Nuôi tôm VietGAP bứt phá cho thu lãi 600 – 700 triệu đồng ha/năm
Nhiều hộ dân ở Hợp tác xã Lộc Thủy, xã Quỳnh Bảng (Quỳnh Lưu, Nghệ An) nhờ áp dụng nuôi tôm theo hướng VietGAP nên sản lượng thu hoạch đạt từ 15 tấn/ha/vụ, cho thu nhập khoảng 1 tỷ đồng.
Bà con HTX Lộc Thủy, xã Quỳnh Bảng (Quỳnh Lưu) nuôi tôm theo quy trình VietGap. Trong ảnh: Nhiều hộ đầu tư hàng trăm triệu đồng để mua bạt đen lót đáy ao nuôi tôm. Ảnh: Việt Hùng
Năm 2013, ông Hoàng Xuân Tin là một trong những hộ đầu tiên áp dụng nuôi tôm thâm canh theo quy trình VietGAP. Đến nay, sau hơn 4 năm triển khai mô hình, ông Tin khẳng định nhờ nuôi tôm sạch đã mang lại hiệu quả kinh tế cao. Với 12 ao nuôi, ông bố trí 3 – 4 ao lắng để xử lý nguồn nước, còn lại dùng để nuôi tôm. Vụ 1 năm nay, với 3 ao nuôi ông thu được 16 tấn tôm (bình quân mỗi ao đạt 4 – 5 tấn); sau khi trừ chi phí cho thu lãi trên 700 triệu đồng.
“Như trước đây, khi chưa áp dụng quy trình nuôi VietGAP, người nuôi tôm thường lo lắng về con giống, thức ăn và quy trình nuôi không đảm bảo, năng suất thu hoạch cuối vụ thường đạt thấp khoảng 2 – 3 tấn/ao. Sau khi áp dụng quy trình, mặc dù trải qua nhiều công đoạn trong kiểm soát từ con giống đến thức ăn nên năng suất thu hoạch cuối vụ đạt cao hơn hẳn; mỗi ha nuôi tôm VietGAP cho thu lãi 600 – 700 triệu đồng/năm” – Ông Tin chia sẻ.
Nhờ áp dụng quy trình nuôi tôm VietGAP, vụ 1 năm nay hầu hết bà con xã Quỳnh Bảng thắng lợi; 1 ao nuôi cho thu lãi từ 400 – 500 triệu đồng. Ảnh: Việt Hùng
Video đang HOT
Nhận thấy hiệu quả từ mô hình, đến nay HTX Lộc Thủy có 80h nuôi tôm, trong đó có 40 ha diện tích áp dụng quy trình VietGAP được thực hiện ở 28 hộ dân. Theo các hộ nuôi tôm, áp dụng quy trình VietGAP con giống từ cơ sở cung cấp giống phải đạt tiêu chuẩn, qua kiểm dịch rồi mới thả nuôi; phải ghi chép cẩn thận từ khâu nhập con giống, thức ăn, cải tạo ao nuôi đến thu hoạch, xử lý chất thải sau thu hoạch.
“Ngoài kiểm soát con giống, thức ăn, các hộ nuôi tôm phải cải tạo lại ao nuôi, xây dựng ao lắng lọc và xử lý nguồn nước trước và sau khi nuôi hoặc thu hoạch tôm. Quy trình này giúp ngăn ngừa các loại dịch bệnh có thể xảy ra ở tôm; đồng thời hướng cho nông dân ứng dụng cách nuôi trồng mới tiên tiến hơn”. Anh Nguyễn Văn Tâm – một hộ nuôi tôm chia sẻ.
Bước vào thả tôm vụ 1 năm nay, nhiều hộ dân đã đầu tư hàng trăm triệu đồng thay thế bạt lót đáy thông thường bằng bạt đen để kháng tia UV, kháng hóa chất, chống ô xi hóa, tránh mất nước cho ao nuôi và phòng chống dịch bệnh tốt. Cùng với đó, huyện đã thu hút các dự án về đầu tư xây dựng các công trình phục vụ nuôi tôm trên địa bàn với mức đầu tư 50 tỷ đồng.
