NXB Giáo dục Việt Nam nói gì về vụ chi tiền làm SGK ở TP.HCM?
NXB Giáo dục Việt Nam có quyết định chi thù lao hàng tháng từ 2,5 – 6 triệu đồng cho Ban chỉ đạo biên soạn bộ SGK miền Nam thuộc Sở GD-ĐT TPHCM.
Liên quan đến những thông tin rò rỉ trên mạng xã hội về việc NXB Giáo dục Việt Nam chi tiền làm SGK cho Sở GD-ĐT TP.HCM làm SGK, sáng 5-12, NXB đã có thông tin trả lời báo chí.
Cụ thể, ông Nguyễn Văn Tùng, Phó Tổng biên tập Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam (NXB GDVN) cho biết: Từ năm 2015, thực hiện Nghị quyết 88/2014 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông, NXB đã tiến hành chuẩn bị về nhiều mặt để tổ chức biên soạn SGK mới.
“Theo đó, NXB phối hợp với Sở GD&ĐT TP.HCM để tập hợp đội ngũ nhà giáo, chuyên gia, học giả có kinh nghiệm và thành lập Ban chỉ đạo biên soạn bộ SGK miền nam (nói chính xác hơn là bộ SGK được biên soạn bởi hầu hết các tác giả tại khu vực phía Nam- bộ SGK Chân trời sáng tạo), với nhiệm vụ định hướng chuyên môn, phối hợp tổ chức các hoạt động tập huấn, đào tạo, hội thảo,… cho đội ngũ tác giả; thực hiện góp ý, chỉnh sửa nội dung của các bản thảo,…
Các thành viên ban chỉ đạo đảm nhiệm những phần công việc liên quan khác nhau, với tính chất mức độ khác nhau và phải hoàn thành theo yêu cầu bên cạnh công việc chuyên môn thường xuyên. Trên cơ sở đó, NXB GDVN cân đối tính toán mức thù lao phù hợp từ nguồn kinh phí của mình”, ông Tùng thông tin.
Thông tin về chi tiền làm SGK tại TP.HCM đang lan truyền trên mạng những ngày qua.
Về việc chọn SGK để giảng dạy, ông Tùng cũng cho rằng, các cơ sở giáo dục phổ thông lựa chọn sách giáo khoa để sử dụng dựa trên ý kiến của giáo viên, học sinh và cha mẹ học sinh theo hướng dẫn của Bộ. Theo Luật Giáo dục sửa đổi áp dụng từ tháng 7-2020 cũng quy định: UBND cấp tỉnh quyết định việc lựa chọn sách giáo khoa sử dụng ổn định trong cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn theo quy định của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT.
Ông Tùng cũng nói thêm, mới đây, dự thảo Thông tư hướng dẫn việc lựa chọn SGK trong cơ sở giáo dục phổ thông yêu cầu các cơ sở giáo dục phổ thông phải thành lập Hội đồng lựa chọn sách. Trong thành phần Hội đồng, ngoài người đứng đầu, cơ sở giáo dục còn có giáo viên, đại diện Ban đại diện cha mẹ học sinh. Hội đồng phải đảm bảo lựa chọn khách quan, minh bạch, dân chủ.
24 bản mẫu SGK lớp 1 của NXB GDVN đã được Bộ GD&ĐT phê duyệt sử dụng trong các cơ sở giáo dục phổ thông từ năm học 2020-2021 đều bám sát chương trình, đảm bảo chất lượng và phù hợp với học sinh.
Video đang HOT
“Chúng tôi cho rằng các địa phương sẽ lựa chọn SGK trên cơ sở chất lượng của các bộ sách, mức độ phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa phương, cũng như khả năng của các NXB trong việc đồng hành, hỗ trợ giáo viên suốt quá trình tổ chức dạy-học” – PGS.TS Nguyễn Văn Tùng nêu rõ.
PHẠM ANH
Theo PLO
Cử tri Đà Nẵng lo lắng có "lợi ích nhóm" trong lựa chọn sách giáo khoa
Cử tri bày tỏ lo lắng khi có nhiều bộ sách giáo khoa do nhiều nhà xuất bản cung cấp cho các địa phương lựa chọn dễ nảy sinh tình trạng lợi ích nhóm.
Nhiều vấn đề nóng về giáo dục, chống tham nhũng, công tác cán bộ... đã được cử tri Đà Nẵng bày tỏ tại buổi tiếp xúc cử tri do Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Đà Nẵng tổ chức ngày 3/12.
Tại buổi tiếp xúc, Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Đà Nẵng đã báo cáo với cử tri những kết quả của kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XIV vừa diễn ra tại Hà Nội.
