Ồ ạt xin chuyển nhà “hạng sang” thành xã hội để bán rẻ
Những dự án trước đây được xây dựng để bán với giá từ 20-25 triệu đồng một m2 thì hiện nay chủ đầu tư lại ồ ạt làm đơn xin chuyển từ nhà “hạng sang” thành nhà ở xã hội để bán với giá rẻ dưới 15 triệu đồng. Điều này đang diễn ra ở Hà Nội.
Chiều 9/4, trao đổi với báo chí tại cuộc họp báo thường kỳ do Thành uỷ Hà Nội tổ chức hàng tuần, đại diện Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, triển khai thực hiện các nội dung chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết 01 và 02 về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội và dự toán ngân sách nhà nước 2013 và tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu…Sở Xây dựng đã xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện nhiệm vụ được giao. Trong 5 nội dung thực hiện có nội dung tập trung rà soát, triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy thị trường bất động sản trên địa bàn. Nghiên cứu điều chỉnh quy hoạch, quy mô các dự án bất động sản, tạo điều kiện đa dạng hoá sản phẩm, đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội, quỹ nhà tái định cư.
Trên cơ sở chỉ đạo của UBND thành phố, Sở Xây dựng đã trình thành phố xem xét chấp thuận nguyên tắc cho phép các dự án chủ đầu tư đề nghị được chuyển đổi từ nhà ở thương mại sang nhà ở xã hội.
Theo đại diện Sở Xây dựng, đến thời điểm này đã có 3 dự án được lãnh đạo thành phố xem xét chấp thuận nguyên tắc chủ trương cho phép chuyển đổi từ nhà ở thương mại sang nhà ở xã hội.
Cụ thể: Dự án chuyển đổi mục tiêu từ dự án phát triển nhà ở thương mại sang nhà ở cho người thu nhập thấp xây dựng khu nhà ở Trung Văn mở rộng tại huyện Từ Liêm của Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng Hà Nội. Hiện thành phố đã chấp nhận về mặt chủ trương và dự án đang được chủ đầu tư làm hồ sơ điều chỉnh quy hoạch kiến trúc.
Để đẩy cung, hàng loạt dự án xây dựng nhà ở thương mại của Hà Nội đã xin chuyển thành nhà ở xã hội để bán với giá rẻ.
Dự án cho phép chuyển đổi mục tiêu sử dụng giai đoạn I khu nhà ở cao tầng đô thị Sông Đà tại 143 Trần Phú, quận Hà Đông từ nhà ở thương mại sang nhà ở xã hội của Công ty Cổ phần đầu tư xây dưng và phát triển Sông Đà.
Video đang HOT
Và dự án xin điều chỉnh chức năng và quy mô dự án tổ hợp chung cư AZ Thăng Long – Hà Nội của Công ty TNHH Bánh kẹo Thăng Long.
Ngoài ra, 3 dự án khác xin cũng đang được các đơn vị liên quan của Hà Nội xem xét gồm: dự án đầu tư xây dựng nhà ở cho người thu nhập thấp tại 352 đường Giải Phóng, quận Thanh Xuân Dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội tại ô đất CT8 khu đô thị Nam An Khánh, huyện Hoài Đức và dự án xin chuyển đổi từ nhà thương mại sang nhà ở xã hội tại 486 Ngọc Hồi, huyện Thanh Trì.
Theo đại diện Sở Xây dựng, ngoài các dự án kể trên còn khoảng 12 dự án khác đã đăng ký xây dựng nhà ở xã hội hoặc chuyển đổi cơ cấu căn hộ và chuyển đổi từ nhà thương mại sang nhà ở xã hội, như: Dự án án đề nghị xin điều chỉnh chức năng từ nhà ở thương mại, nhà ở tái định cư sang nhà ở xã hội tại ô đất ký hiệu số 14 khu đô thị Thành phố giao lưu, huyện Từ Liêm Dự án đề nghị xin chuyển đổi dự án đầu tư xây dựng khu nhà ở để bán cho cán bộ công nhân viên huyện Thanh trình thành dạng nhà ở cho người thu nhập thấp hưởng lương ngân sách….
