Ở đâu cái kiểu vợ đánh chồng đến tím tái mặt thế?
Em gái tôi làm việc cho một công ty nước ngoài, lương được tính bằng tiền đô la mỗi tháng. Em còn biết đầu tư vào chứng khoán và bất động sản nên kiếm tiền khá tốt. Chưa chồng nhưng em đã khá thành công và có nhà để ở.
ảnh minh họa
Em tính, sau khi đám cưới, chồng sẽ theo em về dinh cho tiện. Chồng chưa cưới của em gái làm việc trong một công ty nhà nước, tuy có địa vị nhưng thu nhập thì không thể bằng em. Em gái đã làm động tác tư tưởng và cuối cùng chồng chưa cưới đồng ý xin phép ba mẹ về sống cùng em mặc dù chồng em là con trai một.
Em gái tôi thuộc tuýp phụ nữ hiện đại. Quan điểm sống của em là nam nữ bình quyền. Chồng làm việc nhà được thì vợ ra ngoài kiếm tiền là chuyện bình thường. Em nhiệt liệt tán thành tuýp phụ nữ không xem nhà bếp là của riêng mình, mà là của cả hai vợ chồng.
Em hoàn toàn tẩy chay kiểu đàn ông hay dùng bạo lực, mà nếu chồng dùng bạo lực được thì em là nữ giới cũng chẳng e dè. Vậy nên trước khi lấy chồng em đã học đến đai đen Karate.
Sau tuần trăng mật ngọt ngào, em khéo léo dịu dàng nhắn nhủ chồng về một gia đình dân chủ bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau. Thời gian đầu của cuộc sống vợ chồng thật ấm áp, chồng em vào bếp là chính. Mọi việc diễn ra khá ổn và mọi thứ thật giản đơn vì chồng em là người rất yêu vợ.
Em cảm thấy hạnh phúc, thỏa mãn về cuộc hôn nhân của mình. Sẽ không có chuyện gì để nói nếu buổi tối hôm ấy mẹ chồng em không ghé thăm đột xuất khi em đang ngồi xem ti vi còn chồng em thì đang ở trong bếp.
Video đang HOT
Mẹ chồng em là một người phụ nữ truyền thống, lại thêm tính nóng như lửa và một điều nữa là em đã không được lòng mẹ chồng ngay từ hôm ra mắt. Vậy nên bây giờ mới là dịp để mẹ chồng giảng dạy cho con dâu về cách làm vợ như thế nào cho phải phép. Khổ một nỗi, em là một phụ nữ hiện đại nên không thể chịu được cái cách người ta áp đặt mình mặc dù đó là mẹ chồng em.
Nuốt cục tức vào trong, em nhỏ nhẹ trình bày quan điểm sống của cả hai vợ chồng. Nhưng bà mẹ chồng lấn lướt la lối không cho em nói. Vậy là chỉ sau đó ít phút một trận cãi nhau inh ỏi đã xảy ra và mọi chuyện chỉ kết thúc khi mẹ chồng em ra về.
Nhưng trước khi về, bà còn nhắn nhủ lại một câu với vợ chồng em rằng “Chủ nhật này cả hai vợ chồng phải dọn hết đồ đạc về sống chung với ba mẹ để tiện việc cho mẹ chồng dạy bảo con dâu. Chỉ được phép ra riêng đến khi nào mà mẹ chồng cảm thấy con dâu đủ tiêu chuẩn làm vợ”.
Chủ nhật tuần đó, em gái đến tìm tôi với vẻ mặt buồn buồn. Thấy vậy tôi liền hỏi: “Cuộc sống vợ chồng bình đẳng không thành công à ?”. Em gái vội trả lời: ” Mọi chuyện đều tốt đẹp cho đến sáng hôm nay…”. Thấy em gái lấp lửng, tôi nóng ruột hỏi dồn dập.
