Ở cữ chồng chăm sóc tận tình nhưng nhìn 2 tay bầm tím của anh, em rơi nước mắt
Vì kinh tế eo hẹp nên dù bầu bí em vẫn lén chồng nhận thêm viêc bên ngoài. Hết giờ công ty, em tới nhà người ta giúp việc khoảng 2 – 3 tiếng, một tháng cũng kiếm thêm được 1 khoản tính để sau nằm ổ sẽ có tiề.n sữa bỉm cho con.
Em với Tuấn đến với nhau với đôi bàn tay trắng, cả 2 là công nhân nhà máy. Lương tháng quanh quẩn chẳng đủ ăn nhưng cả 2 chưa từng 1 lần nào to tiếng.
Cưới hơn năm thì em mang bầu, đêm nào Tuấn cũng ôm vợ thủ thỉ:
“Anh xin lỗi vì đã không lo cho em được 1 cuộc sống sung túc đủ đầy như người ta. Nhưng anh sẽ cố gắng hết sức để em và con không phải khổ”.
Vì kinh tế eo hẹp nên dù bầu bí em vẫn lén chồng nhận thêm viêc bên ngoài. Hết giờ công ty, em tới nhà người ta giúp việc khoảng 2 – 3 tiếng, một tháng cũng kiếm thêm được 1 khoản tính để sau nằm ổ sẽ có tiề.n sữa bỉm cho con. Nhưng cũng vì làm nhiều, không kiêng khem được thành ra bước sang tuần thứ 13 thì em động thai dọa sẩy, buộc phải ở nhà dưỡng thai. Kinh tế dồn hết lên đôi vai chồng vậy mà anh chưa từng nặng lời hay cằn nhằn gì. Ngược lại anh còn bảo do anh nghèo quá nên vợ mới phải chịu vất vả như thế.
Ngày em sinh, mẹ đẻ lên chăm vài ngày ở viện là phải về quê để lo việc đồng áng, mình Tuấn lại xoay xở vừa đi làm vừa chăm vợ ở cữ.
Đi làm thì thôi, về là anh dọn dẹp nhà cửa, giặt đồ cho vợ con rồi nấu nướng tẩm bổchăm vợ. Nhìn chồng suốt ngày bận bịu luôn tay luôn chân mà em vừa thương vừa cảm thấy mình thực sự quá may mắn khi lấy được người đàn ông tử tế như anh làm chồng.
Video đang HOT
Có điều nhà em vốn dĩ chẳng dư dả gì cho cam. Dành dụm được bao nhiêu thì đã trút hết cả vào bỉm sữa cho con. Khổ hơn, con em được 2 tháng thì bị viêm phổi cấp, từ đấy sức khỏe thằng bé kém hẳn, cứ trái gió trở trời là lại ho sốt, nhập viện liên tục khiến kinh tế vợ chồng đã eo hẹp nay càng khó khăn hơn thành thử ở cữ em không được tẩm bổ nhiều. Tuấn biết thế lúc nào cũng nhường hết đồ ngon vợ, bản thân đi làm về toàn ăn qua loa lúc thì gói mì tôm, khi thì bát cơm nguội vớimuối vừng.
Hôm qua chồngđi làm về muộn hơn, tới nhà là anh vội vàng vào bếp nấu nướng mang lên phòng cho vợ. Nhìn mâm cơm đủ cả móng giò hầm thuố.c bắc, gà tần lá ngải tôi có chút giật mình vì đang cuối tháng, lương chưa nhận, tiề.n điện nước chưa trả thì không biết Tuấn lấy đâu tiề.n sắm mấy đồ tẩm bổ đó. Ngạc nhiên tôi hỏi:
“Tiền đâu ra mà hôm nay anh mua nhiều đồ ăn thế?”
Tuấn chỉ im lặng, giục vợ cứ ăn đi. Nhưng cầm thìa lên, tôi vẫn nghĩ mãi không hiểu chồng kiếm đâu ra tiề.n. Đúng lúc đó, mắt tôi tình cờ liếc sang đôi tay tím bầm 2 bên của chồng, liền đoán được ra tất cả.
“Có phải anh giấu em đi bán má.u lấy tiề.n mua đồ tẩm bổ cho vợ không?”.
Ban đầu Tuấn không nhận cho tới khi tôi cầm tay anh, chỉ vào vết bẩm ấy chất vấn anh mới cười gượng bảo:
“Tại nhà hết tiề.n,… với lại anh là đàn ông, lấy đi tí má.u có sao đâu. Nghỉ ngơi vài ngày là hồi lại. Em thì khác, vừa sinh xong cơ thể yếu không thể ăn uống kham khổ được”.
Nghe Tuấn nói mà nước mắt em chảy dài thương chồng. Cầm đũa lên nhưng cổ họng cứ nghẹn ngào không sao nuốt nổi. Tuấn ở bên thấy vậy liên tục động viên vợ không suy nghĩ cứ ăn nhiều cho có sữa.
