Nuôi vỗ béo bò, nông dân “đút túi” dễ 1 triệu đồng/tháng mỗi con
Bùi Quang Hòa, khu 7, xã Tề Lỗ, huyện Tam Nông (Phú Thọ) là một trong những hộ đi đầu trong mô hình nuôi bò vỗ béo. Đến nay, trong chuồng nhà anh lúc nào cũng có trên dưới 10 con bò, 1 năm xuất chuồng 3 lần, cho thu lãi hơn 100 triệu đồng…
Nhằm phát huy thế mạnh kinh tế chăn nuôi, những năm qua, xã Tề Lễ, huyện Tam Nông đã tranh thủ các nguồn vốn đầu tư từ nhiều chương trình, dự án để hỗ trợ, tạo điều kiện cho nông dân phát triển kinh tế, trong đó mô hình nuôi bò vỗ béo đang mang lại hiệu quả thiết thực.
Đàn bò vỗ béo của anh Bùi Quang Hòa, khu 7, xã Tề Lễ, huyện Tam Nông, 4 tháng xuất chuồng 1 lầnđem lại thu nhập cao cho gia đình. Ảnh: Quốc Đại.
Đầu năm 2016, Trung tâm khuyến nông tỉnh đã phối hợp với UBND xã Tề Lễ triển khai thí điểm mô hình nuôi bò vỗ béo cho 50 hộ nông dân thuộc các khu 5,6,7 8. Theo đó, các khu sẽ được chia đều 165 con bò, mỗi hộ khi tham gia sẽ được hỗ trợ 135kg cám/1con và được tập huấn đầy đủ các lớp về kỹ thuật chăn nuôi bò thịt, sản xuất và chế biến một số loại thức ăn, kỹ thuật vỗ béo, phòng và trị một số bệnh thường gặp, quản lý đàn bò và cách tính hiệu quả kinh tế.
Được biết, mô hình nuôi bò vỗ béo sau 3-4 tháng đạt tăng trọng bình quân 760g/con/ngày, tính theo giá bán bò tại địa phương, sau khi trừ chi phí mỗi con bò trung bình cho thu lãi từ 900.000 đồng đến 1.000.000 đồng/tháng, cao hơn 11,12% so với chăn nuôi bò theo phương pháp truyền thống. Sau một thời gian triển khai thí điểm mô hình nuôi bò vỗ béo, hiện nay, xã Tề Lễ đã có thêm 28 hộ tham gia với số lượng 112 con.
Điển hình như hộ anh Bùi Quang Hòa, khu 7, là một trong những hộ đi đầu trong mô hình nuôi bò vỗ béo ở xã. Năm 2000, anh Hoà đã triển khai mô hình vườn, ao, chuồng kết hợp nuôi bò truyền thống nhưng hiệu quả kinh tế không cao. Ngay khi mô hình nuôi bò vỗ béo về đến xã, do xuất thân từ người buôn bán nhỏ lẻ nên anh đã nắm bắt được thị trường kinh doanh và nhận thấy việc nuôi bò vỗ béo tốt hơn so với nuôi lợn, cá nên mạnh dạn đầu tư 4 con bò giống vỗ béo. Đến nay, trong chuồng nhà anh lúc nào cũng có trên dưới 10 con bò, 1 năm xuất chuồng 3 lần, cho thu lãi hơn 100 triệu đồng. Đây là 1 trong những cách làm giàu từ nông nghiệp.
Video đang HOT
Ông Nguyễn Hữu Hưng – Chủ tịch UBND xã Tề Lễ khẳng định: “Trong điều kiện khu vực chăn thả ngày càng hạn hẹp, và tình hình khủng hoảng giá lợn hiện nay thì việc thực hiện mô hình nuôi bò vỗ béo là hướng đi phù hợp trong chăn nuôi ở địa phương với ưu điểm rút ngắn được 7-8 tháng nuôi so với bò sinh sản truyền thống và không mất công chăn thả nên từ khi triển khai đã được nhân dân đồng tình, hưởng ứng, góp phần tăng hiệu quả kinh tế, giúp xóa đói giảm nghèo. Đây là cách làm giàu ở nông thôn”.
Thời gian tới, xã Tề Lễ xác định chăn nuôi là một trong những ngành kinh tế là mũi nhọn của địa phương nên sẽ tích cực vận động, tuyên truyền người dân mạnh dạn dồn đổi ruộng đất, nhân rộng mô hình nuôi bò vỗ béo đối với nhiều gia đình đồng thời điều kiện cho người dân mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao thu nhập, vươn lên làm giàu.
Theo Quốc Đại (Báo Phú Thọ)
Nông dân trồng hoa mang cả trăm triệu từ đồng về nhà
Từ nguồn vốn vay ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH), hàng nghìn hộ dân trên địa bàn huyện Mê Linh (Hà Nội) đã có điều kiện đầu tư mở rộng, phát triển sản xuất, tăng thu nhập cho gia đình.
