NVIDIA tung ra máy tính AI mới có tên Jetson Nano, giá chỉ 99 USD, nhanh hơn và mạnh hơn Raspberry Pi
Vài năm gần đây, NVIDIA là công ty rất hào hứng trong mảng “máy học” và AI. Năm 2015, công ty này từng ra mắt giải pháp nhúng Jetson TX1 “Supercomputer-on-Module” cho robot, máy bay không người lái hay xe tự lái cần nhiều sự tính toán sự trực quan.
NVIDIA đã rất thành công trong một loạt sản phẩm “AI”. NVIDIA cho biết, tính đến thời điểm hiện tại, đã có hàng trăm, hàng ngàn nhà phát triển cho Jetson. Vì đây là giải pháp dành cho các doanh nghiệp thương mại, nên với giá 599 USD của nó không phù hợp cho những nhà sản xuất nhỏ lẻ hay những người đam mê thông thường.
Và hôm nay, NVIDIA lại ra mắt phiên bản Jetson Mini. Đây là một bộ kit phát triển tính toán AI có giá 99 USD. Nó mở đường cho một cuộc cách mạng giống như Raspberry Pi, nhưng lần này lại là cho việc học máy (machine learning).
Dĩ nhiên, thứ quan trọng trong các sản phẩm AI của NVIDIA là GPU. Trước đây, Jetson sở hữu GPU Maxwell 1024 GFLOP, có 256 nhân CUDA. Còn với TX2 lại có thể cung cấp 1,3 TFLOP bằng GPU Pastal có 256 nhân CUDA. Và với sản phẩm cao cấp nhất dòng là Jetson AGX Xavier lại có thể xử lý 10 TFLOP với GPU NVIDIA Volta 512 nhân CUDA nằm bên trong. Vì khả năng này nên Jetson AGX Xavier có mức giá lên đến 1000 USD. Còn với Jetson Nano chỉ có giá 99 USD (khoảng 2,3 triệu đồng) thì nó cũng bị giảm GPU xuống còn 128 nhân CUDA, phát triển dựa trên kiến trúc Maxwell và có thể xử lý 472 GFLOP.
Hỗ trợ GPU này bao gồm 1 CPU 4 nhân 64-bit dựa trên ARM Cortex-A57, RAM 4GB và bộ xử lý video có thể xử lý lên đến 4K 30fps đối với mã hóa và 4K 60fps đối với giải mã, cùng với đó là các khe cắm PCIe và USB 3.0.
Khả năng xử lý video của Jetson Nano là khá ấn tượng. Sản phẩm này không phải phục vụ việc xem video 4K, thay vào đó, nó có thể xử lý nhiều luồng video (như các máy bay không người lái drone được tích hợp đa camera) để có thể phát hiện đối tượng, theo dõi hay tránh chướng ngại vật. Ngoài 4K 60fps, Jetson Nano còn có khả năng giải mã 8 luồng video hay camera với độ phân giải Full HD 30fps. Các luồng này sẽ được giải mã đồng thời ngay lập tức bởi các thuật toán học máy để theo dõi đối tượng.
Jetson Nano sẽ có 2 hình dạng. Một dạng mô-đun, có kích thước 70×45mm, để có thể sử dụng trong các thiết kế sản phẩm cuối cùng. Dạng còn lại là sẽ một bộ kít phát triển giống với Raspberry Pi nhằm cung cấp một giải pháp hoàn chỉnh cho nhà phát triển. Phiên bản mô-đun sẽ sở hữu bộ nhớ trong 16GB, trong khi bộ kit lại sử dụng thẻ nhớ microSD.
Không giống như những lần cập nhật nền tảng Jetson trước, NVIDIA dự đoán 2 mục đích sử dụng Jetson Nano. Đầu tiên, bộ kit phát triển sẽ hoàn toàn hữu dụng cho các tổ chức thương mại muốn phát triển những sản phẩm có khả năng học máy. Sản phẩm có thể thiết kế sử dụng bộ kit phát triển này và có thể chuyển sang sử dụng mô-đun cho sản phẩm cuối cùng. Đây là cách sử dụng của các bo mạch và mô-đun Jetson khác. Thứ hai, những người đam mê có thể không bao giờ sử dụng phiên bản mô-đun nhưng sẽ muốn tạo ra những dự án dựa trên bộ kit phát triển, tương tự như Raspberry Pi.
