Nuôi trồng thủy sản ở miền Trung: Nhiều nơi đạt lợi nhuận 3 tỷ đ/ha
Nhiều mô hình nuôi trồng thủy sản (NTTS) tại các tỉnh ven biển miền Trung đưa lại lợi nhuận cao cho người nông dân, trong đó có mô hình đạt lợi nhuận 3 tỷ đồng/ha.
Đó là đánh giá chung tại diễn đàn Khuyến nông @ nông nghiệp với chủ đề “Phát triển NTTS bền vững tại các tỉnh ven biển miền Trung”, do Trung tâm Khuyến nông quốc gia vừa tổ chức tại TP.Huế. Tham gia diễn đàn có các cơ quan liên quan của Bộ NNPTNT, ngành nông nghiệp và nông dân từ các tỉnh Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi.
Lợi nhuận cao, thân thiện môi trường
Đoàn Trung tâm Khuyến nông quốc gia và các hộ nuôi tôm thăm quan mô hình nuôi tôm công nghệ biofloc của gia đình ông Lê Minh Chính (trái). Ảnh: T.T.V
Ông Kim Văn Tiêu cho biết, việc tổ chức diễn đàn là thiết thực, bổ ích đối với người NTTS ở các tỉnh ven biển miền Trung. “Diễn đàn góp phần nâng cao năng suất, chất lượng nuôi trồng, giảm rủi ro dịch bệnh, tăng hiệu quả kinh tế, hướng đến phát triển nghề NTTS theo hướng hiệu quả cao và bền vững cho khu vực” – ông Tiêu khẳng định.
Ông Nguyễn Bá Sơn (Vụ NTTS, Tổng cục Thủy sản) cho biết, các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi có điều kiện khá thuận lợi để nuôi tôm nước lợ, nhất là tôm thẻ chân trắng thâm canh trên vùng đất cát; nuôi nhuyễn thể, cá biển. Năm 2016, diện tích nuôi mặn, lợ vùng 7 tỉnh miền Trung đạt 15.608ha, sản lượng đạt 38.911 tấn; diện tích nuôi nước ngọt đạt 19.433ha, sản lượng 32.675 tấn.
Theo ông Kim Văn Tiêu – Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông quốc gia, những năm qua Trung tâm đã phối hợp khuyến nông các tỉnh ven biển miền Trung, các viện nghiên cứu, trường đại học xây dựng nhiều mô hình về khuyến ngư đạt hiệu quả cao. Như từ năm 2014-2016 đã xây dựng mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng theo tiêu chuẩn VietGAP thuộc dự án xây dựng mô hình nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng tại các tỉnh ven biển miền Trung. Mô hình này đạt lợi nhuận cao trung bình trên 500 triệu đồng/ha, hiệu quả tăng hơn 39% so với mô hình không theo VietGAP, tỷ suất lợi nhuận tăng gần 1,4 lần.
Một trong những mô hình NTTS bền vững cho hiệu quả cao được giới thiệu tại diễn đàn là mô hình nuôi tôm theo công nghệ biofloc của ông Lê Minh Chính (xã Ninh Phú, huyện Ninh Hòa, Khánh Hòa). Năm 2016, chỉ với 0,5ha ao nuôi tôm đã cho năng suất 78 tấn/4 vụ nuôi, tỷ lệ lợi nhuận mô hình này đem lại đạt 52%/vốn đầu tư. Mô hình nuôi luân canh tôm sú – rong câu tại Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế, Khánh Hòa và Ninh Thuận cũng đưa lại lợi nhuận đạt trên 200 triệu đồng/ha.
Đặc biệt phải kể đến mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng trên cát xen canh với cá dìa của ông Phạm Thanh Kiều (xã Vinh Mỹ, huyện Phú Lộc, Thừa Thiên – Huế). Sau nhiều năm liên tục thua lỗ nặng bởi mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng trên cát, ông Kiều chuyển sang nuôi xen canh tôm chân trắng với cá dìa nhằm hạn chế dịch bệnh. Chỉ với 3 ao nuôi có diện tích gần 1ha nhưng ông Kiều có tổng doanh thu 3,99 tỷ đồng, lợi nhuận 3 tỷ đồng/năm.
“Đây là hình thức nuôi phù hợp, đem lại hiệu quả kinh tế rất cao, hạn chế dịch bệnh. Sau khi gia đình tôi thực hiện thành công, đã có nhiều hộ đến tìm hiểu để học hỏi phát triển mô hình”- ông Kiều chia sẻ tại diễn đàn.
Khó khăn về cơ sở hạ tầng
Theo ông Nguyễn Bá Sơn, hiện việc NTTS tại các tỉnh ven biển miền Trung phải đối mặt với nhiều khó khăn. Cụ thể, nuôi tôm trên cát nơi đây chủ yếu là nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh, nên cần vốn đầu tư lớn, hộ trung bình và hộ nghèo khó có điều kiện đầu tư nuôi. Cơ sở hạ tầng nhiều vùng nuôi thâm canh chưa đảm bảo, nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng hạn chế, làm tăng mức độ rủi ro trong sản xuất. Ngoài ra, việc quản lý vật tư đầu vào cho NTTS còn hạn chế…