Từ hôm qua tới nay, nghĩ tới chồng em thương quá chỉ mong hết cữ để đi làm trở lại, đỡ chồng lo kinh tế. Em tính đợi con được 2 tháng sẽ xin đi làm, con nhờ bà nội trông mà Tuấn không đồng ý. Anh bảo em phải nghĩ cữ đủ 6 tháng theo quy định cho sức khỏe được bình phục hoàn toàn, đi làm sớm quá dễ hậu sản sau về già sẽ khổ mà con cũng còn non tháng, xa mẹ sớm phải tội. Nhưng đủ 6 tháng thì lâu quá, em sợ chồng áp lực kinh tế. Giờ em chưa biết tính thế nào các chị ạ.
'Căn bệnh' ưa sạch sẽ của chồng trở thành nỗi ám ảnh kinh hoàng của tôi
Cuộc sống hôn nhân của tôi từng là giấc mơ bao người ngưỡng mộ, nhưng ẩn sâu trong đó là một bi kịch chẳng ai thấu: người chồng với căn bệnh sạch sẽ thái quá.
Mỗi lần có khách đến nhà, anh không ngần ngại thể hiện thói quen quái lạ khiến tôi xấu hổ không biết chui vào đâu, và mẹ tôi - chính mẹ vợ của anh - cũng không ngoại lệ!
Ảnh minh họa.
Ngày đầu về ra mắt, chồng tôi khiến mẹ tôi xuýt xoa vì sự chỉnh chu đến từng chi tiết. Ai mà ngờ được, sau khi cưới, tôi mới nhận ra anh không chỉ sạch sẽ, mà còn ám ảnh với sự hoàn hảo đến mức cực đoan. Mẹ chồng từng hào phóng hứa tặng cả tỷ đồng xây nhà riêng, nhưng sau này tôi mới hiểu: bà muốn đẩy nhanh "của nợ" ra khỏi nhà càng sớm càng tốt!
Nhà mới của chúng tôi, mất đến nửa năm xây dựng, là minh chứng rõ nét cho tính cách khó chiều của anh. Mỗi viên gạch, mỗi góc tường đều phải đúng đến từng milimet. Các anh thợ xây mệt mỏi lắc đầu: "Lần đầu làm nhà kiểu này, cũng là lần cuối."
Nhà hoàn thành, tưởng sẽ yên ổn, nhưng không. Chồng tôi biến căn nhà thành "thánh địa" sạch sẽ, nơi không một hạt bụi được phép tồn tại. Sáng sớm, tiếng máy hút bụi vang lên thay cho tiếng chuông báo thức. Tôi vừa gắp miếng cơm chưa kịp nuốt, anh đã dọn mâm, rửa sạch bát đĩa.
Khách tới chơi? Câu chuyện này luôn kết thúc bằng lời xin lỗi vì những hành xử kỳ cục của chồng tôi. Một người bạn thân của tôi từng giận tím mặt khi anh liên tục lau sàn nơi cô ấy vừa bước qua, như thể bạn tôi để lại dấu vết "không sạch".
Hai ngày trước, mẹ tôi từ quê lên thăm. Tay bà xách túi quà quê nặng trĩu, chân vừa đặt vào cửa thì chồng tôi - cầm sẵn cây chổi lau nhà - lao tới lau đi lau lại chỗ mẹ tôi đứng. Lý do? "Chân bà dính đất bẩn."
Mẹ tôi hiền lành cười xòa, nhưng tôi thì giận tím mặt. Mọi chuyện không dừng lại ở đó. Con gà mẹ tôi mang từ quê lên, chồng tôi rửa sạch đến mức da bong tróc, còn bộ lòng gà thì vứt luôn vào thùng rác. Đến khi mẹ tôi xuống bếp, chưa kịp nhặt rau, anh đã hét vọng ra: "Mẹ rửa tay trước đã!"
Mẹ tôi chỉ biết im lặng. Còn tôi? Một cơn giận dữ dâng lên, nhưng nhìn thấy nụ cười xởi lởi của anh khi mang nước mời mẹ vợ, tôi lại chỉ thở dài bất lực.
Chồng tôi không xấu, thậm chí là người rất yêu thương vợ con. Nhưng căn bệnh sạch sẽ thái quá đã biến cuộc sống hôn nhân thành một trận chiến tâm lý dai dẳng. Tôi không muốn dẫn bạn bè về nhà, càng không dám để người thân chứng kiến sự kỳ cục ấy thêm một lần nào nữa.
Tôi phải làm gì để chồng tôi nhận ra rằng: cuộc sống là sự hài hòa, chứ không phải áp lực phải hoàn hảo từng li từng tí? Hay tôi phải học cách sống chung với nỗi ám ảnh của anh, mặc cho sự bất tiện và xấu hổ ngày càng chồng chất?
Mỗi ngày trôi qua, tôi đều tự hỏi: có phải tình yêu đủ mạnh để tôi vượt qua tất cả, hay đây chính là ngõ cụt của hôn nhân mà tôi chẳng hề ngờ tới?
Chồng không cho vợ cùng đứng tên nhà, 10 năm sau, tôi đưa ra giấy xác nhận tài sản làm anh ấy giận dữ xé nát vụn Nếu như ngay từ đầu anh tốt với tôi thì đâu có ngày hôm nay. Tôi nhớ như in cái ngày trước khi đăng ký kết hôn, chồng khoe với tôi cuốn sổ đỏ mới được bố mẹ sang tên, mùi mực vẫn còn thơm. Tôi hỏi vu vơ, tại sao không để sau cưới rồi ông bà sang tên cho con dâu...