Nvidia cập nhật Android 4.3 cho máy chơi game Shield
Shield cũng được Nvidia bổ sung hàng loạt tính năng mới. Cũng đã gần 1 năm trôi qua kể từ thời điểm máy chơi game cầm tay Shield được NVIDIA giới thiệu tại CES 2013.
Sau nhiều tháng thử nghiệm và thăm dò thị trường, mới đây hãng này đã chính thức cập nhật Android 4.3 để bổ sung sức mạnh cho thiết bị chạy trên nền tảng vi xử lí Tegra 4 của mình. Kèm theo đó là việc kết thúc giai đoạn thử nghiệm (beta) cho của tính năng PC streaming, bổ sung chế độ console cũng như cải thiện khả năng hộ trợ tay cầm (controller) trên các game thuần cảm ứng.
Bản cập nhật được NVIDIA chính thức tung ra vào ngày hôm qua 28/10, với dung lượng khoảng 427MB. Ngoài việc nâng cấp phiên bản hệ điều hành lên Android 4.3, NVIDIA cũng thêm vào đó khá nhiều các cải tiến vào các phần mềm nền của hệ thống. Trong đó đầu tiên phải kể đến việc cho phép chuyển các file game APK và dữ liệu kèm theo sang thẻ microSD – một tính năng quan trọng đã bị bỏ qua trong lần ra mắt đầu tiên của sản phẩm. Điều này giúp giảm bớt đáng kể gánh nặng cho bộ nhớ trong của những người dùng có thói quen cài đặt nhiều game cùng lúc.
Tiếp theo là việc thiết kế lại đôi chút chức năng của phím Home – có lẽ là theo yêu cầu từ phía Google. Thao tác nhấn giữ phím Home trên Shield giờ đây sẽ khởi động Google Now, còn thao tác nháy đúp sẽ khởi động giao diện đa nhiệm, tương tự nhiều mẫu tablet hay smartphone Android trên thị trường. Có vẻ như Google đang muốn “chuẩn hóa” các thao tác dạng này trên càng nhiều loại thiết bị chạy Android càng tốt.
Tuy nhiên một trong những yếu tố mà nhiều người dùng quan tâm nhất là các cải thiện về mặt hiệu năng thì đáng tiếc lại không xuất hiện trong bản cập nhật này. Các chuyên viên của AnandTech đã tiến hành chạy một số bài test trên Shield sau khi cập nhận và nhận ra răng hiệu năng OpenGL ES 2.0 hầu như không có gì thay đổi. Dù sao thì với khả năng xử lí mạnh mẽ vốn có của chip Tegra 4, người dùng vẫn không cần thiết phải lo lắng mấy đến độ mượt mà của thiết bị.
Video đang HOT
Một trong những thay đổi lớn nhất trên Shield lần này là việc chính thức kết thúc giai đoạn thử nghiệm tính năng PC Streaming. Tên của tính năng này cũng được NVIDIA thay đổi thành GameStream, với tổng số lượng game được hỗ trợ tại thời điểm hiện tại đã lên tới con số 109. Kèm theo GameStream sẽ là bản cập nhật 1.7.0.0 của GeForce Experience và bộ GeForce drioojer bản 331.65.
Tính năng cơ bản của chức năng không có gì thay đổi – cho phép người dùng chơi các game PC trên Shield bằng cách stream dữ liệu điều khiển và hình ảnh. Các game được hỗ trợ sẽ được PC render ở độ phân giải 720p (lưu ý là GameStream đòi hỏi PC của người dùng phải sử dụng GeForce 650 trở lên) và stream tới Shield qua mạng nội bộ gia đình.
Đi kèm với GameStream là một số tính năng mới, trong đó phải kể đến console mode. Khi hoạt động ở chế độ này, người dùng có thể kết nối Shield với TV gia đình qua cổng HDMI, kết hợp thêm với một tay cầm bluetooth để stream game từ PC trong phòng ngủ/phòng làm việc ra tới nơi đặt TV (thường là phòng khách/giải trí trong nhà). Trước đây Shield cũng đã phần nào hỗ trợ khả năng này, nhưng giờ đây khi GameStream đã hoàn thiện thì ngay khi cổng HDMI được kết nối người dùng sẽ được hỏi về việc có muốn sử dụng console mode hay không.
Nếu câu trả lời là có thì toàn bộ giao diện Android cũng như độ phân giải của các game native trên Android sẽ được tăng lên thành 1080p. Tuy các game được stream từ PC hiện tại vẫn chỉ dừng ở mức 720p, nhưng theo NVIDIA thì trong các bản cập nhật sắp tới người dùng sẽ có thể tận hưởng game PC ở 1080p nếu kết nối Shield vào mạng Ethernet nội bộ (phải kết hợp sử dụng cáp USB-OTG và bộ chuyển USB ethernet).
Trong thử nghiệm tại AnandTech, tay cầm bluetooth Nyko PlayPad mà NVIDIA gửi kèm kết nối với Shield khá dễ dàng, các thao tác trên giao diện Android bằng tay cầm này cũng không mấy khó khăn. Việc đồng thời làm việc với cả 2 kết nối Wifi (để kết nối với mạng nội bộ) và bluetooth (để kết nối với tay cầm) có vẻ như chưa đủ để gây khó khăn cho đứa con cưng của NVIDIA, bằng chứng là hiện tượng lag giật hay delay không hề xuất hiện.
