‘Nút thắt’ thương mại Mỹ-Trung có được gỡ bỏ?
Theo kế hoạch, các cuộc đàm phán thương mại Mỹ-Trung kết thúc vào tháng 3 vừa qua. Song có nhiều vấn đề nên hai bên thỏa thuận kéo dài thời gian đàm phán.
Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng đã gia hạn áp thuế nhiều tỷ USD vào hàng hóa của Trung Quốc để tạo điều kiện cho hai bên đạt được thỏa thuận toàn diện.
Các quan chức của Mỹ và Trung Quốc mới đây cũng đều cho rằng hai bên sắp đạt được một thỏa thuận lịch sử chấm dứt cuộc chiến thương mại hiện tại. Trung Quốc có thể đưa ra những đề xuất hấp dẫn như nhập khẩu nông sản và năng lượng của Mỹ như một cách để cắt giảm thâm hụt thương mại đang ngày càng gia tăng của Mỹ với Trung Quốc (378,7 tỷ USD vào năm 2018, bao gồm cả thương mại dịch vụ)…
Thông báo mới đây cho hay, phái đoàn Trung Quốc do Phó Thủ tướng Lưu Hạc dẫn đầu sẽ tới Washington vào ngày 8/5 để bắt đầu vòng đàm phán thương mại mới.
Tuy nhiên, ngoài những vấn đề nêu trên thì vẫn còn đó một “nút thắt” vô cùng quan trọng, rằng làm thế nào để Washington chắc chắn là Bắc Kinh sẽ giữ lời hứa của mình nhằm thực thi thỏa thuận đến cùng?
Theo truyền thống Mỹ, các nhà đàm phán của nước này đã đề xuất các cuộc họp hằng tháng, hằng quý và nửa năm một lần. Nếu giới doanh nghiệp Mỹ báo cáo các trường hợp vi phạm thỏa thuận của phía Trung Quốc, Washington có thể khởi động chuỗi tham vấn với những người đồng cấp Trung Quốc và sau đó đơn phương áp thuế mới nếu không có cách giải quyết nào được đưa ra.
Video đang HOT
Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer, người dẫn đầu phái đoàn đàm phán của Mỹ cùng với Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin, khẳng định rằng Washington sẽ không chấp nhận những “lời hứa suông” và sẽ yêu cầu xác thực là Bắc Kinh giữ lời hứa của mình.
Còn Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence mới đây cũng cho biết cơ chế thực thi thỏa thuận sẽ là chìa khóa cho quyết định có dỡ bỏ các mức thuế trừng phạt của Mỹ đang đánh lên hơn 250 tỷ USD hàng nhập khẩu từ Trung Quốc hay không.
Phía Bắc Kinh cũng có thể có động thái tương tự nếu Mỹ vi phạm thỏa thuận.
Trong khi đó, một diễn biến bất ngờ đáng chú ý, trước khi diễn ra vòng đàm phán mới tại Washington, trên trang Twitter cá nhân ngày 5/5, Tổng thống Trump cho biết “trong 10 tháng, Trung Quốc đã trả thuế 25% cho Mỹ đối với 50 tỷ USD hàng hóa lĩnh vực công nghệ cao và 10% cho 200 tỷ USD đối với các loại hàng hóa khác”.
Tuy nhiên, ông Trump cho biết sẽ tăng thuế từ 10% lên 25% đối với 325 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc từ ngày 10/5. Vì theo Tổng thống Trump, tiến trình đàm phán thỏa thuận thương mại giữa hai nước vẫn “tiếp diễn, nhưng quá chậm, khi họ (Trung Quốc) tìm cách đàm phán lại”?!
Động thái của Tổng thống Trump giống như một “thời hạn chót” mới và gây áp lực mạnh mẽ với Bắc Kinh trên bàn đàm phán, đồng thời phủ bóng đen lên triển vọng hai bên sẽ đạt được một thỏa thuận nhằm chấm dứt căng thẳng thương mại kéo dài nhiều tháng qua khiến tăng trưởng toàn cầu chậm lại cũng như gián đoạn các thị trường.
Cùng ngày, báo The Wall Street Journal cho biết Trung Quốc đang cân nhắc hủy các cuộc đàm phán với Mỹ trong tuần này sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump đe dọa tăng thuế đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc.
Vậy là các cuộc đàm phán thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc lại đang đối mặt với nguy cơ bị hủy bỏ hoàn toàn khi mà cả hai đều lên tiếng cảnh báo nhau trong việc gỡ “nút thắt” về quá trình thực thi thỏa thuận cũng như lời đe dọa của Tổng thống Trump trước ngày hai bên gặp lại tại Washington.
Tuyết Minh
Theo nld.com.vn
Mỹ, Trung Quốc tiếp tục 'phá băng' thương mại
Ngày 1/5, Trung Quốc và Mỹ bắt đầu vòng đàm phán thương mại lần thứ 10 tại thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc.
Đoàn đàm phán của Mỹ do Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin cùng Đại diện Thương mại Robert Lighthizer dẫn đầu.
Tại cuộc đàm phán lần này, hai bên sẽ tiến hành các cuộc thảo luận kéo dài cả ngày. Sau đó, trong tuần tới, Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc sẽ tới Mỹ tham dự vòng đàm phán tiếp theo.
Sau khi liên tục áp đặt các biện pháp thuế quan "ăn miếng trả miếng", gây ra tổn thất hàng tỷ USD cho cả hai bên cũng như làm gián đoạn chuỗi cung ứng hàng hóa và tác động tiêu cực tới thị trường tài chính, giới chức Mỹ, Trung Quốc đã ngồi vào bàn đàm phán để tìm kiếm thỏa thuận giúp chấm dứt "cuộc chiến" thương mại.
Cả hai bên đều cho biết đã đạt tiến triển trong đàm phán về các vấn đề như sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ bắt buộc...
Tuy nhiên, phía Mỹ khẳng định các vấn đề chính mà hai bên cần thống nhất là một cơ chế thực thi thỏa thuận và lộ trình dỡ bỏ các biện pháp thuế quan mà hai bên đã áp đặt nhằm vào nhau. Trong khi đó, giới chức Trung Quốc khẳng định dù họ đánh giá cơ chế thực thi thỏa thuận là quan trọng nhưng cơ chế này phải bảo đảm có tác động hai chiều chứ không chỉ nhằm hạn chế Trung Quốc.
Những tín hiệu tích cực phát đi từ cả hai phía trong vài tuần gần đây cho thấy nỗ lực nhằm giải quyết "cuộc chiến" thương mại giữa hai nền kinh tế hàng đầu thế giới đang được đền đáp. Sự nhượng bộ từ cả hai bên đã phần nào cởi nút thắt cho những bất đồng.
Ngay trước vòng đàm phán thứ 10, Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 25/4 cho biết ông sẽ sớm tiếp đón Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Nhà Trắng nhằm thiết lập nền tảng cho một thỏa thuận thương mại tiềm năng giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Theo TTXVN
Mỹ - Trung khôi phục đàm phán thương mại ở Bắc Kinh vào tuần tới Bộ trưởng Tài chính Mỹ Stenven Mnuchin ngày 6/2 cho biết ông và các quan chức Mỹ sẽ đến Bắc Kinh tuần tới để đàm phán thương mại với Trung Quốc, trong khi hạn chót để hai nước đạt được thỏa thuận ngày càng đến gần. Ông Mnuchin cho biết trong một cuộc phỏng vấn với CNBC rằng các cuộc đàm phán mà...