Ồ ạt nhập xe tải khủng Trung Quốc: Hậu quả khó lường
Siết chặt tải trọng, mở cửa thuế quan khiến ô tô tải giá rẻ của Trung Quốc nhập vào nước ta tăng đột biến, trong đó có nhiều xe tải trọng lớn.
Sáu tháng nhập gần 26.000 xe
Xe tải trọng lớn Trung Quốc nhập vào Việt Nam trong 6 tháng đầu năm cao bất thường. Ảnh: PV.
PV Tiền Phong khảo sát thực trạng bán ô tô tải ở một số tuyến đường Hà Nội như: Nguyễn Văn Cừ, Phạm Hùng, Nguyễn Xiển… cho thấy: Đa số xe tải Trung Quốc đều có giá rẻ hơn xe cùng dòng xuất xứ Nhật Bản, Hàn Quốc… Một đại lý xe tải trên đường Nguyễn Văn Cừ cho hay, xe tải Trung Quốc nhập khẩu về Việt Nam thường rẻ hơn xe do nhà sản xuất, lắp ráp trong nước khoảng 5-15%, nên nhiều người chọn mua.
Chủ tịch HĐQT Tổng Cty Công nghiệp ô tô Việt Nam (Vinamotor) Nguyễn Hải Trung lý giải: “Ở đây chỉ liên quan đến vấn đề thương mại, cụ thể là giá cả. Bằng cách nào đó, doanh nghiệp nhập khẩu sẽ cắt giảm chi phí để bán ra với giá rẻ hơn xe lắp ráp trong nước”. Sâu xa hơn, vị này cho rằng, nhu cầu mua xe tải trong thời gian qua tăng cao, ngoài yếu tố kinh tế khởi sắc, việc thắt chặt kiểm soát tải trọng cũng làm nhu cầu mua xe tải tăng mạnh.
Đồng quan điểm, ông Mai Phước Nghê, Phó Tổng giám đốc Cty ô tô Trường Hải (Thaco) cho rằng, thị trường xe tải bùng nổ từ khi Thông tư số 42 (4/2014) của Bộ GTVT ra đời nhằm kiểm soát tải trọng phương tiện. Ông đưa ra ví dụ, có doanh nghiệp trước đây sở hữu 10 xe tải có tải trọng từ 8-15 tấn, trong đó xe 8 tấn chở đến 16 tấn, nhưng nay bị siết chặt tải trọng nên phải mua thêm xe để đáp ứng nhu cầu vận chuyển.
Video đang HOT
Phó Cục trưởng Đăng kiểm Đặng Việt Hà đánh giá, nguyên nhân cơ bản vẫn là giá thành thấp, doanh nghiệp thu hồi vốn nhanh. Yếu tố cạnh tranh cao (giao hàng nhanh, sẵn sàng cập nhật yêu cầu của khách, xe đa dạng…). Ngoài ra, việc Bộ GTVT triển khai việc tăng cường kiểm soát tải trọng phương tiện vận tải làm nhu cầu về tăng số đầu phương tiện tăng nhanh. Số liệu của Cục Đăng kiểm cung cấp cho thấy, trong 6 tháng, có hơn 25.800 xe tải Trung Quốc nhập về Việt Nam; không thua quá xa số xe tải sản xuất trong nước (hơn 35.100 xe).
“Công tác kiểm soát tải trọng phương tiện đã thực sự đạt được hiệu quả và nhận được sự đồng tình của xã hội cũng như các doanh nghiệp vận tải tiến tới loại dần ý chí chủ quan của các đơn vị vận tải về việc chở quá tải. Trước đây có những trường hợp phương tiện chở quá tải đến 300%, 400%, hiện nay phương tiện đã chở đúng tải nên cần tăng số đầu phương tiện vận tải”, ông Hà cho biết. Một lý do khác được ông Hà nhắc đến: Năm 2015, nhu cầu thay thế các phương tiện cũ, hết niên hạn sử dụng theo quy định tăng (khoảng 16.635 phương tiện), trong đó tập trung chủ yếu vào xe tải và xe khách.
