Ở cữ, mẹ chồng tôi toàn cho ăn rau
Tôi lấy chồng, những ngày đầu về ra mắt nhà chồng tương lai, tôi đã có linh cảm chẳng lành. Ánh mắt mẹ chồng nhìn tôi không được thiện cảm cho lắm. Tôi chỉ là một cô gái bình thường, học đại học, ra trường có việc làm, cũng không phải tiểu thư con nhà đài các, cũng không giàu có gì. Tôi chỉ mong muốn đi học để có công việc ổn định. Và rồi, trong thời gian gặp nhau, tôi và anh đã yêu nhau, tính chuyện cưới xin khi hai đứa đã đến tuổi và có công việc ổn.
Ngay ngày về, mẹ chồng đã quản thúc chúng tôi. Mẹ bảo, của hồi môn của hai đứa đưa hết cho mẹ, mẹ giữ, rồi sau này có làm ăn gì thì lấy. Mẹ thấy chúng tôi ấp úng thì ra giọng khó chịu, hằn học, dỗi hờn. Mẹ bảo, không đưa cho mẹ tức là không tin tưởng mẹ, sợ mẹ tiêu hết. Con cái mà không tin cha mẹ thì còn ở với nhau làm sao được. Mẹ bắt đầu để ý tôi, tôi biết là mẹ nói tôi chứ nói gì con trai mẹ. Con trai mẹ là người ruột thịt, mẹ thương con, hiểu con, hà cớ gì bắt nạt con mà còn răn đe con làm gì.
Chúng tôi thuê một căn phòng nhỏ trên thành phố để lập nghiệp. Ngày tôi có bầu, chẳng ai chăm tôi cả. Tôi một mình chật vật với cuộc sống chốn thị thành, chồng thì đi làm suốt cũng không có thời gian dành cho vợ con. Tôi đi kiểm tra thai nhi, đi khám bác sĩ đủ các kiểu, nhưng chỉ có tự mình làm. Không phải chồng không thương yêu tôi mà anh còn đi làm, không có thời gian. Tôi cũng không muốn làm phiền anh.
Khi tôi sinh con, vì mẹ đẻ già yếu nên không thể lên trông được. Tôi được chồng có ý đưa vào bệnh viện tỉnh, mẹ bảo, không phải thế. Mẹ bảo cứ đưa tôi về xã, y tá ở đấy mẹ quen, cũng có chuyên môn tốt nên ở đó sinh là được, lại gần nhà gần cửa. Tôi hoảng quá, thời đại nào rồi mà còn giao sản phụ cho mấy bà y tá ở xã, dù có trình độ nhưng trang thiết bị không tốt, cũng không thể nào có điều kiện như bệnh viện tỉnh.
Tôi quyết định không nghe lời mẹ, vì tôi vốn đã sợ đẻ lắm rồi, nghe các chị nói tôi càng sợ nên mong muốn tìm được một nơi cảm thấy tin tưởng và an toàn nhất. Về xã thì dù mẹ có làm gì, ép gì, tôi cũng chịu. Chúng tôi sinh trên tỉnh và cuối cùng mẹ cũng phải chấp nhận. Mẹ lên chăm tôi.
Vì đã không có ấn tượng tốt về con dâu nên ngay từ những ngày tôi sinh, mẹ đã không thèm chăm tôi. Mẹ bảo tôi tự dậy lo liệu mọi thứ, quần áo giặt giũ mẹ cũng không màng. Mẹ chỉ bế cháu, trông cháu khi ngủ, còn con dâu thì gần như mẹ không chăm.
Video đang HOT
Mấy ngày đầu, vì chưa tiện đi chợ cơm nước, mẹ nấu cho tôi ăn. Trời ạ, mẹ bảo, chỉ được ăn rau, kiểu rau ngót cho lành. Thi thoảng mẹ cho một tí thịt vào xay cùng và nấu cho có vị. Mẹ không cho tôi ăn một miếng thịt nào với lý do, ăn thịt nhiều không tốt, sau khó chịu mồm miệng. Cứ ăn rau ngót là lành.
