Nvidia lên kế hoạch giải quyết vấn đề thiếu hụt card đồ họa
Sự thiếu hụt card đồ họa đã khiến việc xây dựng các PC chơi game trở nên khó khăn, tuy nhiên Nvidia đã mở ra một con đường mới giúp giải quyết vấn đề, nơi hãng dự kiến nguồn cung sẽ cải thiện vào giữa năm 2022.
Theo Digitaltrends, giám đốc tài chính Nvidia Colette Kress giải thích tại hội nghị UBS Global TMT rằng công ty đã thành công trong việc tăng nguồn cung cấp GPU trong thời gian thiếu hụt. Cụ thể, hãng đã chi hàng tỷ USD để đạt được các thỏa thuận dài hạn với các nhà sản xuất khác nhau. Sự thẩm định này sẽ dẫn đến nhiều nguồn cung cấp hơn để sản xuất card đồ họa, do đó làm giảm sự thiếu hụt tổng thể.
Tin tức về của Nvidia đối với dòng card đồ họa khiến nhiều người cảm thấy ứng khởi
“Toàn bộ công ty sẽ thực hiện các công việc thích hợp để tiếp tục mua thêm nguồn cung. Chúng tôi đã có thể phát triển khá tốt trong năm nay với mức tăng trưởng tuần tự theo từng quý. Chúng tôi tiếp tục lên kế hoạch làm điều đó trong quý 4″, cô Kress nói.
Video đang HOT
Mặc dù không rõ Nvidia đã thực hiện giao dịch với nhà sản xuất nào nhưng Samsung có khả năng là một trong những đối tác bởi kiến trúc Ampere của Nvidia được xây dựng trên quy trình 8nm của hãng. Cô Kress đã chỉ ra rằng các giao dịch dài hạn cần một thời gian để có tác động, đồng thời cho biết mặc dù Nvidia muốn giảm giá bán nhưng công ty đã chọn giải pháp đợi cho đến khi có lượng cung hợp lý để thực hiện điều đó.
Tất nhiên, chỉ có thời gian mới chứng minh được liệu Nvidia có thể thực sự giảm bớt các vấn đề về nguồn cung trong năm tới hay không. Ngay cả CEO của Nvidia, Jensen Huang, cũng tin rằng tình trạng thiếu hụt sẽ tiếp tục diễn ra trong năm tới. Về cơ bản, Huang đã ca ngợi khả năng của công ty mình trong việc tìm nguồn cung cấp từ nhiều nhà cung cấp, kết hợp với khả năng mở rộng quy mô của công ty.
Ngoài quan hệ đối tác với các nhà máy, Nvidia cũng đang cố gắng thúc đẩy chính phủ Mỹ thực hiện các hành động chính sách. Cùng với các công ty công nghệ khác, Nvidia đang yêu cầu chính quyền Biden loại trừ card đồ họa khỏi thuế quan mà chính quyền ông Donald Trump trước đây ban hành đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc. Mức thuế đối với chất bán dẫn và bảng mạch in (PCB) ít nhiều cũng đã góp một phần vào giá card đồ họa cao ngất trời như hiện nay.
Được biết, một trong những vấn đề đang diễn ra gây ảnh hưởng đến việc thiếu hụt lượng GPU bắt nguồn từ các nguồn đầu cơ cũng như đào tiền mã hóa. Khoảng 25% tổng số GPU được bán trong nửa đầu năm 2021 thuộc về các thợ đào tiền ảo. Ngay cả khi Nvidia cố gắng tăng nguồn cung của mình, điều đó không đảm bảo rằng những đối tượng này bỏ qua nguồn người mở rộng quy mô và người khai thác sẽ không lấy thêm nguồn cung.
Hiện tại Nvidia được cho là đang phát triển dòng card đồ họa mã Lovelace với hứa hẹn sức mạnh khủng khiếp, tuy nhiên điều đó sẽ không có ý nghĩa nhiều nếu chúng tiếp tục khan hàng như card Ampere thế hệ hiện tại.
Bất chấp thiếu hụt, doanh số GPU vẫn tăng gần 26% trong năm 2021
Bất chấp tình trạng thiếu chip đang diễn ra, doanh số card đồ họa đã tăng gần 26% so với cùng kỳ năm ngoái.