Trồng hoa lãi gấp chục lần trồng lúa
Gia đình ông Nguyễn Duy Tạo ở thôn Hạ Lôi, xã Mê Linh là một trong hàng nghìn hộ sử dụng vốn vay Ngân hàng CSXH hiệu quả. Vợ chồng ông Tạo đang tất bật cắt hoa hồng giao cho khách. Ông Tạo thổ lộ: "Xã Mê Linh có chợ đầu mối nên thị trường tiêu thụ hoa rất thuận lợi. Hoa trồng đến đâu bán hết đến đó. Mấy năm nay, hoa hồng được giá nên thu nhập cũng khá. Đây là 1 trong những cách làm giàu từ nông nghiệp...".
Nhờ vốn vay tín dụng CSXH, nhiều hộ trồng hoa ở Mê Linh có thu nhập cao. Ảnh: Thu H
Theo tính toán của ông Tạo, trung bình mỗi sào hoa, sau khi trừ hết chi phí, lãi 10 - 15 triệu đồng/năm, gấp chục lần so với trồng lúa, gấp 4 lần so với trồng rau. Trước đây, khi chưa trồng hoa, người dân xã Mê Linh cứ trăn trở với việc, trồng cây gì để làm giàu. "Tuy nhiên, vốn đầu tư trồng hoa không hề nhỏ. Để đầu tư cho mỗi sào hoa, người dân phải bỏ ra từ 25 - 30 triệu đồng. Gia đình tôi mới thoát nghèo chưa lâu, muốn mở rộng diện tích trồng hoa nhưng không có tiền" - ông Tạo kể.
Đang lúc khó khăn, qua "kênh" Hội ND xã, ông Tạo được Ngân hàng CSXH huyện Mê Linh cho vay 40 triệu đồng chương trình vốn vay giải quyết việc làm. Từ năm 2014 đến nay, ông Tạo đã mở rộng diện tích trồng hoa lên 8 sào. Nhờ trồng hoa, gia đình ông lãi 100 triệu đồng/năm.
Trao đổi với NTNN về tình tình địa phương, ông Nguyễn Văn Bẩy - Phó Chủ tịch Hội ND xã Mê Linh cho biết: "Nghề trồng hoa có ở địa phương từ lâu. Ban đầu chỉ có vài hộ trồng hoa. Nhận thấy thu nhập hấp dẫn, ND xã Mê Linh chuyển sang trồng hoa ngày càng nhiều. Xã có 364,5ha đất nông nghiệp thì có đến 230ha trồng hoa. Cùng với trồng hoa, nhiều hộ dân nơi đây còn làm đầu mối chuyên thu gom hoa bán buôn, bán lẻ khắp các tỉnh, thành. Đây là cách làm giàu ở nông thôn. Để hỗ trợ ND trồng hoa, Hội ND xã Mê Linh đã tín chấp với Ngân hàng CSXH cho 120 hộ vay hơn 2,4 tỷ đồng, trong đó chương trình vay vốn quyết việc làm là lớn nhất.
Hơn 2.000 hộ dân được giúp vốn
"Được Ngân hàng CSXH ủy thác, Hội ND xã rất chú trọng việc kiểm tra sử dụng vốn của các hộ vay. Công tác bình xét, lựa chọn hộ vay được các tổ tiết kiệm và vay vốn của Hội thực hiện công khai, minh bạch và chặt chẽ. Hầu hết các hộ đều sử dụng vốn vay đúng mục đích và phát huy hiệu quả nguồn vốn" - ông Bẩy khẳng định.
Ông Bẩy thông tin, năm 2016, toàn xã Mê Linh có 1.726 hội viên (chiếm hơn 83% tổng số hội viên) đạt danh hiệu hộ ND sản xuất kinh doanh giỏi các cấp. Trong đó, hàng trăm hộ trồng hoa có lãi 300 triệu đồng mỗi năm.
Giàu kinh nghiệm chăm sóc, hoa Mê Linh, nhất là hoa hồng ngày càng được thị trường bình dân ưa chuộng. Ảnh: Thu Hà.
Ông Quang Mạnh Hà - Phó Giám đốc Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Mê Linh cho biết, đơn vị này đang thực hiện 8 chương trình tín dụng chính sách với tổng dư nợ 222,9 tỷ đồng, cho 11.729 lượt hộ vay. Trong đó, dư nợ chương trình cho vay quyết việc làm là 50,9 tỷ đồng đầu tư cho 2.131 hộ vay vốn phát triển sản xuất.
"Năm 2016, nguồn vốn vay chương trình quyết việc làm đã góp phần xây dựng 154 mô hình sản xuất nông nghiệp mới với quy mô hàng hóa trên địa bàn huyện Mê Linh. Trong đó có 45 mô hình được Ngân hàng CSXH cho vay vốn ưu đãi đầu tư mới" - ông Hà thông tin .
Theo Danviet
Trai Kinh Bắc nuôi 20 bò sữa vừa làm vừa chơi lãi 2 triệu đồng/ngày Từ việc phải tất bật suốt ngày chăm đàn bò sữa hơn 20 con, vất vả còn hơn nuôi con mọn, nhờ áp dụng cơ giới hóa trong chăn nuôi anh nông dân Tạ Quang Trung đã có thể nhàn nhã đút túi tiền triệu mỗi ngày. Mới nuôi bò sữa được 4 năm nhưng với quy mô 23 con bò sữa, anh...