Tôi nghĩ, mẹ một là vì không ưa tôi, hai là muốn tiết kiệm nên không cho tôi ăn. Hôm sau, vì thèm đồ ăn quá, nên tôi đi chợ mua thịt thà, thịt lợn, thịt bò nạc về ăn. Tôi mua rất nhiều hoa quả bỏ vào tủ lạnh, thứ mà mẹ chưa từng cho tôi ăn khi trông tôi. Vì cơn thèm nên tôi liều đi mua nhiều thứ lắm. Tôi muốn được ăn, được uống thả phanh, bao nhiêu ngày không được ăn uống gì thật sự quá thiệt thòi cho tôi.
Tôi nói với mẹ thì mẹ chỉ khăng khăng cái quan điểm cổ hủ của mình. Mẹ không muốn tôi hoang phí. Nhưng khi tôi mua thịt về thì mẹ vẫn phải nấu, chỉ là có 2 lạng thịt mà mẹ chia ra làm mấy ngày, mỗi bữa hình như tôi chỉ gắp được hai miếng là cùng.
Tôi gầy đi trông thấy lại không có sữa cho con bú. Tôi nói với mẹ về suy nghĩ của mình thì mẹ bảo tôi láo, mẹ hằn học bảo chồng tôi là về quê, không chăm được cô con dâu quá đòi hỏi này. Tôi đành mặc kệ, để cho mẹ về, còn tôi thì tự lo cho thân mình. Có bà chị họ ở đó, tôi cũng đánh liều gọi chị ấy lên chăm sóc. Thế là chị ấy đồng ý. Thật may.
Còn mẹ chồng, từ ngày về không gọi điện lên cho cháu, cũng không hỏi han cháu được một câu, con dâu thì càng không. Mẹ không muốn nói chuyện với tôi mặc dù tôi đã chủ động gọi về. Tôi đánh liều hỏi tiền mẹ, của hồi môn mà mẹ giữ của tôi. Vì giờ còn nuôi con, tôi lại không đi làm, chỉ mình chồng thật là gánh nặng cho anh. Nhưng mẹ làm ngơ, mẹ không nói gì, mẹ bảo mẹ không biết tiền nong gì hết. Giờ tôi lo quá, liệu có lấy lại được số tiền tôi gửi mẹ không, hay mẹ trắng trợn bảo không cầm đồng nào của tôi. Thế thì tôi chết mất.
Theo Afamily
Thông gia từ mặt nhau vì bữa ăn cho con dâu ở cữ
Chỉ vì món canh nấu cho con dâu lúc còn ở cữ mà bà nội và bà ngoại nhà em không tiếc lời cãi nhau. Đỉnh điểm là bà nội xách túi bỏ về quê hôm trước thì hôm sau bà ngoại cũng nằng nặc đòi về vì cho rằng nhà thông gia đã vụng lại còn không tôn trọng ai.
Mẹ đẻ chỉ muốn em ăn canh rau ngót còn mẹ chồng thì không quá kiêng cữ cho con dâu (Ảnh minh họa)
Nghe các chị kể chuyện mà em cũng không thể không nhớ đến kỷ niệm đau thương của mình với chuyện ăn uống những ngày ở cữ. Là con đầu cháu sớm của cả 2 bên nội ngoại, nên khi em mang bầu cu Bi được chăm sóc rất chu đáo.
Sau khi sinh về nhà, khác với các chị được mẹ chồng hoặc mẹ đẻ chăm chuyện ăn ở sau sinh thì cả mẹ đẻ lẫn mẹ chồng em đều bắt xe từ quê lên Hà Nội chăm con và cháu.
Các chị chắc nghĩ em sung sướng nhưng từ đây mới lắm rắc rối xảy ra. Bà nội và bà ngoại em phân công nhau mỗi ngày, một người lo phần giặt giũ quần áo cho hai mẹ con thì người kia đảm nhận phần nấu ăn, nước uống và ngược lại.
Mẹ đẻ em theo quan niệm truyền thống chỉ muốn con gái sau đẻ ăn thịt kho nghệ, canh rau ngót, cháo cũng phải ninh chân giò thật kỹ... Bà cũng cho rằng, thức ăn của bà đẻ phải đun sôi thật kỹ, thật chín để tránh đau bụng tiêu chảy cho cả mẹ lẫn con.