Những bất cập, hạn chế trong phát triển NTTS cũng được ngành nông nghiệp các tỉnh chỉ rõ. Theo lãnh đạo Sở NNPTNT tỉnh Thừa Thiên- Huế, phần lớn diện tích ao nuôi vùng đầm phá Tam Giang – Cầu Hải của tỉnh chưa đảm bảo quy cách, chủ yếu sử dụng phương thức nuôi quảng canh cải tiến, bán thâm canh, cho nên hiệu quả sản xuất chưa cao. Việc xả thải bừa bãi nguồn nước chưa qua xử lý, quy trình nuôi được áp dụng chưa đúng kỹ thuật khiến cho dịch bệnh dễ lây lan và gây ô nhiễm môi trường.
Tại Thừa Thiên – Huế cũng như các tỉnh ven biển miền Trung, việc quy hoạch và quản lý quy hoạch NTTS còn nhiều bất cập; quản lý nhà nước về thủy sản chưa thống nhất giữa các địa phương; các giải pháp kỹ thuật nuôi mới, biện pháp phòng trị bệnh chưa được chia sẻ ứng dụng rộng rãi…
Video đang HOT
Theo lãnh đạo Trung tâm Khuyến nông quốc gia, mặc dù đã có rất nhiều mô hình nuôi tôm bền vững đem lại hiệu quả cao nhưng để thay đổi tập quán canh tác của người dân về tôm truyền thống có sử dụng thuốc và hóa chất còn nhiều khó khăn. Đặc biệt vấn đề ghi chép truy xuất nguồn gốc, xả thải ra môi trường chưa được người dân quan tâm đúng mức nên làm lây lan dịch bệnh và giảm uy tín con tôm Việt Nam.
Theo Danviet
10 nghề gắn với biển nuôi sống cả gia đình ngư dân
Nghề cào ngao, bắt cáy, đãi dắt, đập hàu, câu mực, vớt sứa, phơi muối, xay chả, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản... vất vả nhưng mang lại cuộc sống ấm no cho dân biển.
Ngoài khơi có hơn 2.000 loài cá, nhưng ở vùng biển Việt Nam, chỉ có khoảng 130 loài có giá trị thương mại, 30 loại thường xuyên được đánh bắt. Khai thác thủy hải sản là nghề truyền thống bao đời nay, mang lại thu nhập lớn cho dân miền biển.
Theo báo cáo của Tổng cục Thủy sản năm 2016, sản lượng thuỷ sản ước đạt 6,7 triệu tấn, trong đó thủy sản khai thác biển chiếm 45% (2,9 triệu tấn), còn lại là thủy sản nuôi trồng. Hơn 7 tỷ USD thủy sản được Việt Nam xuất khẩu ra thế giới, trong đó Mỹ và Nhật Bản là 2 thị trường khó tính và nhập khẩu nhiều nhất (chiếm 30%).
Nhiều thanh niên trai tráng lớn lên nối nghề ông cha, theo tàu ra khơi, có khi cả tháng mới trở về. Thuyền nhỏ đánh bắt gần bờ, thuyền lớn đi xa hơn, nghe ngóng thời tiết và săn tìm những đàn cá lớn.
Tôm cá vùng biển Việt Nam thường sống phân tán, ít kết đàn, nếu có kết đàn thì kích thước đàn cũng không lớn. Nếu giăng lưới được mẻ hàng trăm tấn, đặc biệt là ngừ đại dương (giá khoảng 130.000 đồng mỗi kg tại bến), cá thu (900.000 đồng mỗi kg), cá bè xước (60.000 đồng mỗi kg)... thì coi như trúng độc đắc. Song cũng không ít hôm biển động, vài trăm kg cá nục, cá hố... cũng chưa đạt.
Tàu cập bến, cá ngừ có thể xẻ thịt ngay tại chỗ cho thương lái, hoặc chuyển đến các công ty thu mua và chế biến hải sản địa phương.
Nghề đánh bắt cá cũng mang lại công ăn việc làm và thu nhập ổn định cho phụ nữ ở nhà. Họ bốc vác thuê, mua đi bán lại, hoặc đưa về xưởng chế biến cá một nắng, tôm đông lạnh, chả giá gia truyền... của gia đình.
Không có tàu lớn, nhiều ngư dân đi te (bắt tôm cá nhỏ) ven biển bằng các dụng cụ thô sơ. Sáng sớm thủy triều rút là thời điểm đi te lý tưởng nhất. Những người đàn ông vạm vỡ đi trên chiếc cà kheo cao hơn 1m giữa cơn sóng biển, thành thục bủa lưới bắt cá tôm... Những chỗ biển sâu quá đầu người, chỉ có đi cà kheo mới kéo được lưới lên. Ảnh: Hải Kều