Cuối cùng, NVIDIA sẽ bán cả mô-đun lẫn bộ kit phát triển, không chỉ qua các kênh phân phối mà còn cung cấp đến các thị trường rộng lớn hơn qua các cửa hàng bán lẻ.
Liệu có phải là sản phẩm thay thế Raspberry Pi?
Raspberry Pi sử dụng bộ xử lý 4 nhân dựa trên Cortex-A53 và có mức RAM tối đa là 1GB. Sản phẩm này có thể thú vị khi chạy các tập lệnh Python đơn giản hay những tác vụ cơ bản khác, nhưng có thể khó sử dụng như một môi trường desktop thông thường. Trong khi đó, Jetson Nano lại có CPU 4 nhân dựa trên Cortex-A56 và 4GB RAM. Thế nên, sản phẩm này sẽ có khả năng xử lý nhanh ít nhất là gấp đôi so với Raspberry Pi cho các tác vụ không có máy học. Ngoài ra, mức RAM bổ sung cao hơn cũng cho phép nó chạy môi trường desktop mượt mà hơn.
Hơn nữa, Jetson Nano cũng có 40 chân GPIO, giống như Raspberry Pi. Dù NVIDIA không nhắc đến việc có thương thích với Raspberry hay không, nhưng họ tuyên bố rằng Jetson Nano “có thể tương thích với nhiều thiết bị ngoại vi cũng như các add-on bổ sung khác”. Bên cạnh đó, nó còn hỗ trợ thư viện Adafruit Blinka và Raspberry Pi Camera V2. Người dùng có thể cài đặt môi trường Linux desktop thông qua Linux4Tegra, một hệ điều hành được phát triển từ Ubuntu 18.04.
Tóm lại, Jetson Nano cực kì giống với Raspberry Pi nhưng lại tốt hơn, mạnh hơn và nhanh hơn.
JetBot
Để chứng minh khả năng của bo mạch này, NVIDIA đã ra mắt JetBot, một dự án AI mã nguồn mở dựa trên Jetson Nano. JetBot sẽ đi kèm với các danh sách linh kiện, hướng dẫn thiết lập phần cứng và các hướng dẫn khác. Ý tưởng này sẽ giúp bất cứ ai đã hiểu cơ bản về Python đều có thể phát triển một robot dạng nhỏ và, học tất cả những gì về điều khiển động cơ, thu nhận hình ảnh từ camera và đào tạo AI bằng cách dạy JetBot theo dõi các vật thể, tránh va chạm.
Nhiều thiết bị nhưng chung phần mềm
Một lý do khiến Raspberry Pi thành công hơn so với các bo mạch máy tính đơn dựa trên ARM khác là phần mềm luôn dễ dàng cập nhật. Có nhiều bo mạch ban đầu chỉ hỗ trợ một phiên bản Linux và sau đó, chúng sẽ không được cập nhật hay nâng cấp. Không có các bản sửa lỗi bảo mật, không có các package mới và chắc chắn rằng không có phiên bản kernel mới.
Hiểu được điều đó, NVIDIA đã và đang làm rất tốt cho việc đảm bảo phần mềm luôn mới. Jetson TX1 hỗ trợ Linux 3.10 và sử dụng Ubuntu 14.04. Dần dần, nó hỗ trợ kernel 4.4, sau đó là 4.9. Tương tự, phiên bản Ubuntu cũng được nâng cấp từ 14.04 lên 16.04 và giờ là 18.04.
Video đang HOT
Điều này chứng minh rằng NVIDIA đang cung cấp một môi trường phát triển thống nhất cho toàn bộ các bo mạch Jetson của họ. Bạn có thể phát triển một dự án dựa trên Jetson Nano, nhưng nếu cần thêm sức mạnh GPU thì sẽ cần suy nghĩ đến việc nâng cấp lên một phiên bản Jetson cao hơn mà không phải đánh đổi bất cứ thứ gì liên quan đến phần mềm.
