NYT: Nhiều năm trước Mỹ đã xâm nhập mạng máy tính Triều Tiên
Tờ Thời báo New York (New York Times) số ra ngày 18/1 tiết lộ Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (NSA) bắt đầu do thám mạng máy tính của Triều Tiền từ năm 2010…
Ảnh minh họa (nguồn: mdjonline.com)
… Nhằm tìm bằng chứng thuyết phục chính quyền của Tổng thống Barack Obama rằng Bình Nhưỡng đứng sau vụ tấn công mạng nhằm vào hãng Sony Pictures.
Dẫn lời các cựu quan chức Mỹ và nước ngoài, đồng thời trích dẫn một tài liệu của NSA, tờ Thời báo New York cho biết nhờ sự hỗ trợ của Hàn Quốc và các đồng minh khác của Mỹ, NSA đã có thể xâm nhập hệ thống mạng của Triều Tiên sau khi đột nhập các mạng máy tính của Trung Quốc giúp Triều Tiên kết nối với thế giới.
Video đang HOT
Tờ báo dẫn lời các quan chức cho hay chương trình do thám này nhằm cài phần mềm độc hại giúp truy tìm hệ thống mạng và máy tính mà tin tặc Triều Tiên sử dụng.
Hành động này được cho là đóng vai trò quan trọng trong nỗ lực thuyết phục Tổng thống Obama rằng Bình Nhưỡng chủ mưu vụ tấn công mạng nhằm vào Sony Pictures.
Đây là lần đầu tiên Washington trực tiếp cáo buộc một quốc gia tấn công mạng quy mô lớn ngay trên lãnh thổ nước Mỹ./.
Theo (Vietnam )
Mỹ sẽ cắt nốt quan hệ tài chính quốc tế của Triều Tiên
Washington đang có ý định cắt các quan hệ còn lại của Triều Tiên với các hệ thống tài chính quốc tế để trả đũa vụ tấn công hãng phim Sony Pictures, một quan chức Mỹ hôm 13/1 cho biết.
Trợ lý bộ trưởng tài chính Mỹ về vấn đề tài chính của khủng bố Daniel Glaser (giữa). (Ảnh: AFP)
Theo kênh truyền hình Arirang của Hàn Quốc, trong cuộc họp Nghị viện Mỹ hôm 13/1, ông Daniel Glaser, Trợ lý Bộ trưởng tài chính Mỹ về vấn đề tài chính của khủng bố, cho biết Washington sẽ tiếp tục ngăn chặn các quan hệ tài chính quốc tế của Triều Tiên. Hiện các lệnh trừng phạt đã khiến hàng trăm ngân hàng quốc tế chấm dứt giao dịch với Bình Nhưỡng.
"Chúng ta có thể nhằm vào tất cả các cơ quan và quan chức chính phủ của Triều Tiên, hay áp đặt trừng phạt với bất cứ cá nhân, tổ chức nào giúp đỡ Triều Tiên", ông Glaser nói.
Bên cạnh đó, một quan chức khác của Washington là ông Sung Kim, Đại sứ đặc biệt về vấn đề giải giáp hạt nhân ở Triều Tiên, khẳng định các biện pháp mới sẽ rất cứng rắn và cho phép Washington ngăn cản mọi cố gắng cung cấp viện trợ vật chất cho Triều Tiên.
Ông Sung Kim, cũng tuyên bố Bình Nhưỡng đang đánh mất bạn bè của mình, thậm chí cả Trung Quốc - đồng minh lâu năm của nước này. Ông nói: "Tôi nghĩ bước phát triển trong mối quan hệ của Mỹ với Trung Quốc chính là việc hai nước đang hợp tác hiệu quả hơn. Bắc Kinh cũng đang cố gắng kiềm chế các hoạt động nguy hiểm của Triều Tiên".
Đề cập đến mối quan hệ đang gia tăng giữa Mátxcơva và Bình Nhưỡng, ông Kim cho rằng Nga cần duy trì "cam kết với mục tiêu chung về phi hạt nhân hóa" trên bán đảo Triều Tiên.
Đầu tháng này, Tổng thống Mỹ đã ký một chỉ thị áp đặt thêm các biện pháp cấm vận với Triều Tiên vì cho rằng nước này đã tiến hành vụ tấn công mạng hãng phim Sony Pictures hồi cuối tháng 11 năm ngoái. Vào thời điểm đó, hãng Sony đang chuẩn bị công chiếu bộ phim hài "The Interview", xoay quanh kế hoạch hư cấu nhằm ám sát lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. Tuy nhiên, phía Triều Tiên đã hoàn toàn phủ nhận cáo buộc tấn công mạng vào công ty Sony mà Mỹ đưa ra.
Nghi Phương
Theo Dantri/Arirang
Phim ám sát Kim Jong-un thu về 36 triệu USD Hãng Sony Pictures hôm qua thông báo "The Interview", bộ phim giả tưởng với nội dung ám sát nhà lãnh đạo Kim Jong-un, đạt doanh thu 36 triệu USD từ các phòng vé và mạng Internet. Một khán giả cầm poster phim The Interview trước rạp phim ở Los Angeles, California vào ngày công chiếu 25/12. Ảnh: Reuters Theo USA Today, từ ngày...