Điều này khiến nhiều người đặt dấu hỏi về lượng card đồ họa tăng trưởng bắt nguồn từ đâu?
Theo một phân tích thị trường do Jon Peddie Research (JPR) thực hiện, doanh số card đồ họa rời đã tăng gần 26% trong suốt năm nay, với việc Nvidia và AMD đã xuất xưởng 12,7 triệu card vào năm 2021, tăng hơn 1 triệu chiếc so với năm 2020. Điều này chỉ áp dụng cho bảng bổ trợ (AIB), tức card đồ họa được sử dụng trong máy tính để bàn, máy chủ, máy trạm, thiết bị khoa học và các trang trại đào tiền mã hóa. Trong khi đó, card đồ họa tích hợp không được thống kê.
Giá card đồ họa cao hơn đến 300% so với mức MSRP nhưng vẫn cháy hàng
Sự gia tăng về doanh số card đồ họa cũng có thể nhìn thấy theo từng quý. So với quý trước, doanh số GPU đã tăng gần 11%. Tuy nhiên, con số này vẫn thấp hơn năm ngoái vốn đạt mức tăng là 17%.
AMD đã chứng kiến mức tăng theo quý lớn hơn Nvidia, nhưng chính Nvidia mới thống trị về mặt doanh thu so với cùng kỳ năm ngoái. So với quý trước, AMD đã xuất xưởng nhiều card đồ họa dành cho máy tính để bàn hơn 17,7% và mức tăng 20,8% so với năm trước. Nvidia có mức tăng hàng quý khiêm tốn hơn là 9,3%, nhưng mức tăng hàng năm hơn 27,1%.
Việc doanh số card đồ họa tăng là điều bất ngờ khi nhìn vào bối cảnh thị trường trong năm qua, khiến mua được card đồ họa ở mức giá bán lẻ khuyến nghị (MSRP) là điều gần như không thể. Nhiều người đang gặp khó khăn trong việc tìm mua những card đồ họa tốt nhất mà thị trường cung cấp do không có đủ card để sử dụng. Một số GPU phổ biến nhất như RTX 3080 tiếp tục được bán với giá cao gấp 3 lần so với mức MSRP của chúng. Các nhà bán lẻ thỉnh thoảng cung cấp lại những card này với giá hợp lý, nhưng card sẽ nhanh chóng hết chỉ sau vài giây.
Sự thiếu hụt chip chắc chắn đóng một phần nguyên nhân khiến việc mua GPU mới trở nên khó khăn, nhưng với sự gia tăng số lượng đơn vị xuất xưởng, dường như còn nhiều mặt khác của vấn đề xảy ra. Nếu những card đồ họa này không tiếp cận thị trường tiêu dùng thì chúng sẽ đi đâu? Câu trả lời có vẻ khá đơn giản, đó là những card đồ họa này đã nằm trong tay của những người đầu cơ để bán lại với giá cao hơn và những người khai thác tiền điện tử. Điều này khiến nhiều người muốn xây dựng các hệ thống PC lắp ráp phải lựa chọn bỏ ra số tiền lớn cho một GPU mơi hoặc không trang bị card nào cả. Trong khi đó, các nhà khai thác tiền mã hóa tiếp tục đầu tư vào card vì hoạt động này tiếp tục sinh lời bất chấp thị trường đang ngày càng biến động.
Các chuyên gia từ Intel, Nvidia và AMD đều đồng ý rằng tình trạng thiếu hụt GPU có thể tiếp tục trong ít nhất một năm nữa. Với các mẫu card đồ họa mới từ cả ba nhà sản xuất này, nhiều người hy vọng những card đồ họa đó sẽ đến tay người dùng PC thực sự.
Nvidia sẽ tung card đồ họa phổ thông cho PC chơi game vào tháng 1.2022 Các nguồn rò rỉ mới nhất cho thấy Nvidia đang sẵn sàng tung biến thể GPU chơi game giá rẻ đến PC vào tháng Giêng năm sau, mà cụ thể là 27.1 như báo cáo từ tài khoản Jongxing2020 trên Twitter. Theo PCGamesN, GeForce RTX 3050 của Nvidia đã trở thành lựa chọn sáng giá cho các laptop chơi game trong thời gian...