Nhu cầu về nhà ở xã hội tại Thủ đô vẫn rất lớn
Theo ông Nguyễn Quốc Tuấn, Phó Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội, theo điều tra, khảo sát về nhu cầu cần mua nhà ở xã hội trên địa bàn thành phố, riêng các cơ quan trực thuộc UBND thành phố đã có 118 đơn vị với hơn 163.000 người đăng ký có nhu cầu mua loại nhà này. Các cơ quan Trung ương cũng có khoảng 35 đơn vị với 107.000 người có nhu cầu…
Mặt khác, theo chương trình phát triển nhà ở xã hội của Thành uỷ Hà Nội, từ nay đến 2015 Hà Nội phải xây dựng khoảng 15.000 căn hộ nhà ở xã hội để bán cho những người có nhu cầu. Như vậy, nhu cầu của người dân về nhà ở xã hội hiện nay là rất cao. Trong khi đó, nhà ở thương mại hiện đang dư thừa nhiều cho nên có chuyển đổi cũng chỉ đáp ứng được phần nào nhu cầu của người dân.
Theo ông Phó Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội, những dự án được chuyển đổi phải đáp ứng đủ 3 nguyên tắc theo Thông tư 01 của Bộ Xây dựng.
“Những dự án nhà ở thương mại được phép chuyển đổi sang nhà ở xã hội phải đủ diện tích 70 m2 và giá dưới 15 triệu đồng. Mặt khác, khi chuyển đổi phải đảm bảo chất lượng xây dựng, chỉ những dự án đáp ứng được đầy đủ yêu cầu mới được chuyển đổi, hỗ trợ vốn và tiền thuê đất”, ông Phó Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội cho biết.
Theo tìm hiểu của phóng viên viết bài này, sở dĩ có sự chuyển đổi này là do sau khi Chính phủ bơm 30.000 tỷ đồng ra để cứu thị trường bất động sản, nhiều doanh nghiệp đã nắm băt cơ hội này để được vay vốn và ưu đãi về thuế đất, dẫn đến cơn sóng ồ ạt xin chuyển đổi nhà ở thương mại thành nhà ở xã hội trên. Đây cũng là một cách để doanh nghiệp đẩy bớt số hàng tồn kho do thị trường bất động sản “hạng sang” ở trong nước đang ế ẩm vì quá ít người mua.
Theo xahoi
110 triệu đồng là cát-sê do quản lý của Mỹ Tâm đưa ra
Trao đổi với PV Dân trí, bà Nguyễn Thị Thanh Hải, Phó giám đốc công ty Sơn Lâm cho biết gần 6000 USD là cái giá người quản lý của Mỹ Tâm đưa ra. Tuy nhiên, đó chỉ là thỏa thuận miệng, phía Mỹ Tâm và công ty Sơn Lâm chưa ký hợp đồng chính thức.
Sáng 9/4, tại cuộc họp rà soát công tác chuẩn bị cho cuộc thi trình diễn pháo hoa quốc tế DIFC 2013, Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng, Văn Hữu Chiến đã quyết định cắt bỏ 3 ca sĩ: Mỹ Tâm, Kasim Hoàng Vũ và Bùi Anh Tuấn ra khỏi chương trình nghệ thuật trong khuôn khổ DIFC 2013 do giá cát-sê quá cao.
Mỹ Tâm và Kasim Hoàng Vũ không được biểu diễn tại chương trình nghệ thuật trong khuôn khổ DIFC 2013 vì giá cát - sê cao
Cụ thể, ông Văn Hữu Chiến cho rằng việc ca sĩ Mỹ Tâm "đòi" cát-sê lên đến 6.000 USD trong khi mỗi đêm chỉ hát một bài, sau đó tính tròn là 110 triệu đồng và yêu cầu phía Đà Nẵng phải trả thêm 10% thuế VAT là quá vô lý. Ông Văn Hữu Chiến cho rằng, ca sĩ thiếu sự chia sẻ với thành phố trong thời điểm tình hình chung gặp khó khăn.
Trước thông tin bị loại khỏi chương trình nghệ thuật trong khuôn khổ DIFC 2013 vì "hét" giá cao, ca sĩ Mỹ Tâm đã lên tiếng phủ nhận. Nữ ca sĩ này khẳng định: "Mỹ Tâm chưa hề ký hợp đồng nào 6000 USD, cũng không có việc làm tròn giá 110 triệu đồng và cũng không có chuyện buộc thành phố phải chịu luôn cả tiền thuế VAT 10% nào cả".
