Ở đất Tổ có “cụ cây” mộc hương cổ tên “huynh đệ” trả giá thế nào cũng không bán
Đôi mộc hương 80 năm tuổi, rất quý hiếm thuộc sở hữu của anh Bùi Đức Dũng (Phú Thọ). Chủ nhân phải theo đuổi 12 năm mới mua được.
Anh Bùi Đức Dũng (TP. Việt Trì, Phú Thọ) được biết đến là một đại gia đam mê cây cảnh . Sở thích của anh là những dòng cây các cụ ngày xưa chơi như cây trà, cây mộc, mai chiếu thủy, si, sanh…
Hai cây mộc hương đại thụ cao khoảng 7m, tán rộng 5m, đường kính mỗi cây khoảng 20cm
Sau nhiều năm sưu tầm, hiện trong vườn nhà anh Dũng có bộ sưu tập cây trà cổ độc đáo nhất Việt Nam. Đặc biệt là bộ sưu tập cây mộc hương (mộc ta) có nguồn gốc ở Phú Thọ, Ba Vì hay các vùng núi phía Tây Bắc vì cây mộc ở những vùng này rất đẹp, có 1-0-2.
Đặc biệt độ thoát thân của hai cây rất đều nhau, khoảng 1m. Cây mộc hương có độ thoát thân (đoạn từ gốc lên bắt đầu chia tán) mới quý, thể hiện sự trường tồn và quý tộc
Trong hàng chục cây mộc cổ thụ, có một đôi mộc hương độc đáo hơn cả có tên “Huynh đệ” quý hiếm và có giá trị rất cao. Đã có người trả 3 tỷ đồng nhưng chủ nhân không bán, để chơi.
Video đang HOT
Đường kính gốc của mỗi cây khoảng 20cm
Anh Dũng cho biết, đôi mộc hương này cao khoảng 7m, tán rộng 5m, đường kính mỗi cây khoảng 20cm và đặc biệt thoát thân khoảng 1m. Mộc hương lớn rất chậm nên cây có đường kính lớn và thoát thân cao như vậy rất quý hiếm.
Các cành tản ra xung quanh rất đều
Kể về quá trình theo đuổi đôi mộc hương này, vị đại gia chia sẻ, theo đuổi 12 năm, năm ngoái mới mua được. “Biết đôi mộc hương của một ông cụ cũng ở TP Việt Trì rất đẹp, đến hỏi mua nhưng ông không bán. Mỗi năm, tôi hay đến hỏi thăm sức khỏe, biếu cụ chút quà để lấy lòng cụ. Sau này, cụ mất, con cái vì điều kiện chia đất nên chuyển nhượng lại cho tôi vào năm ngoái”, anh Dũng nói.
Theo người con trai của cụ nói lại, cụ sinh được 2 người con trai nên trồng hai cây mộc riêng biệt, gần nhau ở nhà với ý nghĩa, anh em trong nhà hòa thuận, anh Dũng cho hay
Cũng theo anh Dũng, mộc hương đẹp nhất là ở đất Phú Thọ, Yên Bái, Tam Đảo vì chất đất, nước ở vùng này tạo nên màu da cây sần rất đẹp như: Vàng thân, lá thưa, hoa mau và dăm rất dày…
Thân cây mốc trắng (nổi địa y) chứng tỏ cây nhiều năm tuổi
“Mộc hương vàng xịn thời xưa nhà nào có điều kiện nhất định mới được chơi, thường vua, chúa hay các quan mới chơi. Hoa mộc hương có mùi thơm, thường dùng pha trà uống và có rất nhiều công dụng khác”, anh Dũng nói.
Hoa mộc hương là cây cảnh có mùi thơm dễ chịu, trồng cây mộc trong nhà như mang đến cho gia chủ sự may mắn, bình yên trong cuộc sống
Mộc hương vừa làm thuốc lại có thể làm cây cảnh nên mấy năm gần đây, mộc hương đang bị dân buôn cây Trung Quốc lùng mua ráo riết khắp các vùng miền núi phía Tây Bắc để đưa về nước họ trồng, vì thế mộc hương nhiều năm tuổi ở Việt Nam giờ rất ít.
Trung Quốc thông báo xả lũ nhưng không cung cấp đầy đủ thông tin
Cục trưởng Cục Ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai cho biết, Trung Quốc thông báo xả lũ nhưng không cung cấp đầy đủ thông tin về lượng xả và thời gian cụ thể.
Chiều 21/8, tại cuộc họp của Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai thông tin thông tin về tình hình lũ lụt ở Trung Quốc, tình hình mưa lũ ở miền Bắc Việt Nam, ông Nguyễn Đức Quang, Cục trưởng Cục Ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, hôm qua (20/8), Nhà máy thủy điện Mã Đổ Sơn (Trung Quốc) đã xả lũ trên sông Hồng, tuy nhiên tác động của việc này đến nước ta là không lớn.