Jetson Nano là một bo mạch tuyệt vời với mức giá thấp, hiệu năng tính toán tổng thể tốt hơn đáng kể so với Raspberry Pi, máy học (cả phần mềm và phần cứng) đều tuyệt vời và khả năng tương thích với các linh kiện cũng như cảm biến ở hiện tại, sẽ giúp người dùng tận dụng mọi thứ xung quanh để phát triển những dự án riêng dành cho mình
Theo Genk
Đánh giá RTX 2060 Vulcan X OC: nếu đang dùng GTX 1060 thì nên nâng cấp
Khả năng cao RTX 2060 sẽ trở thành một trong những sự lựa chọn hợp lý dành cho game thủ trong thời gian sắp tới, khi mẫu card này vừa có sức mạnh vượt mặt GTX 1070 Ti nhưng lại có mức giá dễ tiếp cận hơn.
Vậy là sau một khoảng thời gian chờ đợi, RTX 2060 đã chính thức được Nvidia giới thiệu và tung ra thị trường. Mặc dù là một mẫu card hướng đến phân khúc tầm trung - cao nhưng RTX 2060 được Nvidia giới thiệu là mạnh hơn khoảng 60% so với GTX 1060, vượt mặt cả GTX 1070 Ti nhưng lại có mức giá cực kỳ dễ chịu, chỉ vào khoàng 349 USD đối với phiên bản thường.
Quan trọng hơn, Nvidia cũng chia sẻ RTX 2060 sẽ có thể chạy một số game mới nhất hiện nay (như Battlefield V, Metro Exodus) cùng công nghệ Ray Tracing trứ danh. Được tích hợp bộ nhớ GDDR6 6GB, 1920 cuda core và 240 nhân Tensor Core. Cung cấp hiệu suất tính toán 6,5 teraFLOPS.
RTX 2060 Vulcan X OC: Mạnh ngang ngửa GTX 1070Ti nhưng có mức giá dễ chịu hơn
Vậy mẫu card đồ họa này có thực sự mạnh mẽ như lời đồn, và đây liệu có phải là một món hời xứng đáng với kỳ vọng của người dùng hay không? Hãy cùng tìm hiểu trong bài đánh giá chi tiết dưới đây!
Thông tin cơ bản về RTX 2060 Vulcan X OC
Trong bài này, chúng ta sẽ cùng mổ xẻ bản card đồ họa RTX 2060 Vulcan X OC mang thương hiệu IGame do Colorful sản xuất. Thông số kỹ thuật của mẫu card này như sau:
- Chip đồ hoạ: TU106-200 (Turing)
- Số nhân CUDA: 1920
- Số nhân Ray Tracing: 30
- Tiến trình: TSMC 12nm
- Dung lượng bộ nhớ: 6GB GDDR6 256 bit
- Tốc độ xung của bộ nhớ: 14Gbps
- TDP: 160W
- Bus nhớ: 192-bit
- Băng thông bộ nhớ: 336 GB/s
- Xung nhịp: 1365Mhz/1680Mhz (Base/Boost)
- Xung nhịp (One Key OC): 1365Mhz/1830Mhz (Base/Boost)
Mở hộp
Chưa rõ sản phẩm này nếu được phân phối tại thị trường sẽ có giá khoảng bao nhiêu, tuy nhiên khi đến tay chúng tôi, mẫu card đã ngay lập tức gây ấn tượng vì vẻ ngoài khá ngầu và đầy màu sắc cũng kích thước to lớn.
Mặt trước của hộp có ghi rõ logo iGame và ký hiệu GeForce GTX 2060, mặt sau giải thích về hệ thống làm mát được Colorful mô tả là tiên tiến về nhiều mặt, một điểm mạnh của mẫu card mà chúng ta sẽ nhắc đến ở phần sau.
Bên trong, nhà sản xuất đã trang bị một tờ hướng dẫn nhanh, bộ sticker dán của IGame, một chiếc kìm đa năng và cả găng tay để người dùng tiện nâng niu hoặc lắp card đỡ bị giật điện
Thiết kế
Như đã nói, điểm đáng chú ý đầu tiên về mẫu card đồ họa này là kích thước cực lớn. Thông tin trên website chính thức của Colorful cho biết chiếc GPU dài tới 31.5 cm, rộng 13.6 cm và dày 5.3 cm, nếu bạn thực sự muốn sử dụng con "quái vật" này, lời khuyên trước tiên: Hãy sắm cho mình một cỗ PC vừa tầm trước đã!