Ngoài đánh bắt cá, dân biển còn mưu sinh bằng nghề câu mực, cào ngao, đãi dắt, đập hà... ngay ven biển. Mùa nào thức ấy, từ tháng chạp đến tháng 3 là mùa vớt sứa, từ tháng 3 đến hết tháng 6 câu mực kết hợp đánh lưới cá đục, sang tháng 7 lại là mùa lưới ghẹ, đãi dắt, đập hà...
Mực Quảng Ninh vẫn được người sành ăn đánh giá là ngon nhất. Cô Tô, Vân Đồn nổi tiếng với mực mai, mực lá thân to, đem phơi thành món mực khô đặc sản. Vùng biển Quảng Yên có món mực sim, thân tròn đen như quả sim chín, tuy nhỏ nhưng ngon ngọt hiếm nơi sánh bằng. Trà Cổ thì có mực ống, con to, thịt giòn.
Dân câu mực thường chọn hôm biển lặng, đêm hôm đi thuyền thúng ra biển, giăng đèn dụ mực căn câu. Mực không chỉ bán tươi, mà còn phơi một nắng rồi cấp đông, hoặc phơi khô hẳn để phân phối đi các nơi khác.
Tháng chạp, sứa bắt đầu vào mùa sinh sản. Nghề vớt sứa còn được dân biển gọi là nghề "vớt vàng trắng" trên biển. Công việc vất vả nhưng thu nhập cao gấp nhiều lần đánh bắt cá, bởi những năm gần đây, thị trường trong và ngoài nước chuộng mua sứa để chế biến thực phẩm.
Sứa tươi sống tại các bến tàu có giá khoảng 10-20 nghìn đồng mỗi kg, phần chân tua rua thường có giá cao hơn phần thân gấp nhiều lần. Chị em phụ nữ thường muối chua bán với giá cao gấp 4-6 lần hoặc sơ chế bán cho các công ty xuất khẩu thủy sản.
Ở Quảng Nam, Quảng Bình, mùa ruốc biển thường bắt đầu từ tháng 3 đến tháng 9 Âm lịch. Miền Bắc còn gọi con ruốc là "tép biển"; các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh gọi là "moi". Một kg ruốc tươi tại bến giá có lúc lên đến 80.000 đồng, mang lại thu nhập hàng triệu đồng mỗi ngày cho ngư dân. Ảnh: Nguyễn Đông
Ngoài bán ruốc tươi, nhiều cơ sở chế biến truyền thống còn tận dụng những bãi đất trống để phơi ruốc làm mắm. Thịt chưng mắm ruốc chắc chắn sẽ không ngon nếu thiếu thứ gia vị này. Ảnh: Nguyễn Đông
Mùa ruốc từ tháng 3 đến tháng 8 Âm lịch trùng với vụ cáy biển. Người dân dùng mồi làm từ vỏ ốc, cám gạo trộn với nước cá ngâm để dụ cáy bò khỏi hang lỗ tìm thức ăn mỗi khi thuỷ triều xuống. Với giá cáy sống 70- 90 nghìn đồng một kg, mỗi mùa cáy có thể cho thu nhập hơn 100 triệu đồng.
Nghề muối khá lâu đời, có truyền thống từ hàng trăm năm qua. Những người làm muối thường có làn da đen sạm, nên được gọi là "diêm dân". Mặc dù cho thu nhập thấp, lại vất vả, song nhiều hộ gia đình vẫn gắn bó với nghề. Ảnh ruộng muối Ninh Hòa, Khánh Hòa: Trịnh Việt Hùng
Song song với khai thác biển, ngư dân còn vượt khó làm giàu bằng nghề nuôi trồng thủy sản. Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê năm 2016, cả nước có 713.000 hộ làm thuỷ sản. Trong đó, đồng bằng sông Cửu Long (Khánh Hòa, Cà Mau, Kiên Giang...) là vùng trọng điểm nuôi trồng thủy sản, chiếm hơn một nửa số hộ thủy sản cả nước.
Sản lượng thủy sản nuôi trồng năm 2016 ước đạt 3,6 triệu tấn (tăng 2,6% so với năm trước), trong đó cá đạt 2,6 triệu tấn, tôm đạt 649 nghìn tấn.
Các loại thủy sản cho giá trị kinh tế cao phải kể đến gồm cá tra với diện tích nuôi hơn 5.100 nghìn ha, tôm sú 571 nghìn ha, tôm thẻ chân trắng 102 nghìn ha...
Ngoài các đầm nước ngọt, người dân còn phát triển nuôi cá lồng trên sống, thả bè nuôi tôm hùm trên biển... Các nghề truyền thống mang lại cuộc sống ấm no cho dân biển, song cũng có những năm mất trắng do thiên tai, đất xâm nhập mặn, sự cố ô nhiễm môi trường biển...
An San
Ảnh: Thành Nguyễn
Theo VNE
Hà Nội dừng nuôi thả cá ở Hồ Tây Để đảm bảo việc giữ trong sạch nguồn nước và phát triển du lịch, TP.Hà Nội quyết định chấm dứt hoàn toàn việc nuôi cá ở Hồ Tây. Ngày 28/2, tại cuộc làm việc giữ Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải với quận Tây Hồ, ông Chu Phú Mỹ - Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Bộ Công an Việt Nam đưa người sang hỗ trợ Myanmar khắc phục hậu quả động đất