Cuối cùng phải kể đến một chức năng mới mang tên gamepad mapper, cho phép người dùng định nghĩa các thao tác cảm ứng sẽ được thực hiện khi sử dụng một phím cứng nào đó trên tay cầm. Với gamepad mapper, ta hoàn toàn có thể trải nghiệm một số game cảm ứng của Android bằng các tay cầm thông thường. Ngoại trừ một số dạng thao tác đã được NVIDIA định nghĩa sẵn, người dùng hoàn toàn có thể tạo ra các thao tác của riêng mình cho từng game riêng biệt. Mở một trong các game hoặc ứng dụng đã được định nghĩa thao tác cảm ứng riêng và gamepad mapper sẽ được tự động khởi động. Với chức năng này, ngay cả khi các hãng lập trình game Android không chịu sử dụng input API có sẵn của Shield để viết ra cơ chế điều khiển riêng cho tay cầm của máy chơi game này, NVIDIA vẫn có khả năng giúp khách hàng của mình tận hưởng các game đó mà không cần tới màn cảm ứng. Một nước đi khá khôn ngoan và hiệu quả.
Nhin chung, các cập nhật mới lần này đều hết sức đáng giá để giúp Shield giữ được tính cạnh tranh trên thị trường máy chơi game vốn đã rất khốc liệt. Kèm theo đó NVIDIA cũng không quên thông báo việc sẽ giảm 100$ giá Shield kèm theo 3 game miễn phí cho những khách hàng đã mua GeForce GTX 770, 780 hoặc Titan. Các khách hàng mua GTX 660, 660 Ti, 670, 680 và 760 cũng được hưởng 50$ giá ưu đãi cho Shield và 2 game miễn phí.
Theo VNE
Nối tiếp iPhone, iPad Mini là chiếc máy tính bảng có màn hình nhạy nhất
Không chỉ tỏ ra vượt trội với iPhone, iPad của Apple cũng có kết quả ấn tượng trong bài kiểm tra độ nhạy màn hình.
Bảng tổng kết khảo sát đo độ nhạy của Agawi với phân khúc tablet, mỗi chiếc máy tính bảng được thử nghiệm 50 lần bởi các công cụ cùng phần mềm chuyên nghiệp.
Tiếp nối ngôi vương của chiếc iPhone, theo kết quả thử nghiệm mới nhất của chiến dịch Agawi TouchMarks cho phân khúc máy tính bảng, iPad Mini và iPad 9,7 inch lại lần lượt dẫn đầu ở phương diện sản phẩm sở hữu màn hình nhạy nhất.
Theo kết quả mới được công bố, chúng ta có thể thấy rõ khoảng cách khá xa về độ nhạy màn hình giữa các thiết bị máy tính bảng của Apple và các thiết bị chạy hệ điều hành Android. Giải thích cho điều này, các nhà khoa học thuộc dự án cũng chỉ mới đưa ra một vài phỏng đoán và nhận định ban đầu chứ chưa có một đáp án chính thức nào như: màn hình được tối ưu độ nhạy hoặc GPU của thiết bị cũng có sự ảnh hưởng không nhỏ đến độ trễ trong tương tác.
Như có thể thấy, iPad Mini là sản phẩm có độ nhạy màn hình ấn tượng nhất với tốc độ phản hồi sau thao tác chạm chỉ 75 ms, nhỉnh hơn một chút so với người anh em iPad thế hệ 4 ở vị trí số 2 với 81 ms. Bám sát sau đó là chiếc Nvidia Shield của Nvidia và Surface RT của Microsoft với kết quả lần lượt là 92 và 95 ms. Kết quả khảo sát của máy tính bảng chạy Android nhìn chung là khá thất vọng khi đều cần tới hơn 100 ms để phản hồi sau khi người dùng chạm vào màn hình trong đó chậm nhất là Galaxy Tab 3 8.0 với độ trễ 168 ms.
iPad Mini hiện được coi là chiếc máy tính bảng sở hữu màn hình có độ nhạy cao nhất.
Để có cái nhìn đúng hơn về khảo sát trên, chúng ta cần hiểu rõ độ nhạy đang được bàn đến ở đây được đánh giá bằng khoảng thời gian trễ sau khi người dùng chạm vào màn hình và thiết bị phản hồi lại, chứ không phải độ nhạy của màn hình tính bằng khả năng có thể tương tác thông qua các đối tượng khác nhau như tay, bút cảm ứng hay thậm chí là găng tay.
Theo Agawi, với độ trễ bắt đầu từ 100 phần nghìn giây trở lên, người dùng đã có thể cảm nhận được khá rõ. Ở 50 phần nghìn giây, độ trễ vẫn có thể được cảm nhận và nó chỉ hoàn toàn biến mất ở mức 1 phần nghìn giây, mức độ mà cho đến nay vẫn chưa một thiết bị nào có thể đạt tới.
Khảo sát này được thực hiện với sự trợ giúp của một camera với khả năng ghi 240 hình trên giây và một thiết bị đặc biệt mang tên Touchscope. Mỗi thiết bị tham gia khảo sát được kiểm tra ít nhất 50 lần để có thể có được kết quả cuối cùng công bằng và chính xác nhất.
Rohan Relan, CEO và người sáng lập Agawi, cho hay ông cùng các cộng sự của mình tạo ra bảng xếp hạng này với mong muốn giúp các nhà sản xuất có thể hình dung rõ ràng hơn về việc sản phẩm của mình đang đứng ở đâu, từ đó có thể có các biện pháp để cải thiện độ trễ của thiết bị, nâng cao trải nghiệm người dùng.
Theo Tri Thức Trẻ
Máy chơi game chạy Android của Nvidia giá 349 USD Nvidia Shield sở hữu màn hình cảm ứng đa điểm 5 inch, hệ điều hành Android 4.2.2 và có đầy đủ cần điều khiển, phím điều hướng như máy chơi game chuyên dụng. Nvidia Shield có giá 349 USD. Hãng sản xuất card đồ họa hàng đầu hôm qua chính thức đổi tên thiết bị chơi game Project Shield trước đây thành Shield....