Ở bên chồng, tôi chỉ thấy đời màu hồng
Tôi là tác giả bài: “Chồng không muốn tôi đi làm”. Xin nói thêm để mọi người hiểu rõ hoàn cảnh của chúng tôi.
Chồng tôi là con út trong một gia đình đông con, gần 50 tuổi ông bà sinh thêm một lúc ba người con. Mẹ chồng bảo không hiểu vì sao có thai dù đã hai lần đặt vòng, đi phá nhiều lần không thành công do tuổi cao và điều kiện xã hội bấy giờ kém.
Khi anh học lớp 9, mẹ ốm phải mổ ở viện, các anh chị đều đang ở giai đoạn quan trọng nên anh bảo lưu một năm đi chăm mẹ. Học xong 12, thấy bố mẹ còn đang nuôi ba anh chị học đại học trong khi tuổi cao, cộng với sức học anh không bằng các anh chị nên không học nữa. Anh đi bộ đội rồi đi làm phụ kinh tế.
Khi các anh chị đều có công việc ổn định thì anh quay lại đi học ở tuổi 25. Sau 4 năm đèn sách, anh vừa đi làm một năm thì xảy ra tai nạn. Hơn một năm trời anh rong ruổi các bệnh viện, các anh chị thay phiên chăm sóc và giấu bố mẹ, bởi nếu biết chuyện bố mẹ sẽ ốm theo. Toàn bộ chi phí cho các lần đại, tiểu phẫu, phòng Vip, thuê người tập vật lý trị liệu các anh chị lo hết. Đây cũng là thời điểm người bạn gái lâu năm anh hết lòng yêu thương buông tay. Trước đó anh và bạn gái có cãi nhau, bạn gái bỏ đi, anh đi tìm và xảy ra tai nạn này.
Bắt đầu lại với hai bàn tay trắng, tổn thương trong lòng ở tuổi ngoài 30 với bất kỳ ai cũng khó khăn, huống chi anh bị hỏng một phần chân, mất hoàn toàn một bên mông và vô vàn vết sẹo trên người. Anh chọn về ở bên bố mẹ, mẹ thương nên dẫn anh đi gặp tôi. Anh gặp xong về không hề nhắn lại cho tôi một lời nào. Sau này anh nói sợ trèo không nổi nên không nói chuyện. Mẹ anh tìm tới tận nhà tôi nói chuyện, sau đấy tôi quyết định chủ động liên lạc và nói chuyện với anh. Chúng tôi đi đến quyết định kết hôn sau đấy một tháng, thời điểm đó cả hai tin rằng không đủ yêu, hiểu về nhau, nhưng có một ma lực rất lớn khiến đám cưới diễn ra rất vội vàng, không tài nào đưa ra được lý do. Đám cưới đã lấy đi tiếc nuối của nhiều chàng trai ngày đấy và nước mắt xót xa của họ hàng bên ngoại.
Video đang HOT
Sau khi chúng tôi kết hôn, các anh chị đón bố mẹ đi phụng dưỡng, anh bắt đầu lại với công việc mới, đồng lương ít ỏi nhưng anh luôn tự nhủ không nhụt ý trí, nhất định phải là trụ cột. Anh rất chịu khó bươn chải, không ngại vất vả sớm hôm mưa nắng, bất cứ việc gì ra tiền đều cặm cụi và tích cóp đưa lại cho tôi.
Cứ thế chúng tôi cùng rong ruổi, chắt chiu qua mọi sóng gió, anh là người bạn đồng hành tuyệt vời. Đầu tiên là chênh lệch về ngoại hình, sau đó tới tính cách và tuổi; rồi với sự hiền lành, giọng nói trầm ấm anh đã dần thu phục tôi. Tiếp tục tới chuyện con cái khó khăn, chúng tôi cùng nhau dắt díu hết các bệnh viện. Những lần tôi trên bàn phẫu thuật đau đớn về mọi mặt, anh luôn nắm chặt tay tôi. Chuyện “mẹ chồng nàng dâu” anh cũng luôn là người bạn bên tôi, phân tích thấu tình đạt lý. Chúng tôi còn cùng nhau chắt chiu xây nhà, sinh con mà thiếu vắng sự hỗ trợ đôi bên nội ngoại.