Các xe tải Trung Quốc sau thông quan tại cửa khẩu Hữu Nghị (Lạng Sơn); Chiếc “hổ vồ” đời mới sơn màu xanh ở giữa. (Ảnh: Phạm Anh)
Xuất hiện xe “hổ vồ” phá đường
Trong các dòng xe tải nhập mới đây có sự gia tăng đột biến của dòng xe lạ: Xe kéo sơ mi rơ moóc kèm có ben tự đổ (tức là các xe dùng để chở vật liệu xây dựng có kích thước như xe container). Theo Cục Đăng kiểm, năm 2014, dòng xe lai giữa sơ mi rơ moóc và ben này chỉ có 15 xe nhập khẩu; 53 xe lắp ráp trong nước. Chỉ trong 6 tháng năm 2015 đã có tới 556 xe nhập khẩu; trong nước lắp ráp 595 xe. Các loại sơ mi rơ moóc tải tự đổ này có thể tích thùng hàng lên tới 22 đến 25 m3; trọng tải khoảng 28 đến 30 tấn.
Trong các dòng xe lạ này có sự góp mặt của thương hiệu xe Howo, còn gọi là xe “hổ vồ”, vốn được xem là sát thủ phá đường lâu nay. Quan sát cho thấy, dòng xe hổ vồ mới có đến 6 trục, kéo theo một ben dài tương tự như một thùng container.
Trả lời Tiền Phong chiều 21/7, ông Đặng Việt Hà khẳng định: “Các loại xe nhập khẩu và sản xuất, lắp ráp nói chung, sơ mi rơ moóc tải tự đổ nói riêng được cục kiểm tra, chứng nhận đều đồng thời thỏa mãn các quy định hiện hành và các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng”.
Tuy nhiên, ông Hà cũng để ngỏ các nguy cơ. “Đoàn xe (ôtô đầu kéo kéo theo sơ mi rơ moóc) chỉ thực sự phát huy hiệu quả cao khi khai thác vận tải trên quãng đường dài, loại đường bằng phẳng, không có khúc cua gấp; không phù hợp vận hành tại các công trường, hầm mỏ (chưa có đường). Để đảm bảo an toàn trong quá trình khai thác, người sử dụng cần thao tác vận hành theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất, đặc biệt khi đổ hàng”, ông Hà nói.
Bài học xe máy Trung Quốc có lặp lại?
Về chất lượng, lãnh đạo Thaco nhận định, khó so sánh chất lượng xe tải có xuất xứ Trung Quốc và xe lắp ráp trong nước. “Mỗi xe có ưu điểm, nhược điểm nhất định. Bản thân Thaco cũng có lắp ráp xe từ Trung Quốc, nhưng luôn nghiên cứu thị hiếu và thay đổi cấu hình xe để phù hợp với thị trường”, ông Nghê cho hay.
Chủ tịch Vinamotor nhận định: “Giai đoạn bùng nổ này sẽ không kéo dài. Dự kiến cuối năm thị trường sẽ quay về với giai đoạn bình ổn trước đây”. Cùng quan điểm, lãnh đạo Thaco cho rằng xu thế phát triển xe tải Trung Quốc chỉ nhất thời. “Như xe máy Trung Quốc 10 năm trước. Các doanh nghiệp chỉ nghĩ đến việc mua về rồi bán mà không quan tâm đến dịch vụ đồng bộ thì khó có thể tồn tại. Doanh nghiệp nào biết định hướng, quan tâm tới dịch vụ hậu mãi, phân phối lắp ráp sẽ tồn tại, còn không thì sẽ bị thị trường tự đào thải”, ông Nghê nhìn nhận.
