Ổ bệnh chết người từ điện thoại di động
Chiếc điện thoại thông minh (smartphone) ta dùng hàng ngày có thể chứa đến 17.000 loại vi khuẩn, bẩn hơn 10 lần so với bệ ngồi bồn cầu ở hộ gia đình. Vậy có bao giờ bạn lau chùi “dế cưng” của mình?
Lau chùi thường xuyên điện thoại để tránh nguy cơ nhiễm khuẩn – Chụp màn hình Reviewed
Một nghiên cứu được đăng tải mới đây trên tạp chí Plant Protection and Pathology của Ai Cập cho thấy một chiếc smartphone có thể chứa đến 17.000 loại vi khuẩn, trong đó có những vi khuẩn chết người như E. coli (làm hỏng đường ruột, tiêu ra máu,…), Streptococcus (gây viêm màng não, viêm phổi,…) hay tụ cầu khuẩn (gây nhiễm trùng huyết, viêm màng não mủ,…), theo trang Reviewed ngày 8.10.
Video đang HOT
Nghiên cứu khẳng định màn hình điện thoại – nơi người dùng trực tiếp chạm vào, như thỏi nam châm hút và trữ vi khuẩn. Hơn nữa, smartphone dễ dàng được mang đến mọi nơi, từ quán cà phê, phòng tập thể hình đến cả nhà vệ sinh công cộng; nhưng không bao giờ được làm sạch đúng cách khiến nó trở thành ổ bệnh, bẩn hơn bệ ngồi bồn cầu ở hộ gia đình đến 10 lần.
Tuy nhiên, theo các nhà khoa học, việc giữ cho điện thoại sạch mầm bệnh là không khó. Người dùng có thể pha loãng một ít rượu với nước, sau đó xịt một lượng vừa đủ lên điện thoại và dùng vải mềm lau khô sẽ giúp nó sạch sẽ trở lại. Không nên thay vải mềm bằng khăn giấy hay các loại vật liệu thô để tránh làm hỏng màn hình điện thoại.
Tiến sĩ Julia MacDougall của Reviewed kêu gọi mọi người hãy chú ý đúng mức đến chiếc điện thoại của mình và khuyên ít nhất bạn nên lau chùi điện thoại của mình mỗi tuần một lần. Điện thoại được dùng càng nhiều thì càng nên vệ sinh lau chùi thường xuyên.
“Nếu bạn có con nhỏ hay nghịch điện thoại hoặc thường cho nhiều người mượn dùng, tôi khuyên bạn nên vệ sinh nó ít nhất 1 lần/tuần. Việc chia sẻ điện thoại là nguy cơ tiềm tàng làm lây lan vi khuẩn”, tiến sĩ MacDougall nói thêm.
Theo Thanh niên
Bị bọ xít cắn nhiễm trùng huyết
ANH - Susan Buttery, 68 tuổi, bị bọ xít cắn vào chân khi đang làm vườn, hôn mê gần ba tuần trong tình trạng nhiễm trùng huyết.
Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng hôn mê, bác sĩ xác định vết bọ xít cắn đã bị nhiễm trùng do vi khuẩn Streptococcus nhóm A, dẫn đến nhiễm trùng huyết và viêm cân hoại tử.
Vi khuẩn Streptococcusstrep sống trong mũi và cổ họng, có thể lây lan qua các giọt nhỏ bay vào không khí do ho hoặc hắt hơi hoặc tiếp xúc với chất nhầy. Vi khuẩn từ bên ngoài có thể tiếp xúc với một điểm da có vết thương hở, cạo hoặc cắn, xâm nhập vào cơ thể và gây ra các bệnh nhiễm trùng như viêm cân hoại tử và hội chứng sốc độc.
Các triệu chứng bắt đầu giống như cúm, như trường hợp của Susan. Đến ngày 25/9, bà phải trải qua 60 ca phẫu thuật, bao gồm cắt cụt hai chân và đầu ngón tay, giữ được mạng sống.
Bà Susan lắp chân giả để đi lại, làm vườn. Ảnh: Fox News.
Khỏe mạnh trở lại, người phụ nữ cho biết vẫn yêu thích làm vườn và không sợ hãi bọ xít hay côn trùng. "Nếu không làm vườn thì tôi sẽ chết. Tôi muốn được trở lại cuộc sống bình thường nhanh nhất có thể", Susan nói.
Thùy Anh
Theo Fox News/VNE
Nhiễm trùng huyết vì nặn mụn, việc nhỏ nhưng lại gây họa lớn Sau khi nặn mụn, người bệnh bị sốt cao, mạch nhanh, huyết áp tụt. Tại bệnh viện, bệnh nhân được chẩn đoán nhiễm trùng huyết. Mới đây, Bệnh viện Da liễu TP HCM đã tiếp nhận và xử lý cho một trường hợp bị nhiễm trùng huyết vì tự ý nặn mụn trên cơ thể. Theo đó, bệnh nhân là bà T.H.M (46...