Bà con xã Quỳnh Bảng (Quỳnh Lưu) thu hoạch tôm bán cho thương lái. Hiện nay, tôm có giá từ 110.000 – 130.000 loại 50- 60/kg con. Ảnh: Việt Hùng
Nhờ áp dụng quy trình nuôi tôm VietGAP và đầu tư hạ tầng một cách bài bản nên vụ 1 năm nay, mặc dù bà con HTX Lộc Thủy chỉ mới thu hoạch khoảng 60% diện tích nhưng ước sản lượng khai thác đạt khoảng 70 – 80 tấn; nếu thời tiết thuận lợi kéo dài đến cuối năm, sản lượng có thể vượt trên 200 tấn, cao hơn năm 2016 là 40 – 50 tấn.
Ông Vũ Văn Dương – Phó chủ tịch UBND xã Quỳnh Bảng cho biết, toàn xã Quỳnh Bảng có 186,2 ha diện tích nuôi tôm, trong đó có 40 ha diện tích nuôi theo quy trình VietGap ở HTX Lộc Thuỷ. Kết quả cho thấy, cách nuôi mới đa đem lại nhiều lợi ích, không những con tôm nuôi đạt kích cỡ, sản lượng cao, sạch bệnh mà môi trường cũng tốt hơn.
Theo Việt Hùng (Báo Nghệ An)
Nuôi tôm theo công nghệ Biofloc, vụ nào cũng thắng đậm
"Các cơ quan thông tấn báo chí cần tăng cường giới thiệu các mô hình sản xuất hiệu quả, đặc biệt là mô hình nuôi tôm an toàn thực phẩm và nuôi tôm theo công nghệ Biofloc" - ông Kim Văn Tiêu - Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông quốc gia bày tỏ.
Khó khăn về con giống
Trong hai ngày 18 - 19.4, tại TP.Nha Trang (Khánh Hòa), Trung tâm Khuyến nông quốc gia (Bộ NNPTNT) phối hợp Tổng cục Thủy sản và Sở NNPTNT tỉnh Khánh Hòa tổ chức Diễn đàn khuyến nông @ nông nghiệp với chủ đề "Giải pháp quản lý và nâng cao chất lượng tôm giống tại các tỉnh miền Trung". Hội nghị thu hút gần 250 đại biểu là các chuyên gia về lĩnh vực thủy sản, các nhà nghiên cứu, lãnh đạo viện, trường và các doanh nghiệp, ngư dân nuôi tôm tham dự.
Thu hoạch tôm nuôi theo công nghệ Biofloc tại xã Vĩnh Trạch Đông, TP. Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu. Ảnh: T.S
Tại diễn đàn, hơn 30 câu hỏi của doanh nghiệp, ngư dân đặt ra xoay quanh các vấn đề như: Kiểm soát dịch bệnh, cách phòng trị bệnh virus, vi khuẩn, các loại chế phẩm sinh học, cách quản lý chất lượng con giống, sự khác biệt khi nhập tôm ngoại với tôm nội, cơ chế sản xuất giống, thị trường tiêu thụ, đầu ra của tôm... Các chuyên gia đã giải đáp rất cụ thể, cơ bản đáp ứng được nhu cầu của người dân.