Về tổng thể, card đồ họa của Colorful vẫn giữ nguyên ngôn ngữ thiết kế của những sản phẩm tương tự đã ra mắt trước đây, gồm nhiều khối nhọn hình đa giác có nhiều hoa văn hút mắt mang đúng chất game thủ, bên dưới backplate cứng cáp còn được trang bị thêm hệ thống đèn LED và một màn hình nhỏ bên cạnh để hiển thị thông số, trông khá giống với một phi thuyền không gian trong phim viễn tưởng.
Bên cạnh vẻ ngoài hầm hố vốn có và kích thước khủng, sản phẩm của Colorful còn sở hữu hệ thống làm mát khá ngang tàn. Nhà sản xuất gọi đây là bộ làm mát "Swryizer 2.0" đã được cải tiến, bao gồm 5 ống dẫn nhiệt to lớn, 3 quạt "Saw Sickle" với đường kính không hề nhỏ, hứa hẹn mang đến trải nghiệm chơi game đỡ nóng bức cho game thủ hơn bội phần.
5 ống tản nhiệt trên RTX 2060 X Vulcan có kích thước cực lớn
Nhà sản xuất gọi đây là bộ làm mát "Swryizer 2.0"
Được biết, nhà sản xuất đã cải tiến thêm cho GPU thêm tính năng cho phép quạt tạm nghỉ khi thiết bị hoạt động ở mức thấp và có nhiệt độ vừa phải, trang bị một số cảm biến nhiệt độ bên dưới card để nhận biết khi nhiệt độ tăng cao.
Nút bấm One Key OC và các cổng kết nối của RTX 2060 Vulcan X OC
Ở phía đầu của card, có thể thấy rõ Colorful vẫn trang bị cho game thủ nút bấm One Key OC, giúp thiết bị ép xung khi cần thiết. Toàn bộ GPU cũng cho cảm giác chắn chắn, liền một khối vững trải khi cầm trên tay hay lắp vào PC.
Nhìn chung, nếu bạn là một gamer yêu vẻ đẹp hầm hố và nhiều màu sắc, RTX 2060 Vulcan X OC thực sự là một lựa chọn đáng lưu tâm.
So sánh với người anh tiền nhiệm GTX 1060
Nếu so sánh sức mạnh của RTX 2060 với một số đối thủ như RTX 2070 hay "người anh" GTX 1060, có thể thấy số nhân cuda của 2060 chỉ kém 2070 20% nhưng lại nhỉnh hơn gần 50% so với 1060
Hơn nữa, RTX còn sở hữu bộ nhớ 6GB GDDR6 chạy với tốc độ 14Gbps trên giao diện 192-bit bus, băng thông 336GB/s giúp thiết bị vận hành trơn tru. Về mức tiêu thụ điện năng, 2060 sử dụng điện 160W, nhiều hơn 1060 120W và chỉ kém 15W so với 2070.
Có thể nói RTX 2060 dù là mẫu card thấp nhất trong dòng RTX nhưng về lý thuyết lại có sức mạnh vượt trội hoàn toàn so với các đàn anh cùng phân khúc thời xưa. Đặc biệt hơn, người dùng còn bị thu bởi mức giá mà anh chàng này sở hữu. Được biết, RTX 2060 sẽ có giá bán dễ chịu hơn RTX 2070 hoặc GTX 1070Ti, chỉ đắt hơn GTX 1060 khoảng 100 USD.
Vậy thực chất hiệu năng của mẫu card này ra sao?
Đánh giá hiệu năng
Cấu hình thử nghiệm:
Chip Intel i7 8700K, mainboard Asus ROG Strix Z370-F Gaming, RAM G.Skill 2x8GB DDR4 2400MHz, nguồn Corsair HX1200i
Ở đây, chúng tôi đã thử sức RTX 2060 Vulcan X OC với GTX 1070Ti để so sánh trực tiếp sức mạnh, thử nghiệm với các tựa game gồm: Total War: Warhammer II, Assassin's Creed Origins, Far Cry 5 và Metro Exodus, tất cả đều đặt ở mức setting Ultra (mức cấu hình cao nhất của game).