Anh không phải người giỏi kiếm tiền nhưng không tiếc vợ và gia đình bất cứ thứ gì. Anh giúp đỡ tôi việc nhà, trông con, chăm sóc khi vợ ốm đau, sinh nở. “Anh không thể bế em đi trên đôi chân qua mọi bão tố nhưng có đôi tay lành lặn có thể nắm tay em đi cả cuộc đời”, anh luôn nói như vậy. Từ việc mặc cảm mỗi lần đi cùng anh bị thiên hạ soi mói, tôi dần dần tự tin và luôn song hành cùng anh. Sau 3 năm kết hôn, bố mẹ chồng về ở hẳn cùng chúng tôi vì tới nhà các con là giúp việc cũng bỏ, ở nhà một mình quá tẻ nhạt, ông bà bắt đầu lẫn lộn, rất nhiều lần suýt đốt nhà, đi lạc, rất vất vả mới tìm được.
Về ở với chúng tôi không gian ở quê rộng rãi, yên bình, tôi lại ở nhà dưỡng thai và sinh nở nên có điều kiện chăm sóc, trò chuyện khiến ông bà khỏe mạnh, tỉnh táo rất nhiều. Sẽ có nhiều lý do thắc mắc tại sao tôi lại lấy anh 10 năm trước? Một phần là vì bạn gái cũ của anh hối hận, quay đầu, liên tục khủng bố tôi; một phần vì tôi cũng có một người em khuyết tật, muốn em tin rằng khuyết tật không phải là mất tất cả mà khiếm khuyết về nhân cách và ý trí mới là người vứt đi. Thêm phần nữa, tôi thấy anh rất ấm áp và vui tính, ở bên anh lúc nào tôi cũng cười, chỉ thấy đời toàn màu hồng qua con mắt của anh. Với hoàn cảnh như trên, để đưa ra quyết định đi làm hay tiếp tục công việc nội trợ với tôi là rất khó khăn.
Kết hôn, sinh con: Chuyện không phải của... độ tuổi
Đã qua rồi cái thời sinh con để nối dõi, lấy chồng vì... nên lấy chồng. Kết hôn, sinh con - hai điều khởi đầu và hệ quả ấy chỉ đến tốt nhất khi người trong cuộc sẵn sàng cả về sinh lý lẫn tâm lý.
Sau COVID-19, câu chuyện gây xôn xao những ngày vừa qua chính là quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc khuyến khích kết hôn, sinh con sớm, nhằm cân bằng độ tuổi dân số trong tương lai. Một quyết định có tính tầm xa cho chiều dài đất nước, nhưng vẫn còn quá nhiều điều để nói về nó.
Trong Quyết định 588/QĐ-TTg ngày28/4/2020, độ tuổi 30 đựơc đặt ra như một cột mốc, trong đó quan trọng nhất là khuyến khích kết hôn và sinh con trước 30; sinh con thứ 2 không sau 35... Thực tế, đó là cột mốc của sinh lý. 25 - 30 là lứa tuổi người phụ nữ đạt mức cao nhất về tính hoàn thiện của các chức năng sinh sản, là giai đoạn tràn trề sinh lực. Đây là lứa tuổi tối ưu để làm vợ, làm mẹ.
Tuy nhiên, kết hôn và sinh con lại là chuyện không chỉ riêng của vấn đề sinh lý, mà cần được bắt đầu từ một vấn đề khác, tiên quyết và quan trọng không kém: tâm lý.
Hôn nhân chỉ hạnh phúc khi người trong cuộc đã sẵn sàng tâm lý để bước vào giai đoạn mới
Luật Hôn nhân và Gia đình hiện tại quy định độ tuổi kết hôn của nam là đủ 20 tuổi trở lên, nữ là đủ 18 tuổi trở lên. Độ tuổi trên được cho là căn cứ về tâm sinh lý, về sinh học. Nhưng thực tế, nhất là ở đô thị lớn, đây chỉ là độ tuổi phù hợp cho việc bắt đầu chức năng sinh sản và giao cấu - rất đơn thuần về sinh lý. Và việc kết hôn ở độ tuổi này dường như không tồn tại ở các đô thị.
Theo các nhà tâm lý học, không phải 15, 16 hay 17, phụ nữ ở tuổi 30 mới đúng là vành trăng tròn. Phụ nữ 30, vừa đi qua giai đoạn chuyển giao của những mộng mơ và thực tại; kịp trưởng thành, đủ trải nghiệm để có cái nhìn bao quát về nhân sinh quan; đủ cân bằng giữa mộng mơ và lý trí; đủ tài chính hoặc có phương án tài chính để quyết định được những điều phục vụ cho cuộc sống theo hướng tích cực. Với những điều đó, nhiều nhà nghiên cứu xã hội đã ví phụ nữ 30 như ly rượu sánh, đủ độ chín và vừa độ nồng. Chỉ là, ngay cả về lý thuyết, không có người phụ nữ nào khi vừa kịp nhận diện và nắm bắt được cuộc sống của mình, lại muốn... lấy chồng ngay.