Chia sẻ tại hội nghị, ông Trần Công Khôi - Phó vụ trưởng Vụ Nuôi trồng thủy sản cho biết, cả nước hiện có 1.863 cơ sở sản xuất giống tôm sú và tôm thẻ chân trắng. Các cơ sở tại các tỉnh miền Trung có quy mô lớn, đầu tư cơ sở hạ tầng đồng bộ, vì thế sản lượng cung cấp ra thị trường khá lớn. Theo ông Khôi, phấn đấu đến năm 2025, ngành tôm đạt kim ngạch xuất khẩu tôm 10 tỷ USD. Để đạt được mục tiêunày là vô cùng khó khăn, cần đòi hỏi sự nỗ lực cả hệ thống chính trị và cộng đồng doanh nghiệp, người nuôi tôm. Bên cạnh đó, cần tập trung đẩy mạnh giải pháp ứng dụng các khoa học kỹ thuật.
Tuy nhiên, theo ông Khôi, nghề nuôi tôm giống đang gặp không không ít khó khăn. Nhiều cơ sở còn gian lận thương mại, nhiều địa phương không tìm thấy địa chỉ in trên các sản phẩm. Tôm bố mẹ nhập ngoại về còn nhiều bấp bênh, một số doanh nghiệp không làm đúng theo quy định của Nhà nước, một số tổ chức thanh tra chất lượng tôm bố mẹ không đảm bảo... Từ đó, sân chơi của người nuôi tôm giống chưa thực sự bình đẳng.
Phát biểu kiết luận tại hội nghị, ông Kim Văn Tiêu - Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông quốc gia đề nghị:. Cần đẩy mạnh kiểm soát chất lượng con giống, tiếp tục nghiên cứu những giống tôm chất lượng cao. Đối với các trung tâm các tỉnh cần xây dựng các mô hình có hiệu quả.
Tư vấn, hướng dẫn kịp thời cho người nuôi
Ghi nhận những khó khăn, bất cập của nghề nuôi tôm hiện nay, ông Kim Văn Tiêu mong muốn thời gian tới các cơ quan thông tấn báo chí cần tăng cường giới thiệu các mô hình hiệu quả, đặc biệt là mô hình nuôi tôm an toàn thực phẩm, nuôi tôm theo công nghệ Biofloc và nuôi theo chuỗi. Cần thông tin kịp thời cho người nuôi biết những cơ sở sản xuất tôm giống có chất lượng bảo đảm để người dân liên hệ mua giống. Người nuôi khi phát hiện những cơ sở không đảm bảo chất lượng cần phản ảnh kịp thời cho các cơ quan chức năng, cơ quan báo chí. Quá trình nuôi phải liên kết sản xuất, tăng cường học hỏi, tham quan để tích lũy kinh nghiệm.
Ngư dân Trần Mậu Tình (trú tại TP.Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận) cho biết: "Nhờ nắm bắt thông tin tốt qua sự hướng dẫn của các cán bộ khuyến nông của địa phương nên vụ nuôi nào tôi cũng thắng lợi, thu nhập năm sau cao hơn năm trước". Gia đình ông Tình đã nuôi tôm hơn 29 năm, nếu như trước đây với diện tích 5.400m2, bình quân chỉ lãi từ 300 - 400 triệu đồng, thì hiện nay lãi hơn 500 triệu đồng/năm. Bí quyết có được thành công, theo ông Tình là nhờ ngăn ngừa giống kém chất lượng và lựa chọn những giống có uy tín trên thị trường. Nên nuôi theo hình thức nước trước (xử lý hệ thống nước) và nuôi tôm sau. Đối với những bể nước nào có màu khác lạ thì cần tiến hành, kiểm tra lại trước khi thả nguồn giống...
Theo Danviet
Bảo hiểm nuôi tôm vì sao thất bại? Tại buổi giao lưu trực tuyến "Ngành tôm, 10 tỷ USD và những nút thắt cần gỡ", ông Nguyễn Văn Nhiệm - Chủ tịch hiệp hội tôm Mỹ Thanh, Sóc Trăng cho rằng, bảo hiểm nuôi tôm thất bại do các bên đã quá nóng vội. Theo ông Nhiệm, các nhà hoạch định chính sách đã quá nóng vội, các chương trình bảo...