Dưới đây kết quả có được về chỉ số FPS
Total War: Warhammer II
Assassin's Creed: Origins
Farcry 5
Qua trải nghiệm chơi game, RTX 2060 hay cụ thể ở đây là mẫu RTX 2060 Vulcan X OC có hiệu năng hoạt động tương đương GTX 1070Ti, thậm chí đôi khi còn thể hiện xuất sắc hơn ở một số game nhất định.
Ví dụ như ở tựa game Total War: Warhammer II (một game cực sát phần cứng), RTX 2060 đều có chỉ số FPS nhỉnh hơn GTX 1070Ti, duy trì được hiệu năng hoạt động tốt và giữ được FPS ổn định khi chạy ở độ phân giải từ 1080p, 1440p cho đến 4k, nhiệt độ không vượt quá 70 độ C. Từ đó, ngay cả GTX 1070 và GTX 1060 chắc chắn cũng không có cửa so với mẫu card này.
Điều này cũng có nghĩa, RTX 2060 dù là một mẫu card tầm trung có cấu trúc Turing thế nhưng đã có sức mạnh ngang ngửa với GTX 1070Ti - một mẫu card ở phân khúc cao hơn sở hữu cấu trúc Pascal cũ.
Tuy nhiên, RTX 2060 Vulcan X OC chỉ thể hiện ở mức tốt ở độ phân giải 2k, và khá tệ ở mức phân giải 4k khi chỉ đạt mức FPS thấp (30 - 40). Nếu muốn có được trải nghiệm game mượt mà ở mức phân giải cao nhất, bạn sẽ cần phải tìm tới những mẫu GPU ở phân khúc đắt hơn hoặc giảm cấu hình game từ Ultra xuống mức High/Medium để tăng FPS.
Nhiệt độ
Như đã nhắc đến ở trên, phiên bản RTX 2060 Vulcan X OC của Colorful sử dụng để chạy benchmark luôn có mức nhiệt duy trì ở mức 67 - 70 độ C ở mức tải cao. Bởi vậy, nếu là một người thích Overclock thì RTX 2060 hoàn toàn có thể đáp ứng tốt nhu cầu cho bạn vọc vạch.
Thông tin về nhiệt độ và hoạt động quạt gió trên RTX 2060 Vulcan X OC
Có thể thấy, Colorful đã làm rất tốt với sản phẩm của mình, dù hoạt động mạnh nhưng nhiệt vẫn duy trì ở mức mát mẻ, thế nhưng người dùng sẽ phải đánh đổi lấy tiếng ồn do quạt phát ra. Ở mức tải cao, RTX 2060 Vulcan X OC tạo nên âm thanh khá lớn và ồn, mặc dù đã đeo tai nghe nhưng vẫn có thể nhận thấy rõ nếu đặt PC ở khoảng cách gần.
Ray Tracing
Trải nghiệm với tựa game Metro Exodus có hỗ trợ công Real Time Ray Tracing, trên độ phân giải Full HD ở mức setting Ultra/High. Chỉ số FPS thu được như sau:
Kết luận
RTX 2060 Vulcan X OC là một mẫu card cực phù hợp để chơi tốt các tựa game mới nhất hiện nay trên độ phân Full HD, chế độ "OC" có thể sử dụng một cách dễ dàng, đi kèm cùng sự mát mẻ tới tự bộ tản nhiệt khá đồ sộ của Colorful.
Tuy nhiên, do chỉ là "em út" của dòng card đồ họa RTX, vậy nên 2060 phiên bản Vulcan X OC chỉ sở hữu khả năng chơi game với công nghệ Ray Tracing ở mức tạm ổn, kích thước khá lớn của mẫu card có lẽ sẽ khiến nhiều game thủ phải đắn đo. Hơn nữa, đây hoàn toàn không phải là một mẫu card tốt nhất nếu bạn thực sự muốn trải nghiệm trên môi trường game 2k hoặc 4k.
Theo Genk
Cận cảnh laptop Asus ROG Strix SCAR II GL504: giá 48 triệu cho Core i7, RTX 2060 Được làm mới cấu hình với thế hệ card đồ họa RTX mới từ Nvidia, Asus ROG Strix SCAR II GL504 hứa hẹn là mẫu laptop gaming tầm trung đáng quan tâm dành cho các game thủ. Điểm mới nhiều game thủ mong chờ chính ở việc mẫu laptop gaming từ Asus được bổ sung tùy chọn card đồ họa RTX mới của...