻ nào có phép thì phòng giáo dục chịu trách nhiệm về chuyên môn nhưng vẫn phát hiện nhóm trẻ báo cáo 2 bảo mẫu nhưng thực tế chỉ có 1, một số NTGĐ cả giáo viên và bảo mẫu đều không có trình độ.
"Những điểm chưa có phép thì thuộc trách nhiệm của phường. Với những trường hợp chưa có phép mà vẫn hoạt động, phường không xử lý thì chúng tôi sẽ báo chính quyền địa phương" - ông Đông nói.
Lý thuyết là thế song thực tế, theo ông Đông, vẫn phải tự thân vận động là chính, tự phòng đi kiểm tra, phát hiện chứ không thể trông chờ hay phó thác cho các phường bởi có khi vì nể nang, dễ dãi mà để các nhóm trẻ không đủ điều kiện tồn tại.
Tại kỳ họp HĐND TP ngày 10-12 vừa qua, trước băn khoăn của các đại biểu về tình hình nhóm trẻ không phép hoạt động phức tạp, ông Lê Hồng Sơn, Giám đốc Sở GD-ĐT TP HCM, cho biết bên cạnh việc khuyến cáo các phụ huynh không nên gửi trẻ ở những nhà trẻ tự phát để bảo đảm cho con em mình, sắp tới, sở sẽ tái kiểm những nhóm lớp, nhà trẻ có dấu hiệu vi phạm, nếu không khắc phục sẽ cho ngưng hoạt động. Ông Sơn cũng kiến nghị những KCN, KCX trên địa bàn TP bắt buộc phải dành tối thiểu 5.000 m2 quỹ đất để xây dựng trường MN cho con em công nhân.
Công bố tên nhóm trẻ vi phạm
Bộ GD-ĐT vừa có văn bản gửi các sở GD-ĐT yêu cầu tăng cường quản lý các cơ sở giáo dục MN ngoài công lập. Theo yêu cầu của bộ, các sở GD-ĐT phải chỉ đạo phòng GD-ĐT các quận, huyện phối hợp với UBND xã, phường tiến hành kiểm tra, rà soát tất cả các cơ sở giáo dục MN ngoài công lập, đặc biệt là các nhóm lớp tư thục. Công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng và thông báo đến các tổ dân phố về các nhóm lớp tư thục độc lập đã được cấp phép, chưa được cấp phép hoặc bị đình chỉ hoạt động để phụ huynh biết, lựa chọn trường, lớp. Cũng theo Bộ GD-ĐT, các sở GD-ĐT phải phối hợp với các đơn vị liên quan, chính quyền địa phương tổ chức thanh tra, kiểm tra thường xuyên, đột xuất hoạt động của các cơ sở giáo dục MN ngoài công lập trên địa bàn; kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi sai phạm và kiên quyết đình chỉ các nhóm lớp tư thục không bảo đảm các điều kiện về nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ. Đồng thời, tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo UBND các quận, huyện tăng cường các biện pháp quản lý, chỉ đạo đối với các cơ sở giáo dục MN ngoài công lập; thực hiện tốt việc phân cấp quản lý giáo dục tại địa phương; chỉ đạo quy hoạch xây dựng các cơ sở giáo dục MN tại các khu đô thị, KCN, khu đông dân cư.
Theo TNO