Ngược lại, bà nội vốn là người tân tiến nên không quá kiêng cữ trong việc ăn uống của con dâu sau đẻ. Những thực phẩm nhiều chất như thịt bò, tôm, cua...bà mua về nấu cho em ăn thoải thuê. Quan niệm của bà là ăn nhiều chất mẹ mới lại sức và nhiều sữa cho con bú. Bà cũng không đun quá kỹ thức ăn vì cho nấu kỹ là làm mất hết chất.
Thế là mỗi ngày em ăn mỗi thức ăn khác nhau. Nếu như mẹ đẻ em nấu thì toàn thức ăn nấu kỹ càng đôi khi mất cả vị ngon thì mẹ chồng lại nấu rất nhanh, đôi khi một số thức ăn khó chín như khoai tây, su hào...bà xào chưa kỹ, em ăn cảm giác còn sượng.
Vì thế các bà vẫn không hài lòng về nhau. Hôm bà nội nấu thì bà ngoại lén đem đồ ăn đi hâm lại thật kỹ mới cho em ăn, hôm bà ngoại nấu thì bà nội dè bỉu chê "cổ hủ, lạc hậu".
Chỉ vì món canh bí hầm chân giò mà hai thông gia không thèm nhìn mặt nhau (Ảnh minh họa)
Đỉnh điểm mâu thuẫn là tối hôm kia, bà nội nấu món canh bí nấu chân giò. Bà tắt bếp hơi sớm nên mấy lát bí chưa kịp chín nhừ. Lúc ngồi ăn cơm mẹ đẻ đã ra hiệu bảo em không nên ăn nhưng thương mẹ chồng mất công nấu em cũng cố ăn một bát cho bà vui.
Không hiểu vì món canh hay vì lý do gì mà hôm sau em và cu Bi nhà em bị đau bụng. Bé đi ngoài phân không được đẹp, ngày đi đến 5, 6 lần. Sang ngày thứ 3 bé đi đến trên 10 lần/ngày. Vợ chồng em như ngồi trên đống lửa và vô cùng mệt mỏi.
Hai bà lúc này bắt đầu đổ lỗi cho nhau. Bà nội cho rằng do bà ngoại nấu kỹ quá nên đồ ăn không còn vitamin, Bi thiếu chất nên sức đề kháng giảm. Mẹ đẻ em cũng không kém cạnh, bà chê bà nội nấu ăn không kỹ khiến cháu đau bụng.
Hai bà lúc đầu chỉ bóng gió sau đó lớn tiếng cãi nhau, buông lời xúc phạm. Mẹ đẻ em nước mắt ngắn nước mắt dài trách bà nội vụng, làm khổ con cháu. Tức giận, bà nội chạy vào phòng thu xếp đồ đạc để đòi về quê. Không biết vô tình hay cố ý bà va quệt làm đổ va ly của bà ngoại rơi xuống sàn khiến quần áo, đồ đạc văng tung tóe. Mẹ đẻ em được thể càng làm ầm ĩ lên.
Hai bà lao vào nhau cãi vã, không tiếc lời xúc phạm nhau. Bà nội xách túi đồ về quê trước thì hôm sau bà ngoại cũng lục đục đòi về vì "không chịu nổi khi bị xúc phạm". Hai vợ chồng em vô cùng mệt mỏi khi con thì đau ốm, hai bà thì thi nhau bỏ về quê.
Chuyện xảy ra đã hơn 1 năm mà thông gia 2 bên vẫn chưa thèm nhìn mặt nhau. Lần nào bà nội lên nhà em thăm cháu bà cũng phải đánh tiếng thăm dò nếu không có bà ngoại ở đấy bà mới lên, ngược lại bà ngoại cũng chưa một lần gọi điện mở lời trò chuyện lại với bà nội.
Theo VNE
Khi kẻ xu nịnh gặp sếp không ưa nịnh Là một người mới đến công ty nhưng nhờ khả năng ăn nói, Nam đã nhanh chóng lấy lòng được đồng nghiệp nhưng cố mãi vẫn không "đốn" nổi sếp. Nam mới vào công ty được hai tháng nhưng thực sự tôi chẳng mấy cảm tình với cậu đồng nghiệp ấy. Chúng tôi cùng làm ở phòng chăm sóc khách hàng nên biết...