Ồ ạt trồng cần sa trong vườn để… cho gà ăn?
Một số hộ dân ở Đắk Lắk tìm cách trồng cần sa ngay trong vườn, trong rẫy nhà mình.
“Ngụy trang” cần sa trong vườn, trong rẫy
Liên tục nhiều vụ trồng xen cần sa vào trong rẫy, trong vườn của chính gia đình mình ở Tây Nguyên đã bị phát hiện. Có người khai nhận dùng cần sa phục vụ cho chăn nuôi, có người bán. Dù vì bất cứ lý do gì thì đây là việc làm tiềm ẩn nhiều nguy hại.
Từng bị phát hiện, xử lý vì trồng cần sa trong rẫy nhà mình, bà Bùi Thị Loan, ông Bùi Thái Phong (cùng trú tại thôn Trường Hà, xã Ea Hồ, huyện Krông Năng, Đắk Lắk) cho biết, ông bà từng trồng cần sa cho… gia cầm ăn xuất phát từ đồn thổi cho gia cầm ăn loại cây này thì sẽ khỏe mạnh, không mắc phải các loại dịch bệnh. Chính vì thế ông bà đã vô tư trồng trong vườn, trong rẫy nhà mình.
Cách đây không lâu, Công an huyện Đắk Song (Đắk Nông) kiểm tra và cũng đã phát hiện trong khu vực vườn rẫy nhà ông Trần Mạnh Lễ (xã Nâm N’Jang, Đắk Song) trồng hàng trăm cây cần sa trái phép xen vào các loại hoa màu khác để tránh bị phát hiện.
Qua đấu tranh, ông Lễ đã khai nhận lấy cây giống của người khác sau đó về trồng với mục đích cho heo, gà… ăn để các vật nuôi này có sức khỏe tốt hơn (!?).
Phát hiện trồng cần sa trong vườn, rẫy của người dân tại Đắk Lắk.
Video đang HOT
Tháng 5/2022, Công an huyện Krông Búk (Đắk Lắk) cũng đã triệt phá đường dây trồng, bao tiêu cây cần sa trên địa bàn. Các đối tượng gồm Nguyễn Thanh Duy; Nguyễn Văn Quốc đã có hành vi trồng, mua bán cần sa trái phép. Lực lượng chức năng đã thu giữ hơn 1.600 cây cần sa lớn, nhỏ các loại và 3,6 kg hoa cây cần sa. Mở rộng điều tra thì phát hiện đây là đường dây cung cấp hạt giống, trồng, mua bán trái phép cây cần sa nên đã bắt giữ thêm Phan Văn Quý; Trần Hữu Phước; Nguyễn Hữu Chỉnh; Nguyễn Đặng Quang Vinh.
Mới đây, ngày 5/6, Công an huyện Cư Kuin (Đắk Lắk) cho biết, đơn vị cũng đã nhổ bỏ, thu giữ hơn 340 cây cần sa trồng trái phép trong rẫy cà phê của bà Nguyễn Thị Nhàn (56 tuổi). Số cây cần sa này đã có chiều cao từ 2cm đến 1,2m. Bước đầu, bà Nhàn khai nhận đã trồng số cần sa này từ tháng 2/2022. Mục đích trồng là để cho gà ăn nhằm phòng tránh dịch bệnh. Cơ quan chức năng sẽ củng cố hồ cố hồ sơ để xử lý bà Nhàn theo quy định của pháp luật.
Cần thay đổi nhận thức, không trồng cây cần sa
Qua nhiều vụ phát hiện trồng cần sa trong vườn, trong rẫy ở khu vực Tây Nguyên, chính quyền địa phương cần tăng cường tuyên truyền để người dân hiểu rõ và thay đổi nhận thức về cây cần sa. Hành vi trồng cây cần sa dù phục vụ cho mục đích nào cũng là hành vi bị pháp luật nghiêm cấm. Chính vì vậy người dân cần nhanh chóng tránh xa loại cây trồng này, không lén lút trồng trong vườn, trong rẫy nhà mình.
Cần sa trồng trái phép bị nhổ bỏ.
Theo Chi cục Thú y một số địa phương thì việc người dân, nhất là khu nông thôn, vùng sâu cho rằng cứ cho vật nuôi như gia cầm, heo… ăn cần sa là khỏe, ít bệnh là chưa có cơ sở khoa học.