Điều đó có nghĩa, với bối cảnh xã hội Việt Nam hiện tại, phụ nữ (thậm chí là đàn ông, đối tượng vốn được "là chính mình" sớm hơn phụ nữ, vì không bị mặc định bởi những lễ giáo của văn hóa Á Đông) chỉ chín chắn khi đạt ngưỡng tuổi 30. Những quyết định quan trọng của cuộc đời nếu diễn ra trước đó, thường dễ rơi vào giai đoạn chuyển tiếp kế cận: chịu đựng, và hệ quả tiếp theo dễ thường là giằng xé, đổ vỡ, bi kịch...
Điều đó dẫn đến sự viên mãn trong cuộc sống hôn nhân, điều tiên quyết cho một xã hội thu nhỏ (là gia đình) trước khi đem lại điều đúng đắn cho xã hội, là rất ít. Mà như thế, không hề là lý thuyết khi cho rằng ngay cả khi dân số trẻ hóa, nguồn năng lực cạnh tranh của quốc gia cũng sẽ chẳng tăng lên, bởi khi ấy nguồn nhân lực đó cũng đang phải căng mình giải quyết các vấn đề nội tại.
Quyết định 588/QĐ-TTg chỉ nên dừng ở các biện pháp khuyến sinh, vì sau cùng lựa chọn vẫn thuộc về từng cá nhân.
Quyết định 588/QĐ-TTg là quyết định mang tính khuyến khích. Trong đó, nhiều "ưu đãi" được dành cho người "tuân thủ", như được ưu tiên mua nhà ở xã hội, giảm thuế... Đó là một chính sách đúng đắn cho đường dài cân bằng nhân lực đất nước, và Việt Nam không phải là nước đầu tiên áp dụng.
Chính Phủ Nhật Bản, để giải quyết vấn đề giản sinh, ra chính sách thưởng tiền cho những phụ nữ sinh con, miễn phí chi phí sinh nở, yêu cầu các công ty phải ưu tiên tối đa điều kiện làm việc cho các phụ nữ là mẹ; Trung Quốc đang nghiên cứu tạo hành lang luật pháp để người trẻ sớm kết hôn và tăng tỷ lệ sinh; Kể từ năm 2013, mỗi trẻ sơ sinh ở Lestijrvi, một trong những thị trấn nhỏ nhất ở Phần Lan, đã được 'định giá' 10.000 euro; Pháp cung cấp nhiều loại phúc lợi và trợ cấp bao gồm 'tiền hỗ trợ sinh' khoảng 950 euro, trợ cấp nuôi con hàng tháng và nhiều khoản trợ cấp gia đình tăng theo số lượng con cái, được giảm thuế thu nhập và được trợ cấp tiền giữ trẻ vào ban ngày...
Sẽ không có gì đáng nói nếu Quyết định 588/QĐ-TTg không chỉ dừng lại ở đó. Bên cạnh các ưu đãi mang tính khuyến khích, Quyết định còn gợi mở việc tăng trách nhiệm đóng góp xã hội đối với những người không sinh con... Tới đây, Quyết định đã mang tính áp đặt, mà sự áp đặt lên lựa chọn cá nhân, tự do cá nhân luôn là điều không bao giờ được đồng thuận.
Rõ ràng rằng, không nên và sẽ không thực hiện được khi đưa ra một yêu cầu với trách nhiệm xã hội trong khi nó không dựa trên nền tảng hạnh phúc của cá nhân. Mọi biện pháp cưỡng chế, khi này chỉ làm tăng thêm sự phản kháng hoặc cố thủ.
Dân số là một bức tranh rộng mà để kiến tạo được nó, cần phải đồng bộ từng mảnh ghép. Khi mảnh ghép tài chính, tâm lý, định kiến xã hội... chưa được giải quyết thấu đáo, có quệt lên những cọ màu mạnh mẽ đến mấy, đó vẫn là một bức tranh méo mó và khiếm khuyết.
Đưa anh trai đi khám, nhìn tờ giấy chứng nhận mà tim tôi quặn thắt nhưng mẹ lại điên cuồng lao vào trách mắng rồi đuổi tôi ra khỏi nhà (P3) Ngày cưới anh, ngay trên hôn trường, mẹ tôi bị chính con dâu bà chọn làm bẽ mặt một cách ê chề. Trước ngày cưới, anh chở tôi đi uống vài lon bia. Anh cứ uống ừng ực mặc tôi khuyên dừng lại. Anh cười như khóc, bảo rằng chị ấy (người yêu cũ) đã đăng kí đi xuất khẩu lao động ở...