Để làm rõ thông tin, phóng viên Dân trí đã có cuộc trao đổi với ông Trần Quang Thanh, Phó Giám đốc Sở Văn hóa,Thể thao và Du lịch Đà Nẵng. Ông Trần Quang Thanh xác nhận có việc Chủ tịch UBND thành phố Văn Hữu Chiến quyết định không mời một số ca sĩ, trong đó có Mỹ Tâm vì giá cát- sê cao là chính xác. Ông Thanh cũng cho biết, Sở không làm việc trực tiếp với ca sĩ Mỹ Tâm và mức cát- sê của nữ ca sĩ này là do đơn vị tổ chức sự kiện - công ty Sơn Lâm báo lại.
Liên lạc với đơn vị tổ chức sự kiện, bà Nguyễn Thị Thanh Hải, Phó giám đốc công ty Sơn Lâm khẳng định với phóng viên Dân trí: "Quản lý của ca sĩ Mỹ Tâm đưa ra giá 6000 USD. Khi chúng tôi nói đây là hát cho Đà Nẵng, chương trình có thương hiệu rất lớn, được truyền hình trực tiếp thì họ bớt xuống còn 5.500USD (tương đương 110 triệu). Tuy nhiên, chúng tôi cũng chỉ thỏa thuận miệng, chưa chính thức ký hợp đồng với phía Mỹ Tâm".
Theo bà Thanh, 6000 USD hay 110 triệu đồng là mức giá thị trường của ca sĩ Mỹ Tâm chứ không phải cô ấy "hét" cao tại chương trình này. Bà Thanh nói, công ty Sơn Lâm mới chỉ đưa danh sách các ca sĩ và lập dự trù kinh phí, nếu phía Đà Nẵng không đồng ý ai thì có quyền cắt bỏ.
Ông Giang - phòng tổ chức biểu diễn công ty Sơn Lâm cũng chia sẻ với phóng viên Dân trí rằng, việc dự trù kinh phí cát -sê là chuyện bình thường của các đơn vị tổ chức. Theo ông Giang, mức giá phía các ca sĩ đưa ra thế nào thì đơn vị tổ chức chỉ biết báo lại như thế, không thêm thắt. Hiện tại, ông Giang vẫn đang liên lạc với các ca sĩ để làm rõ sự nhầm lẫn, nhiễu loạn giữa các luồng thông tin trái chiều.
Ông Trần Quang Thanh, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể Thao và Du lịch Đà Nẵng cho biết sẽ không mời các ca sĩ có giá cát - sê quá cao để cắt giảm chi phí theo yêu cầu của lãnh đạo thành phố (Ảnh: Khánh Hiền)
Có thể mức giá phía Mỹ Tâm, hay Kasim Hoàng Vũ và Bùi Anh Tuấn là đúng với mức giá thị trường thì phía lãnh đạo thành phố Đà Nẵng cũng như Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đà Nẵng vẫn giữ nguyên quan điểm sẽ cắt bỏ phần biểu diễn của 3 ca sĩ trên để cắt giảm chi phí.
"Theo chỉ đạo của lãnh đạo thành phố, Sở sẽ không mời một số ca sĩ theo kế hoạch trước đó, trong đó có ca sỹ Mỹ Tâm do mức cát -sê quá cao, nhất là trong điều kiện phải cắt giảm chi phí. Thay vào đó là mời các ca sĩ khác, và theo hướng phát huy nội lực của thành phố như mời các nghệ sĩ của Nhà hát Trưng Vương Đà Nẵng", ông Trần Quang Thanh nói.
Cũng theo ông Trần Quang Thanh, chương trình biểu diễn nghệ thuật tại sân khấu chính của DIFC năm nay có kế hoạch mời các ca sĩ mới và khác so với năm trước, sẽ có sự xuất hiện của Uyên Linh, Hoàng Quyên Idol, Ngọc Anh, Lưu Hương Giang...
Theo Dantri
Gần 3.000 con vịt chết nghi do uống nước ô nhiễm Những ngày đầu tháng 4, trang trại nuôi vịt của ông Nguyễn Văn Vân (SN 1961, ngụ phường Quảng Phú, TP Quảng Ngãi) xảy ra hiện tượng hàng ngàn con vịt bị chết. Ông Vân nghi ngờ vịt của ông chết do uống nước dưới đoạn kênh từ Khu Công nghiệp Quảng Phú chảy về huyện Tư Nghĩa. Có mặt tại hiện trường,...