Việc chăn nuôi cần phải tuân thủ lịch tiêm phòng và thực hiện đúng quy trình phòng bệnh theo hướng dẫn của lực lượng chuyên môn để có vật nuôi khỏe mạnh. Phòng bệnh trong chăn nuôi bằng cách tiêm vaccine hoặc cho uống các thuốc phòng bệnh là cách tốt nhất để chống chọi được các dịch bệnh chứ không phải cho ăn cần sa như một số người dân truyền miệng.
"Điều" cả đoàn người từ Đắk Lắk đến Đắk Nông đánh bảo vệ dự án điện gió
Xảy ra mâu thuẫn với bảo vệ của dự án điện gió, một người đã gọi điện "điều" 100 người từ tỉnh Đắk Lắk đến Đắk Nông để giải quyết.
Hậu quả 2 người bị thương, hơn 20 đối tượng khác bị bắt giữ.
Ngày 25/2, Thượng tá Nguyễn Đức Thùy - Trưởng Công an huyện Đắk Song (Đắk Nông) - cho biết, lực lượng chức năng vừa ngăn chặn kịp một nhóm côn đồ hàng chục người từ nơi khác đến tấn công nhân viên công ty của dự án điện gió.
Trước đó, ngày 23/2, Công ty TNHH MTV Năng lượng Đắk NDrung Đắk Nông tiến hành thi công san lấp mặt bằng trụ điện gió WT66 thuộc xã Thuận Hạnh, huyện Đắk Song.
Ngay trong đêm, lực lượng chức năng đã bắt giữ nhiều đối tượng côn đồ (Ảnh: Công an cung cấp).
Quá trình thi công, một số người có nhà và rẫy xung quanh trụ WT66 ra ngăn cản, trong đó có nhóm Phạm Tuấn Kiên (trú TP Hà Nội) và Vũ Văn Thanh (trú tỉnh Hải Phòng) và một số người dân khác.
Đến khoảng 15h ngày 23/2, nhóm của Phạm Tuấn Kiên đã xảy ra mâu thuẫn, xô xát với nhóm bảo vệ công trình điện gió của Công ty bảo vệ Đức Tâm.
Kiên đã gọi điện cho một người ở Đắk Lắk (chưa rõ nhân thân, lai lịch), kêu gọi "điều" 100 người đến chỗ Kiên để hỗ trợ.
Khoảng 17h cùng ngày, một nhóm khoảng 70-80 người từ tỉnh Đắk Lắk đến và đi cùng nhóm của Phạm Tuấn Kiên trên 14 chiếc xe ô tô các loại đến khu vực ngã ba Thuận Hạnh, xã Nam Bình, Đắk Song.
Các đối tượng bị bắt giữ, đưa về trụ sở công an lấy lời khai (Ảnh: Công an cung cấp).
Lúc này, nhóm Kiên gặp bảo vệ Trương Văn Sơn và Nguyễn Tuấn Anh (trú xã Thuận Hạnh, Đắk Song) nên xuống xe, cầm dao phát, gậy sắt và nhặt đá ven đường tấn công, khiến 2 người này bị thương. Sau đó, Kiên cho xe ô tô đậu, đứng giữa đường gây ách tắc giao thông.
Xác định vụ việc có tính chất phức tạp, Giám đốc Công an tỉnh Đắk Nông đã chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ, công an các huyện nhanh chóng triển khai lực lượng bắt giữ 7 xe ô tô cùng 24 đối tượng.
Qua đấu tranh, bước đầu các đối tượng đều thừa nhận đã tham gia vào vụ việc gây rối an ninh trật tự.
Truy tìm xe ô tô cán nam thanh niên tử vong rồi rời khỏi hiện trường Sau khi xảy ra va chạm khiến nam thanh niên bị cán qua người tử vong tại chỗ, chiếc xe ô tô đã rời khỏi hiện trường. Ngày 9/2, Cơ quan CSĐT Công an huyện Đắk Song (tỉnh Đắk Nông) đang phối hợp với các đơn vị liên quan khẩn trương truy tìm phương tiện gây tai nạn khiến một thanh niên tử...