Nút thắt khiến Mỹ tụt hậu tiêm chủng
Toàn bộ hệ thống chính trị Mỹ nỗ lực thuyết phục người dân tiêm chủng, nhưng chưa vaccine nào được FDA cấp phép chính thức, làm dấy lên hoài nghi.
Từ Nhà Trắng đến Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), từ chính trị gia Dân chủ đến Cộng hòa và gần như toàn thể cộng đồng khoa học tại Mỹ đều kêu gọi người dân gấp rút tiêm chủng Covid-19. Tuy nhiên, sau những tiến bộ ban đầu, chiến dịch tiêm chủng của Mỹ đang chững lại và bị nước láng giềng Canada vượt mặt.
Theo giới quan sát, nỗ lực thúc đẩy tiêm chủng của chính quyền Tổng thống Joe Biden vẫn vướng một nút thắt đặc biệt khiến tốc độ tiêm vaccine toàn quốc khó nhanh như kỳ vọng: Cơ quan Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) chưa chính thức cấp phép bất kỳ vaccine Covid-19 nào.
Cả ba loại vaccine đang được Mỹ sử dụng là Moderna, Pfizer và Johnson&Johnson mới chỉ được “cấp phép sử dụng khẩn cấp” (EUA). Đây là hình thức cấp phép tạm thời, giúp người dân Mỹ tiếp cận vaccine trong thời gian cơ quan chức năng tiếp tục nghiên cứu về hiệu quả và mức độ an toàn dược phẩm.
Tuy nhiên, cơ chế này lại thành rào cản tiếp cận vaccine đối với quân đội, trường học và một số cơ quan tổ chức tại Mỹ.
Quân đội Mỹ hiện bắt buộc các quân nhân tiêm chủng một số loại vaccine mỗi năm, trong đó có vaccine cúm mùa, nhưng vaccine Covid-19 chưa được đưa vào danh sách này do chưa được cấp phép chính thức.
Tương tự, mọi nỗ lực bắt buộc giáo viên, nhân viên nhà trường và học sinh tiêm vaccine chưa có cấp phép chính thức đều có nguy cơ gặp rắc rối pháp lý. Quy định đi lại quốc tế của CDC cũng chỉ mới dừng ở xét nghiệm bắt buộc thay vì tiêm chủng.
Các chuyên gia cho rằng nếu FDA tháo gỡ nút thắt này, chuyển từ EUA sang cấp phép sử dụng chính thức cho vaccine, Mỹ có thể tạo ra khác biệt trong chiến dịch tiêm chủng.
Quân nhân đăng ký tiêm chủng Covid-19 tại căn cứ Fort Bragg. Ảnh: New York Times.
Video đang HOT
Cựu tổng y sĩ Jerome Adams lưu ý không ít trường học, đại học và doanh nghiệp rơi vào tình thế lúng túng về pháp lý khi vaccine thiếu giấy phép chính thức và họ muốn chờ tín hiệu an toàn từ FDA.
Việc gỡ nút thắt giấy phép sẽ giúp các cơ quan, tổ chức tại Mỹ tự soạn thảo quy định nội bộ về vaccine và đây là “con đường nhanh nhất” đến cột mốc 70% dân số toàn quốc được tiêm chủng, Adams nhấn mạnh.
Bên cạnh đó, chừng nào vaccine chưa được cấp phép chính thức, tâm lý hoài ghi vaccine càng thêm lý do để tồn tại ở Mỹ. Điều này đặc biệt nguy hiểm khi biến chủng Delta, với khả năng lây nhiễm cao hơn chủng virus gốc, đã trở thành chủng nCoV chủ đạo ở Mỹ. Người chưa tiêm vaccine đang chiếm tỷ lệ áp đảo trong số bệnh nhân Covid-19 tử vong trên toàn quốc.
Matthew Yglesias, cựu thành viên sáng lập hãng truyền thông Vox, cảnh báo nhóm người hoài nghi vaccine đang vin vào cái cớ “chưa được cấp phép chính thức” để từ chối tiêm chủng. Họ cho rằng FDA chưa đưa ra quyết định trên vì “vaccine chưa đủ dữ liệu an toàn”, điều khiến chính quyền Biden khó đưa ra thông điệp phản bác, vì thực chất FDA đang hành động theo đúng tư duy này.
Điều mâu thuẫn là bản thân Giám đốc FDA Janet Woodcock vẫn công khai ủng hộ tiêm chủng. Bà nhấn mạnh cơ quan “đã đánh giá quyết liệt và sâu sát” mọi loại vaccine được cấp quyền sử dụng khẩn cấp trước khi lưu hành.
