Nứt nẻ chân tay: Không được ngâm nước muối
Nứt nẻ chân tay thường gặp vào mùa đông, nhất là đối với những nhóm đối tượng thường xuyên ngâm nước, hoặc ngâm tay chân trong hóa chất, phân bón, thuốc tẩy rửa.
Mẹ tôi làm ruộng, cứ vào vụ chiêm xuân, nhất là vào những ngày đông lạnh giá thì mẹ hay bị ngứa chân tay. Nhiều lần gót chân, ngón tay còn bị nứt nẻ ngâm vào nước là rất xót. Mẹ tôi đã mua thuốc mỡ về bôi nhưng vẫn không khỏi. Xin hỏi mẹ tôi mắc bệnh gì, làm sao để điều trị khỏi bệnh.
Nguyễn Lan An (Thanh Oai, Hà Nội)
Ảnh minh họa
Nứt nẻ chân tay thường gặp vào mùa đông, nhất là đối với những nhóm đối tượng thường xuyên ngâm nước, hoặc ngâm tay chân trong hóa chất, phân bón, thuốc tẩy rửa. Bệnh nứt nẻ chân tay hay còn gọi là bệnh á sừng, một nhóm trong các bệnh thuộc bệnh viêm da cơ địa. Bệnh có tính chất di truyền hoặc tính chất thời tiết.
Trước mắt, để hạn chế tình trạng nứt nẻ, đau đớn cho mẹ, bạn cần khuyên mẹ bạn dùng đồ bảo hộ khi lao động như găng tay, ủng, vệ sinh sạch chân tay sau khi đi làm đồng. Sau đó, lưu ý mẹ đảm bảo bữa ăn đủ dinh dưỡng, kết hợp với uống kháng sinh chống nhiễm khuẩn và dùng thuốc giữ ẩm thường xuyên.
Video đang HOT
Bệnh nhân không được tự pha nước muối để ngâm chân vì nước muối ưu trương sẽ hút nước trong tế bào ra làm da càng khô và nứt sẽ rộng và sâu hơn. Nếu đã áp dụng các biện pháp trên mà da mẹ bạn vẫn không được cải thiện thì nên đưa mẹ đi khám tại chuyên khoa da liễu để được chẩn đoán bệnh và hướng dẫn cụ thể hơn.
BS Nguyễn Thanh Hằng
Bệnh viện Da liễu T.Ư
Theo Dân Việt
Những đồ uống không nên uống khi mới ngủ dậy
Uống nước buổi sáng sớm được coi là một lối sống lành mạnh. Nhưng có những thứ nước không nên uống vào buổi sáng lúc thức dậy.
Bạn có biết đó là những thứ nước nào không?
Nước muối
Một số người nghĩ rằng uống nước muối nhạt tốt cho sức khỏe. Nếu cơ thể đổ mồ hôi, thì việc uống một chút nước muối sạch vì nó sẽ làm tăng độ ẩm trong cơ thể. Nhưng quan niệm uống nước muối nhạt vào buổi sáng lại là một nhận thức sai lầm.
Nghiên cứu sinh lý cho thấy rằng do chúng ta không uống giọt nước nào trong giấc ngủ cả đêm, nên không có nước cung cấp cho hệ hô hấp, cho hoạt động đổ mồ hôi, và để tạo thành nước tiểu. Tuy nhiên, các hoạt động sinh lý lại tiêu thụ khá nhiều nước. Khi thức dậy vào buổi sáng, nếu uống một lượng nước nhất định có thể pha loãng máu sớm, điều chỉnh một đêm mất nước của cơ thể. Nhưng nước muối lại không phải là một giải pháp, vì nước muối làm cho miệng khô hơn. Hơn nữa, với những người bị cao huyết áp, uống nước muối dù là muối nhạt vào buổi sáng sẽ khiến áp lực máu cao, gây nguy hiểm sức khỏe.
Nước đá
Nhiều người lại có sở thích buổi sáng uống một ly nước đá, đặc biệt là vào mùa hè. Trên thực tế, đây không phải là khoa học bởi nó cũng sẽ có ảnh hưởng xấu đến cơ thể chúng ta.
Nước trái cây
Cốc nước đầu tiên nên uống lúc buổi sáng sẽ không phải là nước ép trái cây, cà phê, sữa và các thức uống khác tương tự. Các loại nước này chủ yếu có chứa axit citric, và làm tăng tốc độ quá trình trao đổi chất canxi, làm giảm hàm lượng canxi trong máu. Nếu uống lâu dài có thể dẫn đến thiếu hụt canxi. Trong khi các đồ uống khác có lợi cho đi tiểu, nhưng cơ thể thiếu nước vào buổi sáng cũng không thể uống loại nước này, thay vào đó còn làm tăng tình trạng thiếu nước trong cơ thể.
Nước đun sôi để lâu
Trong nước đun sôi có các hợp chất hữu cơ có chứa nitơ, nếu để lâu sẽ tiếp tục được chuyển thành nitrite. Đặc biệt, nước được lưu trữ quá lâu còn không thể tránh khỏi vi khuẩn, các nitơ phân hủy vật chất hữu cơ, hình thành các nitrite thậm chí còn cao hơn nữa. Sau khi uống này nitrite trong nước kết hợp với hemoglobin, có thể ảnh hưởng đến chức năng vận chuyển oxy trong máu.
Vì vậy, không nên uống nước đun sôi để lâu quá 24 giờ.
Ngoài ra, nước tinh khiết, khoáng đóng chai cũng không nên được lưu trữ quá lâu. Dù là nước đóng chai hay đóng thùng thì cũng không nên uống lâu hơn 3 ngày.
Nước máy
Ngày nay, có những thiết bị hiện đại được quảng cáo có thể lọc nước máy thành thứ nước có thể uống ngay được. Nhưng dù sao bạn cũng không nên uống nước trực tiếp từ vòi nước máy, vì nước này có thể bị ô nhiễm sau một đêm, do sau một đêm, dòng nước đi qua vòi kim loại sẽ có nguy cơ bị hydrate hóa dẫn đến phản ứng kim loại và tạo thành nguồn nước bị ô nhiễm. Ngoài ra, các vi sinh vật trong nước và nhiều chất có hại khác cũng có thể đe dọa đối với sức khỏe, nhất là với đường hô hấp.
Vì vậy, để tránh nguy hại cho sức khỏe, nên tránh dùng những dòng nước đầu tiên từ vòi nước hay bình nước. Uống nước lọc là tốt nhất nhưng nên uống loại nước lọc không tích trữ quá lâu trong bình hay chai nhựa...
Theo PNO
Nước muối sinh lý: Dùng sao cho hiệu quả? Nước muối (natri clorid) được pha chế với tỷ lệ 0,9%, tức 1 lít nước với 9g muối tinh khiết, được gọi là nước muối sinh lý và dùng được cho mọi lứa tuổi. Trong y học, nước muối sinh lý được coi như một loại thuốc có khả năng hấp thu tốt qua đường tiêu hóa và đặc biệt có thể hấp...