Nuốt phải nước hồ bơi và kết cục cay đắng mà chàng trai 28 tuổi phải gánh chịu
Ngày hôm sau, Jin Yong Woo bắt đầu có biểu hiện nổi mẩn đỏ khắp người, sốt cao, đau họng.
Jin Yong Woo (28 tuổi) sống tại Hàn Quốc. Sau khi kết thúc học kỳ, Jin Yong Woo cùng bạn bè đến công viên nước chơi. Trong khi đang nô đùa với bạn bè, anh không may nuốt phải nước trong hồ bơi. Nghĩ rằng nước trong hồ bơi chỉ là nước bình thường nên anh không lo ngại và cũng quên chuyện này khi về đến nhà.
Ngày hôm sau, Jin Yong Woo bắt đầu có biểu hiện nổi mẩn đỏ khắp người, sốt cao, đau họng. Anh nghĩ mình mắc bệnh cảm sốt, nhưng tình hình dần trở nên nghiêm trọng, kèm theo dấu hiệu hô hấp khó khăn.
Khi Jin Yong Woo được đưa vào bệnh viện, anh được chẩn đoán mắc bệnh viêm phổi hít. Một tháng sau, anh xuất hiện triệu chứng tim phổi cấp tính, viêm phổi hít, tràn dịch màng phổi, tràn khí màng phổi, suy hô hấp.
Cha của Jin Yong Woo cho biết, theo phỏng đoán, bệnh viêm phổi mà con trai ông gặp phải là do hóa chất trong hồ bơi đã ngấm vào phế quản, khiến phế quản và phổi bị viêm và tổn thương.
Sau đó, Jin Yong Woo phải tiến hành điều trị cấy ghép phổi. Khi tỉnh lại, anh phải phụ thuộc vào phương pháp thở bằng máy. Do thời gian hôn mê sâu và thời gian nằm trên giường bệnh kéo dài khiến anh sụt cân, cơ thể gầy gò. Thời điểm hiện tại anh vẫn phải thường xuyên đến bệnh viện tái khám.
Video đang HOT
Nhận lời phỏng vấn về trường hợp này, bác sĩ Phùng Hiển Đạt, trung tâm cấp cứu Hong Kong Emergency Medicine Centre cho biết, trường hợp anh Jin Yong Woo nuốt phải nước hồ bơi dẫn đến mắc bệnh viêm phổi hít là trường hợp hiếm gặp, thông thường bệnh viêm phổi hít xảy ra phần nhiều ở người bị đuối nước.
Còn về hóa chất trong hồ bơi chủ yếu là chlorine, canxi, cyanuric acid được điều chỉnh theo tỉ lệ thích hợp nên sẽ không gây ra bệnh viêm phổi hít. Nguyên nhân có thể là do anh Jin Yong Woo nuốt phải nước trong hồ bơi chứa vi khuẩn dẫn đến nhiễm trùng, gây ra bệnh viêm phổi hít.
Thông thường người có sức đề kháng kém, chẳng hạn người mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ nhiễm khuẩn rất cao. Tuy nhiên, không loại trừ trường hợp người khỏe mạnh cũng có thể mắc bệnh.
Người bị viêm phổi hít có triệu chứng sốt, hen suyễn, ho, nghiêm trọng hơn là suy hô hấp, vi khuẩn sẽ xâm nhập vào mạch máu gây tổn hại cho các cơ quan bên trong cơ thể.
Theo Topick/Helino
Người bệnh ung thư phổi thêm cơ hội sống khi điều trị bằng phương pháp mới này?
Với kỹ thuật đốt u phổi bằng vi sóng dưới hướng dẫn cắt lớp vi tính, bệnh nhân ung thư phổi sẽ có thêm nhiều hy vọng. Vậy ai sẽ được chỉ định áp dụng phương pháp này?.
Ung thư phổi hiện là một trong những loại ung thư hàng đầu ở nước ta và có tỷ lệ tử vong rất cao. Để điều trị cần phải thực hiện phối hợp nhiều phương thức. Gần đây, khoa học công nghệ đã có thêm phương pháp mới có thể giúp tiêu diệt tế bào u tại chỗ một cách nhanh chóng, trong thời gian ngắn. Đó là phương pháp đốt u phổi bằng vi sóng dưới hướng dẫn của cắt lớp vi tính.
Đốt u phổi bằng thiết bị vi sóng dưới hướng dẫn cắt lớp vi tính còn gọi kỹ thuật đốt u bằng vi sóng. Đây là kỹ thuật được nhiều quốc gia áp dụng.
Tại Đông Nam Á, Bệnh viện Phổi Trung ương là đơn vị đầu tiên có thiết bị và đã triển khai thành công kỹ thuật này. Kỹ thuật đã được bệnh viện ứng dụng để đốt u phổi qua da (xuyên thành ngực) và thời gian tới sẽ tiến hành đốt u phổi qua phẫu thuật nội soi hoặc khi phẫu thuật mở.