Chưa biết chất lượng xe ra sao Một cán bộ am hiểu về xe tải ở Bộ GTVT cho hay, sau khi xe Howo tự đổ bị yêu cầu cắt thùng, hạ tải, hãng này lập tức thiết kế dòng xe mới với số trục và thành thùng to hơn để đáp ứng nhu cầu tăng tải trọng. Đây là loại xe dài, thùng to, nối với cabin bằng chi tiết kỹ thuật tách xe thành 2 phần riêng biệt. Tuy nhiên, đường trong công trường thường gập ghềnh nên phải theo dõi mối nối giữa trước và sau có chịu được không. Nếu dư luận thắc mắc cũng nên xem xét kỹ về loại xe này.
Có kiểm soát được xe cơi nới sau khi nhập? Theo ông Đặng Việt Hà, Cục phó Đăng kiểm, việc kiểm soát cơi nới thùng hàng được thực hiện từ khâu nhập khẩu. Theo đó, yêu cầu người nhập khẩu loại bỏ các liên kết chờ (nhằm mục đích tăng thể tích thùng hàng). Trong quá trình sử dụng, việc cơi nới thùng hàng được thực hiện tại các trung tâm đăng kiểm. Tại thời điểm này yêu cầu các xe phải có thông số kỹ thuật, hình dáng, kết cấu phù hợp với thời điểm chứng nhận chất lượng khi nhập khẩu hoặc sản xuất lắp ráp. Trường hợp có nghi vấn, các trung tâm đăng kiểm được cung cấp hình ảnh, bản vẽ, hồ sơ chứng nhận để đối chiếu. Hiện Cục Đăng kiểm đã áp dụng biện pháp chụp hình thùng xe, in trong giấy chứng nhận đăng kiểm phương tiện để lực lượng CSGT và thanh tra giao thông dễ dàng phát hiện, xử lý nếu xe cơi nới. Bảo An
Theo Tuấn Đức – Sỹ Lực
Tiền Phong
Một doanh nghiệp ở Quảng Ngãi mua 141 xe đầu kéo và xe tải Trung Quốc
Ngày 2.7, ông Thang Văn Hóa, Giám đốc Công ty TNHH một thành viên Hào Hưng Quảng Ngãi (doanh nghiệp chuyên chế biến và xuất khẩu dăm gỗ), cho biết công ty đã tiếp nhận 141 xe đầu kéo và xe tải do Trung Quốc sản xuất, với tổng giá trị là 195 tỉ đồng từ Công ty TNHH Thiên Phú (Quảng Ngãi). Trong đó, có 61 xe đầu kéo nhãn hiệu FAW, 61 rơ mooc trọng tải 32 tấn và 80 xe tải nhãn hiệu Dongfeng trọng tải 22 tấn.
61 xe đầu kéo của Công ty TNHH một thành viên Hào Hưng Quảng Ngãi mua từ Trung Quốc
Đây là lần đầu tiên số lượng xe đầu kéo và xe tải Trung Quốc được nhập về Quảng Ngãi lớn nhất từ trước đến nay.
Theo ông Hóa, việc đầu tư dàn xe mới nhằm thay thế một số phương tiện vận tải cũ, đồng thời thể hiện cam kết của công ty trong việc chấp hành chủ trương của Bộ GTVT về quản lý tải trọng xe, đảm bảo việc vận chuyển dăm gỗ xuất khẩu an toàn và hiệu quả.
Tin, ảnh: Hiển Cừ
Theo Thanhnien
Ồ ạt nhập ô tô Trung Quốc Xe tải Trung Quốc tràn sang Việt Nam có một nguyên nhân chưa được nhìn nhận thấu đáo, đó là chính sách kiểm soát tải trọng xe trong nước đã vô tình kích cầu cho nước láng giềng xuất khẩu. Số liệu mới được Vụ Kinh tế dịch vụ - Bộ Kế hoạch và Đầu tư đưa ra cho thấy 6 tháng đầu...