Em gái vội thanh minh “Sáng nay em tức giận vì anh ấy nghe theo lời mẹ mà không tôn trọng ý kiến của vợ, nên em đã dùng sức mạnh của đai đen Karate để đưa cái vali của chồng bay vèo ra sân. Anh ấy sững người ra nhìn em, rồi ra sân thu dọn rồi xách vali đi thẳng vào nhà…”. Nghe vậy tôi vội la lên “Chị cứ tưởng là chồng em xách vali về thẳng nhà mẹ chứ. Vợ chồng em yêu nhau lắm cơ mà, vậy bây giờ em tính sao?”
“Em đang phân vân không biết phải tính sao đây, mà cũng tại mẹ chồng em ghê gớm quá cơ, cứ thích bắt ne bắt nét em hoài. Lúc nãy mẹ chồng lại gọi điện cho chồng hối thúc, giận quá nên em mới đưa cái chân lên, vậy mà cái điện thoại hàng hiệu mới toanh vừa mua bay cái vèo tan thành mây khói?.
Chưa hết đâu chị, tiện tay em còn đánh chồng tới tấp, vậy mà anh ấy cứ đứng như trời trồng cho đến khi mẹ chồng xuất hiện vì không thể nào liên lạc được với con trai. Đến lúc đó em mới nhận thấy trên mặt và tay chồng đầy vết xây xướt, bầm tím…Sợ mẹ chồng quá nên em bỏ chạy luôn đến đây…”- em tôi thanh minh.
Tôi mạnh miệng khuyên giải em gái nên dọn đồ đạc về nhà chồng sống và xin lỗi ba mẹ chồng vài câu nhưng thật sự trong lòng tôi lại cảm thấy bất an. Đúng lúc đó thì mẹ chồng em gái gọi điện thoại di động cho tôi bảo: “Ở đâu ra cái kiểu vợ đánh chồng tím tái mặt mày như thế. Tôi đưa con tôi về nhà rồi. Tờ giấy ly hôn tôi đã để trên bàn, chị em cô sớm liệu đường mà giải thoát cho nó”.
Bà nói xong miệng còn lẩm bẩm “Tôi không thể tha thứ cho các kiểu bạo hành ngược như thế. Con tôi nó quá hiền nên bị em cô đè đầu cưỡi cổ như vậy”. Khi tôi nói, em tôi khóc ngất đi. Nó gào thét ném điện thoại, túi xách xuống mặt bàn. Nó cầu xin tôi hãy giúp nó lần này. Nhưng thật sự giờ tôi không biết làm gì để giúp nó cả.
Theo ĐSPL
Về quê...
... Chị chẳng ngại gì ngoài việc nhận được lời hỏi han chi tiết từ những con người chân chất, thật thà ấy. Họ gọi đó là tình làng nghĩa xóm, quan tâm thân tình đến nhau bất kể người kia có cần, có thích hay không.
Hình minh họa: Dân Việt
Không đáp lại thì họ sẽ có chuyện để kể rằng dâu nhà ấy khinh khỉnh lạnh nhạt với bà con lối xóm, trong khi khéo vừa hỏi chuyện mình lúc trước, chỉ lát sau gần như toàn bộ những người có mặt ở đó biết nội dung. Đến giúp đám, thì chỉ có việc nhặt hành, nhặt tỏi, nhặt rau lau bát, rất thích hợp cho việc túm tụm thì thào.
Câu chuyện nào cũng được các bà các chị săm soi từ đầu đến chân, rồi đem ra mổ xẻ bàn luận sau khi "khổ chủ" đã rời quê cả tuần. Vấn đề các bà quan tâm quá, chuyện nhà ai cũng tường tỏ từng chân tơ kẽ tóc, từng nội tình ngoại vụ chuyện gì cũng biết.