Tài xế ô tô 16 chỗ đánh nhau với người đi đường tại TPHCM

Ô tô và xe máy rơi xuống cống, 3 người thương vong

Quảng Trị: Chở 130 kg pháo lậu trên ô tô, bị bắt quả tang

Xe chở học sinh lật trên cao tốc, 2 người bị thương

Bơi qua sông về nhà sau cuộc nhậu, người đàn ông đuối nước tử vong

79 quân nhân sắp sang Myanmar cứu trợ sau thảm họa động đất

Bé trai 6 tuổi tử vong nghi do rơi từ lầu chung cư ở TPHCM

Lý do Hà Nội, TPHCM cách Myanmar hơn 1.000km vẫn thấy rung lắc vì động đất

Công an phạt tiền nhóm người chặn hẻm quây lưới đánh bóng bàn ở TPHCM

Hút hồ nước cải tạo lộ bát hương chất chồng ở Hà Nội: Chuyên gia lên tiếng!

TPHCM: Kiểm tra, xử lý vụ nghi ngộ độc thực phẩm tại hệ thống Trường Tuệ Đức
Có thể bạn quan tâm

Pháo lộ diện sau livestream khóc nấc vì ViruSs, có 1 thái độ đáng bàn
Sao việt
14:21:35 30/03/2025
Vụ 3 cuộn vải bạt rơi khỏi ô tô đè chết nam bảo vệ: Khởi tố tài xế
Pháp luật
14:08:04 30/03/2025
Những kiểu trang phục tối kỵ với người lưng dài chân ngắn
Thời trang
14:01:11 30/03/2025
Xả vai tiểu thư Hà thành, Doãn Hải My khi về quê Văn Hậu khác hoàn toàn, đập tan tin đồn "trọng ngoại hơn nội"
Sao thể thao
13:48:08 30/03/2025
Mẹ Hà Nội chia sẻ cách giúp bạn làm sạch tường bếp khỏi dầu mỡ chỉ với 5 nghìn đồng và 10 phút thực hiện!
Sáng tạo
13:46:35 30/03/2025
Ngôi sao có phong cách mùa hè không bao giờ lỗi mốt
Phong cách sao
13:31:35 30/03/2025
Anh trai Sulli lớn tiếng mắng mỏ "thằng sống hèn", Kim Soo Hyun bất ngờ bị réo gọi
Sao châu á
13:25:58 30/03/2025
Hai cách làm món bánh trôi tàu ít ngọt cho ngày Tết Hàn thực
Ẩm thực
13:12:27 30/03/2025
Sinh ra đã có số làm giàu: Top 4 cung hoàng đạo nữ kiếm tiền cực tốt
Trắc nghiệm
12:41:22 30/03/2025
Vừa quen được chưa bao lâu, mỹ nhân hơn 4 triệu follow phát hiện bị "lừa" khi biết bạn trai đã từng kết hôn
Netizen
11:12:46 30/03/2025