Theo Woodcock, vaccine Pfizer được đánh giá đạt tiêu chuẩn cao của FDA về an toàn và hiệu quả. Thế nhưng, cơ quan quản lý này tới nay vẫn chưa đưa ra giấy phép chính thức cho bất kỳ vaccine Covid-19 nào.
Đối mặt với một đại dịch chưa từng có, FDA vẫn trung thành với quy trình cấp phép vaccine truyền thống của mình. Peter Marks, Giám đốc Trung tâm Đánh giá và Nghiên cứu Thuốc sinh học (CBER), cơ quan chịu trách nhiệm cho quá trình thẩm định giấy phép, kiên định với cách làm việc của mình. Ông lập luận việc đặc cách cấp phép quá nhanh sẽ làm giảm niềm tin công chúng về lâu dài đối với FDA lẫn những dược phẩm được phê chuẩn trong tương lai.
Cách tiếp cận theo khuôn mẫu của CBER và FDA khiến không ít nhà khoa học bối rối. Vaccine Pfizer đã được triển khai hơn 180 triệu liều và Moderna là hơn 133 triệu liều trên toàn nước Mỹ, với hàng triệu liều xuất khẩu khắp thế giới và trước đó là hơn 70.000 người tham gia thử nghiệm lâm sàng.
Nhiều tạp chí y khoa hàng đầu đã đăng nghiên cứu về độ an toàn và hiệu quả đối với vaccine dùng công nghệ mARN, sử dụng dữ liệu từ Israel, Qatar, Anh và nhiều nơi khác trên khắp thế giới
“Trong lịch sử y khoa, chưa từng có loại thuốc sinh học nào được soi xét về an toàn và hiệu quả đến mức này”, Eric J. Topol, giáo sư y học phân tử Mỹ và từng tham gia một số ủy ban cố vấn cho FDA, nhấn mạnh.
Trong khi vaccine chưa được cấp phép chính thức dù đã có vô số bằng chứng về lợi ích của chúng, FDA hồi tháng 6 lại đặc cách phê duyệt nhanh cho thuốc Aduhelm điều trị bệnh Alzheimer.
Bệnh nhân Alzheimer điều trị bằng thuốc Aduhelm, được FDA cấp phép nhanh vào tháng 6, dù chỉ một trong hai lần thử nghiệm lâm sàng cho kết quả tích cực. Ảnh: New York Times .
Thuốc do hãng dược Biogene phát triển, có giá thành cao nhưng dữ liệu khoa học và bằng chứng về hiệu quả đang gây nhiều tranh cãi. Điều này khiến giới khoa học càng hoài nghi liệu những thủ tục xét duyệt với vaccine Covid-19 có thật sự không thể thay đổi.
Giới phân tích chính sách Mỹ dự đoán vaccine Pfizer sẽ được FDA cấp phép đầy đủ sớm nhất là vào tháng 9. Vaccine Moderna có khả năng tiếp bước không lâu sau đó. Nhưng ở thời điểm đó, nước Mỹ sẽ đánh mất khoảng 2 tháng quý như vàng để đẩy mạnh chiến dịch tiêm chủng.
Tới nay, khoảng 34% người Mỹ đủ điều kiện tiêm vaccine vẫn chưa đăng ký, trong khi số ca nCoV mới đã tăng gần ba lần trong tháng qua và số ca tử vong tăng gấp đôi chỉ trong hai tuần.
Theo Topol, cấp phép chính thức cho vaccine Covid-19 đã trở thành vấn đề ưu tiên số một của ngành y tế cộng đồng Mỹ. “Nếu FDA ký giấy phép, chúng ta có thể tăng thêm 20 triệu người được tiêm chủng”, ông ước tính.
Tin đồn độc hại cản bước chương trình tiêm vaccine COVID-19 của Indonesia
"Người tiêm vaccine sẽ chết trong vòng 2 năm", "xe cứu thương hú còi chạy trên đường thực ra không chở bệnh nhân mà để dọa mọi người ở im trong nhà"... là những thông tin bịa đặt đáng sợ lan truyền trên mạng xã hội ở Indonesia thời gian qua, dẫn tới những hậu quả hết sức nghiêm trọng.
Một điểm chống dịch tại Indonesia. Ảnh: AFP
Theo tờ Straits Times, sức ép đối phó với hiện tượng tin đồn thất thiệt đang đè nặng lên các chính quyền địa phương và những người đứng đầu cộng đồng tại quốc gia đông dân thứ 4 thế giới này, cũng như đối với cả "gã khổng lồ" truyền thông xã hội Facebook.