"Nhà bà Hoan có gần trăm cây vàng nhưng giấu kỹ lắm. Nhà thím Thuấn đầy tiền, thím ấy dậy thêm rồi tham gia công tác ở trường kiếm bộn, chẳng qua cứ giả nghèo giả khổ thôi, đã ai thèm xin đâu". "Thằng ấy nó đi buôn, tiền chất hàng núi. Thằng kia làm cho công ty nước ngoài, lương hàng trăm triệu một tháng".
Chị cười thầm, chắc họ toàn vống lên theo kiểu "gà mẹ rụng lông", chứ giờ người khôn của khó, làm gì mà dễ thế, ai mà được "quan tâm" thì cũng mếu dở. Sau đến chính chị là chủ thể của câu chuyện.
Ra là mẹ chồng lúc nào cũng tự hào con trai mình giỏi giang tài ba, một có khi thêm thắt thành hai, đi khoe trong mọi câu chuyện rằng chúng nó tự mua đất, tự làm nhà. Bà kể những "kỳ tích" ấy nhưng lại "quên" không kể những vất vả, những nợ nần, những lần hai vợ chồng bị lừa tiền, góp vốn làm ăn thua lỗ, những vụ giúp đứa em gặp khó khăn, vì kể ra như thế thì lại xấu đứa em.
Là bà tự hào kể vậy thôi cứ cũng đã được cái gì đâu, vậy là mọi người bắt đầu đặt những câu cắc cớ, hỏi trực tiếp chị: "Vợ chồng mày giàu thế sao không cho bố mẹ tiền xây nhà đi". Chị ngạc nhiên: "Nhà bố mẹ cháu năm gian to đẹp, chắc chắn như thế, lại mới xây thêm dãy nhà ngang, có buồng để không. Sao phải xây mới ạ?". Song họ cứ thích tham gia, rằng phải xây nhà tỉ bạc mới là xây, là cho. Có người lại quát: "Sao không thay cho bố mày cái xe máy mới". Họ nói "Giờ chúng mày còn trẻ mà đã thế, là giỏi là tài, báo hiếu cho bố mẹ đi chứ còn gì?".
Chị đến xây xẩm mặt mày, tính chị vốn không hay kể lể, vì kể ra cũng có bớt túng thiếu đi được đâu, thành ra không kể khổ nghĩa là người đó rất sướng. Và nếu sướng, nhiều tiền thì phải biết chia sẻ, chị cười và buồn cho suy nghĩ ấy quá.
Người quê nhìn thấy có đôi đứa "giàu non", cùng vài kẻ hay "chém gió" nên kính nể những người đi làm ở thành phố lắm, luôn nghĩ rằng người phố tiêu tiền như rác, ở đó tiền rơi khắp đường chịu khó nhặt tí là đầy.
Nỗi tủi khổ vì chẳng có sự trợ giúp còn chưa nguôi thì việc buồn lại đến khi có những người không hiểu, nói vợ chồng chị ích kỷ, tham lam chỉ biết nghĩ cho bản thân... Mẹ chồng cũng chẳng thể nói đỡ cho câu nào vì như thế khác gì "đốp" vào những gì bà từng khoe khoang trước kia.
Sự quan tâm thái quá ấy khiến cho gia đình nhỏ lục đục không ít sau mỗi lần về quê. Cũng bởi một lời nói chân tình đúng lúc khiến cho người ta nhớ mãi, bên cạnh đó những lời đơm đặt cay nghiệt vô tình hay hữu ý có thể làm ai đó ám ảnh suốt đời không quên.
Theo Danviet
"Cô ấy ngoại tình với bạn thân của tôi" Do điều kiện kinh tế gia đình khó khăn, lại phải nuôi 2 con nhỏ nên cách đây 2 năm vợ chồng tôi quyết định để tôi đi xuất khẩu lao động ở nước ngoài. Hình chỉ có tính chất minh họa. Vậy mà, trong khi tôi đang vất vả nơi xứ người để kiếm tiền chăm lo cho gia đình thì cô...