Kỹ thuật đối u phổi bằng vi sóng dưới hướng dẫn của cắt lớp vi tính ở BV Phổi TƯ thực hiện là đơn vị đầu tiên tại Đông Nam Á áp dụng. Ảnh BVCC
Mới đây, bệnh viện Phổi Trung ương đã tiếp nhận trường hợp bệnh nhân nam (80 tuổi, quê ở Thái Nguyên) có khối u lớn thuỳ dưới phổi phải, khi sinh thiết, bệnh nhân bị ung thư phổi biểu mô tuyến. Hình chụp PET/CT xuất hiện u tăng chuyển hóa mạnh (SUV= 13,6), không thấy hình hạch tăng chuyển hóa rốn phổi, trung thất. Cách đây 10 năm bệnh nhân đã từng cắt thuỳ trên phổi trái do u.
Bệnh nhân có chỉ định phẫu thuật song tuổi cao, tiền sử đã mổ cắt thùy trên phổi trái nên bệnh nhân không muốn phẫu thuật. Các bác sỹ liên khoa của bệnh viện đã nhanh chóng hội chẩn và chỉ định đốt u phổi bằng vi sóng dưới hướng dẫn cắt lớp vi tính.
Trong quá trình phẫu thuật, bệnh nhân được gây mê ngắn đường tĩnh mạch. Sau đó, kim đốt được các bác sĩ đưa vào đúng trục dọc của khối u và kim được nối với máy phát sóng ngắn. Do khối u lớn, các bác sỹ đã phải chia 2 liệu trình đốt để đảm bảo kết quả tối đa. Sau 3 tuần thực hiện thủ thuật, vùng đốt hoại tử dần.
Người bệnh ung thư phối có thêm cơ hội sống với phương pháp mới này. Ảnh BVCC
Ngoài bệnh nhân nam này, 12 bệnh nhân được sử dụng kỹ thuật này vẫn đang được theo dõi chặt chẽ. Trên từng bệnh nhân cho thấy, tình trạng sức khoẻ, chất lượng sống được cải thiện cho thấy kết quả khá khả quan.
TS.BS. Cung Văn Công, Trưởng khoa Chẩn đoán hình ảnh (BV Phổi Trung ương) cho biết, điều trị đốt u phổi bằng vi sóng là hình thức gây hoại tử khối u tại chỗ bằng nhiệt. MWA sử dụng sóng điện từ trong quang phổ năng lượng vi sóng (300 MHz - 300 GHz) để tạo ra hiệu ứng làm nóng tổ chức mô trong khoảng thời gian đủ gây chết tế bào và hoại tử trong khu vực mô quan tâm. Hiệu ứng nhiệt sẽ gây đông vón, hoại tử và gây chết tế bào trong phạm vi tác động của sóng ngắn. Kỹ thuật mới này, người bệnh ung thư phổi sẽ được điều trị hiệu quả hơn giúp kéo dài sự sống.
Theo TS. BS Công, những trường hợp có thể áp dụng thực hiện phương pháp này gồm: Bệnh nhân mắc u phổi ác tính nguyên phát loại không tế bào nhỏ có đường kính ngang lớn nhất dưới 5 cm; bệnh nhân có chỉ định phẫu thuật nhưng không muốn hoặc không thể phẫu thuật; những bệnh nhân có các nốt thứ phát đến phổi, số lượng ít có thể tiến hành đốt tiệt căn bằng phương pháp này; những bệnh nhân khối u đã lớn, với mong muốn điều trị giảm nhẹ.
Các bác sĩ cho biết thêm, kỹ thuật này cũng có thể gây ra các biến chứng song thường ít gặp như: đau, sốt, tràn khí màng phổi, tràn dịch màng phổi, ho ra máu, viêm phổi, viêm thành ngực cũng đã được y văn đề cập.
Để giảm thiểu các biến chứng này, qua các ca bệnh đã được thực hiện tại bệnh viện, các bác sỹ tại BV Phổi trung ương đã tuân thủ chặt chẽ các bước theo qui trình đã được Ban Giám đốc phê duyệt.
P.Thuận - Đỗ Huy
Theo giadinh.net.vn
Cô gái hay bị đau họng, ai ngờ đó là khối u não Christina Giuffrida (hiện 19 tuổi) ở Yonkers, New York (Mỹ), bị chứng đau nửa đầu từ khi còn nhỏ, thị lực kém và phải đeo kính từ 9 tuổi. Ảnh minh họa Đến năm 15 tuổi, Giuffrida bắt đầu trải qua các triệu chứng giống như dị ứng, đặc biệt là đau họng. Ngoài ra, bố mẹ cô nhận thấy cô thường nghiêng...