Cổng thông tin Detik.com trụ sở tại Jakarta đưa tin hôm 9/7, một đám đông đã ném đá vào một xe cứu thương chạy ngang qua họ ở Klaten thuộc tỉnh Java, gây vỡ kính chắn gió. Người lái xe và bệnh nhân bên trong vẫn đến bệnh viện an toàn. Những vụ tấn công tương tự cũng xảy ra tại một số thành phố khác, trong đó có Yogyakarta và Solo.
Hiệp hội chống vu khống Indonesia (Mafindo) ngày 21/7 cho hay tình trạng xảy ra ngay cả khi các nhân viên lái xe cấp cứu đang phải chịu rất nhiều căng thẳng bởi lượng bệnh nhân xếp hàng dài.
Trên mạng xã hội, nó trở thành một cuộc chiến giữa những người sáng suốt và những người tin chuyện bịa đặt. Chủ tịch Màindo, Septiaji Eko Nugroho, đã mô tả thông tin sai lệch về COVID-19 là một mối nguy hiểm cản trở nỗ lực kiểm soát dịch bệnh.
Quốc gia Đông Nam Á này đã gia hạn phong tỏa một phần, vốn dự kiến kết thúc hôm 20/7, đến ngày 26/7 trong bối cảnh tiếp tục trận chiến chống lại làn sóng lây nhiễm kỷ lục do biến thể Delta của virus SARS-CoV-2 gây ra.
Theo các quy định khẩn cấp được triển khai từ ngày 3/7, các cửa hàng thực phẩm và siêu thị trên hai đảo Java và Bali (chiếm đến 2/3 ca mắc COVID-19 trên toàn Indonesia) chỉ được phục vụ lượng khách bằng công suất bình thường, đồng thời phải đóng cửa từ 8h tối. Các địa điểm công cộng như trung tâm mua sắm, công viên và nơi thờ tự được yêu cầu đóng cửa, trong khi các quán ăn chỉ được phép bán mang về hoặc giao hàng.
Ông Septiaji nói: "Những biện pháp ngăn chặn khẩn cấp này phải gắn kèm với những nỗ lực nghiêm túc để ngăn chặn các tin thất thiệt. Sự đồn đoán đã dẫn đến những vi phạm về quy tắc y tế và phản đối tiêm vaccine". Ông cho biết thêm đã có những bệnh nhân nhập viện quá muộn và tử vong bởi vì họ không tin tưởng hệ thống y tế.
Ông Eko Juniarto, quan chức phụ trách kiểm chứng sự thật tại Mafinda, ước tính số lượng tin giả mạo hiện nhiều gấp 10 lần số lượng tin chính thống. Theo ông, đây là một vấn đề nghiêm trọng bởi rất nhiều người lại có xu hướng nghe theo tin đồn hơn, trong khi chỉ có số ít đọc tin chính thống.
Cảnh sát an ninh mạng đã triệu ít nhất 1 bác sĩ ở quốc gia này sau khi lên mạng xã hội phao tin rằng dịch COVID-19 không có thật và những người khỏe mạnh đã chết vì dùng thuốc quá liều. Cảnh sát cho biết tại cơ quan điều tra, bác sĩ Lois Owien thừa nhận quan điểm cá nhân của mình không dựa trên nghiên cứu khoa học, song việc này không ngăn cản hàng ngàn người theo dõi tài khoản mạng xã hội của cô dừng việc ủng hộ thông tin sai lệch đó.
60% tin giả mạo ở Indonesia lan trên mạng Facebook bởi quốc gia này là có lượng người sử dụng Facebook nhiều thứ 3 thế giới, xếp sau Ấn Độ và Mỹ. Các mạng xã hội khác là nơi 40% tin giả còn lại lan truyền.
Mafindo cũng thúc giục các ngôi làng và bệnh viện đẩy mạnh nỗ lực chống tin thất thiệt vì COVID-19 bằng cách thường xuyên dán áp phích đăng tải tin cải chính về những vụ đồn đoán mới nhất. Cơ quan này cũng kêu gọi những người đứng đầu cộng đồng và chức sắc tôn giáo ra tay trợ giúp.
Mỹ tụt lại trong cuộc đua tiêm chủng toàn cầu Dù có nguồn vaccine dồi dào khiến nhiều nước ghen tị, chiến dịch tiêm chủng của Mỹ đã chững lại và có nguy cơ tụt hậu so với thế giới. Tổng thống Joe Biden đang nỗ lực kêu gọi người Mỹ tiêm vaccine Covid-19 khi chiến dịch tiêm chủng của nước này chững lại. Tại một số bang, chưa tới một nửa dân...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Dấu ấn cuộc đời Giáo hoàng Francis