" Tác động của xả lũ đến nước ta không lớn, nhưng cũng làm cho mực nước ở hạ du như ở Lào Cai trên báo động 1, Yên Bái trên báo động 2. Thời gian tới, với tình hình mưa lũ phức tạp, việc xả lũ như vậy có thể sẽ tiếp tục diễn ra", ông Quang cho hay.
Theo ông Quang, việc Trung Quốc thông báo xả lũ nhưng không cung cấp đầy đủ thông tin về lượng xả cũng như thời gian cụ thể gây nhiều khó khăn cho công tác dự báo và phòng tránh. Đợt xả lũ vừa rồi từ Mã Đổ Sơn không gây ảnh hưởng lớn, tuy nhiên " chúng ta không chủ động được nếu Trung Quốc xả lũ ở các đợt tiếp theo".
Ông Quang cho biết, hiện nay ta và Trung Quốc không có quy định cụ thể nào về việc chia sẻ thông tin xả của Trung Quốc, mà chỉ có thông tin về 5 trạm quan trắc ở phía thượng nguồn theo quy chế có thể cung cấp thông tin. Hiện có 5 trạm quan trắc gần biên giới, cung cấp 3 lần/ngày theo quy chế hợp tác giữa hai bên về mực nước, lưu lượng, lượng mưa.
Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai tổ chức họp thông tin về tình hình lũ lụt ở Trung Quốc, tình hình mưa lũ ở miền Bắc Việt Nam và lũ lụt trên hệ thông sông Hồng, sông Thái Bình.
Cục trưởng Cục Ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai cũng cho biết, sau khi nhận được thông tin Trung Quốc xả lũ ở thủy điện Mã Đồ Sơn, Ban chỉ đạo đã có công điện gửi đến các tỉnh, thành chịu ảnh hưởng, tác động của lũ như Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ để chủ động biện pháp phòng tránh, an toàn khu dân cư, hoạt động vận tải, giao thông, đảm bảo an toàn hệ thống đê điều.
Ban chỉ đạo cũng có văn bản gửi đến Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia để theo dõi sát tình hình, diễn biến mưa lũ, đặc biệt ở phía thượng nguồn và có thông tin về việc xả lũ.
Liên quan đến công tác đê điều, ông Trần Công Tuyên, Phó Vụ trưởng Vụ quản lý đê điều - Tổng cục Phòng, chống thiên tai, Bộ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho hay, tại Phú Thọ và Hà Nội đã xảy ra 5 sự cố đê điều. Cụ thể, tại Phú Thọ xảy ra sự cố sạt mái đê phía đồng tại K87 200, K95 100 đê tả Thao, huyện Lâm Thao; Sập đổ dàn van cống Bún tại K62 500 đê hữu Thao (đê chưa phân cấp), huyện Tam Nông; Sạt lở bờ sông tại K1 200 đê hữu Thao (đê chưa phân cấp), huyện Hạ Hòa.
Tại Hà Nội cũng xảy ra 2 sự cố đê điều trong ngày 20/8. Thứ nhất là sự cố sụt, sạt cống trạm bơm Tảo Khê, trên đê hữu Đáy (đê cấp IV), xã Bột Xuyên, huyện Mỹ Đức. Sự cố thứ hai là sạt lở bờ sông tương ứng K23 450 - K24 000 đê hữu Hồng, huyện Ba Vì. Các sự cố đã được các địa phương tập trung xử lý kịp thời ngay từ giờ đầu, đến nay đã cơ bản bảo đảm an toàn.
Ông Tuyên cảnh báo, các tuyến đê từ cấp III trở lên còn 399km đê thiếu cao trình; 683km đê mặt cắt còn nhỏ; 160km đê thường bị đùn sủi, thẩm lậu; 482 cống cũ, hư hỏng; 158km kè sạt lở, hư hỏng. Bên cạnh đó là 230 trọng điểm xung yếu, cần đặc biệt chú ý trong mùa lũ, bão. Trong đó, cần đặc biệt chú ý các cống lớn, đã từng xảy ra sự cố như: Cống Cẩm Đình (K1 700 đê Vân Cốc, Hà Nội), cống Liên Mạc (K53 450 đê hữu Hồng, Hà Nội), cống Tắc Giang (K129 452 đê hữu Hồng, Hà Nam).
Chủ động ứng phó với lũ do mưa lớn và xả lũ từ Trung Quốc Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống thiên tai (PCTT) đã chỉ đạo các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Phúc và thành phố Hà Nội theo dõi chặt chẽ và sẵn sàng ứng phó với lũ có thể xảy ra do mưa lớn và xả lũ của các hồ chứa trên địa phận Trung Quốc. Toàn cảnh cuộc họp...