Bên cạnh những kết quả đạt được, cử tri Đà Nẵng cũng nêu ra những băn khoăn, lo lắng trước nhiều vấn đề bất cập trong giáo dục, đầu tư công, công tác cán bộ, cuộc chiến chống tham nhũng của các cấp...
Chính quyền phải lắng nghe khi chọn sách
Cử tri Nguyễn Trí Tổng (cử tri tổ 32, phường Thanh Bình, quận Hải Châu, Đà Nẵng) trình bày, ngày 22/11/2019, Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố quyết định phê duyệt sách giáo khoa lớp 1 mới để áp dụng từ năm học 2020-2021 theo lộ trình đổi mới chương trình giáo dục phổ thông.
Cử tri Nguyễn Trí Tổng lo lắng dễ nay sinh tình trạng lợi ích nhóm trong lựa chọn sách giáo khoa mới. Ảnh: TT
Theo đó, có 32 sách giáo khoa của 8 môn học và hoạt động giáo dục được phê duyệt.
Nhưng Bộ không đứng ra chịu trách nhiệm chính, lại giao cho Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được quyền lựa chọn sách giáo khoa.
"Xin hỏi, sách giáo khoa mới có 32 danh mục của 8 môn học lớp 1 của ba nhà xuất bản khác nhau (Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh).
Nếu Ủy ban nhân dân của 63 tỉnh, thành có 63 cách lựa chọn khách nhau cho phù hợp với từng vùng miền (trung du, miền núi, đô thị) thì sẽ lộn xộn ra sao?
Có những bộ sách giáo khoa mới được phê duyệt nhưng không được các tỉnh, thành chọn sử dụng thì sẽ như thế nào?
Nhà xuất bản này được chọn, nhà xuất bản kia không được chọn, liệu có tránh được lợi ích nhóm hay không?".
Trước những bức xúc của cử tri, ông Trương Quang Nghĩa - Bí thư Thành ủy Đà Nẵng (Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội Đà Nẵng) cho biết, nhiều vấn đề liên quan đến giáo dục đã được đề cập trong Luật giáo dục.
Chuyện thay đổi sách giáo khoa cũng được bàn bạc, sửa đổi nhiều lần. Ở đây cũng có nhiều vấn đề kéo theo. Việc lựa chọn sách giáo khoa mới nó còn phụ thuộc vào yếu tố đặc thù của từng địa phương để có lựa chọn phù hợp.
Theo quy định thì Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố sẽ quyết định việc lựa chọn sách giáo khoa.
Do đó, trước khi lựa chọn, chính quyền địa phương phải lắng nghe và tôn trọng sự góp ý, lựa chọn của giáo viên, học sinh và phụ huynh.
"Lò" chống tham nhũng vẫn nóng
Nhiều cử tri cũng đã đề cập đến vấn đề chống tham nhũng trong thời gian vừa qua. Trong đó, vấn đề xử lý trách nhiệm người đứng đầu vẫn chưa nghiêm, nhiều vụ án tham nhũng chưa được xử lý triệt để.
Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Trương Quang Nghĩa cho biết, lò chống tham nhũng vẫn nóng. Ảnh: TT
Liên quan đến những sai phạm đất đai tại Đà Nẵng, Bí thư Trương Quang Nghĩa cho biết, cơ quan công an đã tống đạt các quyết định qua Viện kiểm sát để xác định, làm rõ và chờ ngày đưa ra tòa xét xử.
Đó là bài học xương máu và thành phố đang tập trung sửa chửa những cái sai.
Về việc phòng chống tham nhũng thì ông Nghĩa chia sẻ thêm: "Vừa rồi cuộc họp của Ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng Trung ương, Tổng Bí thư trực tiếp chỉ đạo bổ sung 2 vụ án nữa.
Đó là vụ án Nhật Cường hay dự án đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi, Bộ Công an đang tiếp tục điều tra.
Hiện "lò" vẫn tiếp tục nóng, nhưng phải làm từng bước, những thói hư tật xấu phải được giảm dần bằng pháp luật, những vi phạm phải được xử lý".
TẤN TÀI
Theo giaoduc.net
Lựa chọn nào tốt nhất cho sách giáo khoa phổ thông mới? Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) mới công bố danh mục sách giáo khoa phổ thông mới gồm 32 cuốn cho 8 môn học lớp 1. Theo đó, việc địa phương sẽ lựa chọn bộ sách giáo khoa phù hợp nhất như thế nào đang là vấn đề được cả xã hội quan tâm. Bộ sách tiếng Việt lớp 1 của nhà...