'Lửa Mặt trời' TOS-1A của Nga vừa bị UAV Ukraine bắn hạ trang bị công nghệ gì?

Ấn Độ: Chống chọi với ô nhiễm không khí nghiêm trọng

Quốc gia nắm chìa khóa phá thế độc quyền đất hiếm của Trung Quốc

Bắc Kinh cảnh báo các nước không được ký thỏa thuận thương mại với Mỹ gây tổn hại cho Trung Quốc

Đại học Harvard có nguy cơ bị chính quyền Tổng thống Trump cắt tài trợ thêm 1 tỷ USD

Thụy Điển bán chiến đấu cơ cho Peru: Châm ngòi cuộc chạy đua vũ trang mới ở 'sân sau' của Mỹ?

Thuế quan của Mỹ: Hàn Quốc sẽ đàm phán với Mỹ theo thể thức '2+2'

Gần 70% diện tích Dải Gaza nằm trong lệnh di dời của Israel

Quân đội Trung Quốc mang phi đội hùng hậu đến Ai Cập tập trận

Israel tiếp tục không kích các mục tiêu Hezbollah ở miền Nam Liban

Nga không gia hạn lệnh ngừng bắn nhân dịp lễ Phục sinh
Có thể bạn quan tâm

5 thủ đoạn Chủ tịch Tập đoàn Tuấn Ân thâu tóm 26 gói thầu
Pháp luật
16:45:40 21/04/2025
Một gian hàng của Hằng Du Mục thu hơn 58 tỷ đồng trong 3 tháng
Tin nổi bật
16:39:12 21/04/2025
Hơn 1 tháng nữa có 2 con giáp gặp thời đổi vận, cuộc sống sung túc giàu có, 1 con giáp thận trọng
Trắc nghiệm
16:29:33 21/04/2025
Nguyễn Xuân Son nhận tin vui từ bác sĩ, sẵn sàng trở lại cho trận đấu quyết định của tuyển Việt Nam
Sao thể thao
16:27:05 21/04/2025
Nghề khóc thuê, "thợ" khóc dập đầu 500 lần/ngày, quỳ đến chai gối
Lạ vui
16:23:58 21/04/2025
HOT: Cặp đôi nam vương - mỹ nhân Vbiz yêu 3 năm, từng tham gia Người Ấy Là Ai thông báo chia tay
Sao việt
16:19:18 21/04/2025
Hôm nay nấu gì: Cơm tối ngon miệng, nhìn là thèm
Ẩm thực
16:15:07 21/04/2025
Danh sách những mẫu Galaxy được cập nhật One UI 8
Thế giới số
15:42:00 21/04/2025
HOT: Kristen Stewart tổ chức đám cưới với vị hôn thê
Sao âu mỹ
15:26:44 21/04/2025
NSND Hồng Vân: "Tôi phải nghĩ cách đưa thi thể Anh Vũ từ Mỹ về Việt Nam, đêm đó khủng khiếp nhất"
Tv show
15:24:51 21/04/2025