Ở “chảo lửa” Gia Lai: Cựu chiến binh giỏi làm ăn, hiến đất làm NTM
Không chỉ giỏi làm ăn, những cựu chiến binh ở huyện Krông Pa (nơi được mệnh danh là “chảo lửa” của tỉnh Gia Lai) còn tích cực làm đường, nạo vét kênh mương, hiến đất xây trường… cùng địa phương xây dựng nông thôn mới.
Ngoài sở hữu 4ha điều, 2ha bạch đàn, hàng nghìn con gà được thả trên diện tích 1ha, ông Nguyễn Đình Long (59 tuổi, thôn Mê Linh, xã Chư Đrăng) còn mở xưởng sửa chữa ôtô và máy nông nghiệp. Là Chi hội trưởng Chi hội Cựu chiến binh thôn, ông Long tích cực truyền đạt cho hội viên những kinh nghiệm trồng trọt, chăn nuôi, tính toán cách làm ăn…
Còn ông Vũ Văn Thiệp (56 tuổi, buôn Dù, xã Ia Mlah) bắt đầu làm ăn với đồng vốn vay ngân hàng vào năm 2009, đến nay đã có 5ha đất trồng mì, thuốc lá, mè… và kết hợp chăn nuôi, trồng cây ăn quả. Sau khi trừ hết các khoản chi phí, mỗi năm gia đình ông thu nhập hàng trăm triệu đồng.
Ông Vũ Văn Thiệp bên vườn bưởi da xanh. Ảnh: K.N
Không chỉ giỏi làm ăn, các cựu chiến binh vùng “chảo lửa” Krông Pa còn tích cực hiến đất xây trường, tham gia xóa đói giảm nghèo, xóa nhà dột nát cho người nghèo… Thấy các cháu mẫu giáo phải học nhờ tại điểm Trường Tiểu học số 2 của xã, cựu chiến binh Bùi Văn Vương (thôn Hưng Phú, xã Chư Đrăng) không ngần ngại hiến hơn 300m2 đất để xây trường học.
“Địa phương cần đất xây trường, mình có đất thì mình hiến thôi, muốn xây dựng nông thôn mới trường lớp phải khang trang” – ông Vương cho biết.
Video đang HOT
Ông Phạm Văn Bằng – Chủ tịch Hội Cựu chiến binh huyện Krông Pa cho hay: “Mặc dù hội viên đa số đã lớn tuổi, nhưng các cấp hội cựu chiến binh trên địa bàn huyện luôn làm nòng cốt trong các phong trào thi đua yêu nước. Tính từ năm 2014 đến nay, Hội Cựu chiến binh huyện đã vận động hội viên và nhân dân tu sửa 12km đường giao thông nông thôn, nạo vét 15km mương thủy lợi, hiến hơn 3.000m2 đất, tham gia 1.500 ngày công để làm 1,8km đường bêtông, đóng góp cùng với địa phương 651 triệu đồng để xây dựng nông thôn mới… Những việc làm ý nghĩa này đã góp phần cùng địa phương từng bước hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới”.
Theo Danviet
Tuổi 72 đánh liều khởi nghiệp với giống gạo huyết rồng
Từ một lần tình cờ cấy thử nghiệm giống lúa quý, cựu chiến binh xứ Đồng Tháp đã quyết định tìm cách nâng tầm cho giống của quê hương. Không chỉ mang lại thu nhập ổn định cho gia đình, cơ sở sản xuất của ông Lê Văn Đấu còn tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương.
Cựu chiến binh không ngại khó
Trước khi đến với nghề nông, ông Lê Văn Đấu (sinh năm 1947) ở ấp Long An A, xã Phú Thành A (Tam Nông, Đồng Tháp) từng có thời gian trong quân ngũ. Là một người lính Cụ Hồ, ông luôn tâm niệm, ở trên mặt trận nào cũng phải quyết liệt. Chính vì vậy, ông đã khởi nghiệp với cây lúa huyết rồng ở cái tuổi không còn trẻ.
Ông Năm Đấu với các sản phẩm chế biến từ gạo huyết rồng. Ảnh: Trọng Trung
Cơ duyên gắn bó với giống lúa quý đến với ông cũng thật tình cờ. Trong một vụ cấy thử nghiệm 700m2 giống lúa huyết rồng, khi đem lúa huyết rồng xay thành gạo, nấu cơm ăn, ông Đấu thực sự ấn tượng với chất lượng của loại gạo này, khi ăn thấy hương thơm, vị ngọt vô cùng tự nhiên... Nhận thấy đây là cơ hội có thể làm giàu, ông Đấu quyết định dành 13.000m2 đất canh tác chuyên trồng giống lúa huyết rồng, với hy vọng sẽ làm nên chuyện.
Chia sẻ về hành trình canh tác lúa huyết rồng, ông Đấu cho biết: "Tình cờ trong một lần xem chương trình về y học trên tivi, tôi thấy thông tin gạo lứt huyết rồng có thể hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường nên rất tâm đắc. May mắn sau đó, tôi được người bạn cho mấy ký giống lúa huyết rồng, mang về trồng thử, thấy chất lượng gạo ngon nên tôi quyết định nhân giống. Sau khi trồng được giống lúa này, tôi lại nghĩ, phải làm sao nâng cao hơn nữa lợi nhuận trên hạt gạo nên đầu tư cơ sở chế biến bột gạo lứt huyết rồng. Rất may, sản phẩm đưa ra thị trường đều được người tiêu dùng đón nhận".
Lúa huyết rồng sau thu hoạch được kiểm tra chất lượng, đảm bảo an toàn, không còn dư lượng thuốc bảo vệ thực vật mới được cựu chiến binh Lê Văn Đấu đưa vào nhà máy xay xát và chế biến ra gạo lứt huyết rồng và bột gạo huyết rồng thành phẩm.
Lúc đầu, ông Năm Đấu chỉ làm để ăn trong gia đình và bán lẻ cho bà con chòm xóm. Được nhiều người tiêu dùng khen ngon nên cuối năm 2017, ông Đấu mạnh dạn mở rộng sản xuất và đăng ký thương hiệu độc quyền mang tên "Gạo lứt huyết rồng Năm Đấu" và "Bột gạo huyết rồng Năm Đấu". Sản phẩm làm ra được đóng gói mỗi loại 500gr, dán nhãn đẹp mắt, giá bán cũng phù hợp nên được người tiêu dùng ưa chuộng.
Bà Phạm Thị Ngọc ở xã Phú Thành A - người thường xuyên mua gạo lứt huyết rồng và bột gạo huyết rồng Năm Đấu sử dụng hàng ngày cho biết: "Từ ngày sử dụng các sản phẩm từ gạo huyết rồng, tôi thấy khỏe ra. Giá bán cũng hợp lý, bột gạo huyết rồng có mùi vị thơm ngon, dễ uống lắm".
Mở rộng sản xuất
Sau nhiều vất vả, đến thời điểm này, gạo huyết rồng đã mang lại cho ông Năm Đấu những thành quả ngọt ngào. Chỉ tính từ đầu năm 2018 đến nay, với các sản phẩm "gạo lứt huyết rồng Năm Đấu" và "bột gạo huyết rồng Năm Đấu", cơ sở của ông đã đạt doanh thu từ 100 - 150 triệu đồng/tháng, tạo việc làm ổn định cho 6 lao động tại địa phương, với mức thu nhập bình quân 5 triệu đồng/người/tháng. Sản phẩm làm ra không kịp cung ứng cho người tiêu dùng.
Hiện, cựu chiến binh Năm Đấu đang tiếp tục đầu tư vốn mở thêm nhà xưởng, trang bị thiết bị máy móc, công nghệ hiện đại để mở rộng quy mô sản xuất, đáp ứng đủ sản phẩm cho người tiêu dùng.
Ông Trịnh Văn Lớn - Chủ tịch Hội Cựu chiến binh huyện Tam Nông hồ hởi cho biết: "Cơ sở sản xuất của đồng chí Lê Văn Đấu là doanh nghiệp đầu tiên của Hội Cựu chiến binh huyện. Các sản phẩm từ lúa huyết rồng của cơ sở đạt chất lượng tốt, được người tiêu dùng ưa chuộng. Hội Cựu chiến binh huyện đang khuyến khích các hội viên học hỏi kinh nghiệm trồng lúa huyết rồng, tạo ra sản phẩm có giá trị cao, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội ở địa phương".
Không chỉ sản xuất thành công sản phẩm gạo lứt huyết rồng và bột gạo huyết rồng, cựu chiến binh Lê Văn Đấu còn tự canh tác các loại đậu trên diện tích cả chục hecta để chế biến và bán các sản phẩm mang thương hiệu Năm Đấu, được người tiêu dùng ưa chuộng.
Với những thành quả trong sản xuất, ông Năm Đấu vinh dự được Chủ tịch UBND huyện Tam Nông trao tặng Giấy khen danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở tại Hội nghị vinh danh các nông dân tiêu biểu năm 2018 đầu tiên của huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp. Trước đó, ông Đấu đã vinh dự được Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp tặng Bằng khen về thành tích Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi.
Theo Danvet
Cấp bách tìm giải pháp đối phó sâu keo mùa thu Trần Hiếu Sau khi xâm nhập VN khoảng tháng 3.2019, sâu keo mùa thu đã phát sinh, gây hại cục bộ ở hầu hết các tỉnh có trồng ngô (bắp). Sâu keo mùa thu đang gây hại nặng cho cây ngô Ngày 19.7 tại Gia Lai, Bộ NN-PTNT cùng cơ quan chức năng của các tỉnh duyên hải Nam Trung bộ và Tây nguyên họp...