Nuôi tôm, làm muối kiểu mới, nhà nông “lên đời”
Phát triển nghề nuôi tôm bằng công nghệ mới và làm muối trải bạt là một trong những nhiệm vụ mà huyện nghèo Cần Giờ (TP.HCM) đang đẩy mạnh để hoàn thành chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất.
Đẩy mạnh nghề làm muối trải bạt
Cũng như nhiều hộ dân khác ở ấp đảo Thiềng Liềng (xã Thạnh An), gia đình ông Nguyễn Ngọc Thơ trước đây từng sống chật vật bằng nghề làm muối truyền thống trên ruộng đất. Năm 2016, lưới điện quốc gia đã kéo ra tới ấp đảo, góp phần cải thiện đời sống và sản xuất, ông Thơ cũng mạnh dạn vay vốn chuyển đổi mô hình.
Sản xuất muối trên nền ruộng trải bạt tại huyện Cần Giờ. Ảnh: T.L
Sản xuất muối với diện tích 3ha trên ruộng trải bạt, cho sản lượng 300 – 350 tấn/năm, giờ đây ông Thơ đã có thu nhập 100 – 150 triệu đồng/năm. Cùng với việc đầu tư thêm 2 ao nuôi tôm thẻ, mỗi năm, tổng thu nhập của ông lên đến 300 – 400 triệu đồng/năm.
“Đây là con số không nhỏ ở ấp đảo này. Tôi đang tích cực vận động bà con chuyển đổi mô hình, ứng dụng công nghệ vào nuôi trồng để phát triển kinh tế địa phương” – ông Thơ tâm sự.
Cũng tại ấp Thiềng Liềng, ông Nguyễn Văn Đổi là gương điển hình khác luôn nghiên cứu cách làm mới để mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ông Đổi có khoảng 3,5ha đất làm muối. Từ khi mạnh dạn đầu tư cho 5.000m2 trải bạt nhựa và 1 hầm chứa nước, năng suất làm muối tăng lên rõ rệt. Trừ hết chi phí sau mỗi vụ, tổng thu nhập bình quân hàng năm của gia đình ước đạt 280 triệu đồng/năm.
Video đang HOT
Ông Đổi kể, dù thời tiết đôi lúc thất thường, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất muối hoặc giá cả luôn biến động nhưng ông vẫn luôn nhận được sự quan tâm của chính quyền địa phương từ tập huấn kỹ thuật tới hỗ trợ vay vốn sản xuất… Những điều này đã giúp ông yên tâm hơn trong sản xuất và tích cực tham gia xây dựng nông thôn mới, đoàn kết giúp nhau làm giàu ở địa phương.
Năm 2018, gia đình đã hiến 13.000m2 đất sản xuất muối để làm đê bao nội đồng nhằm phục vụ cho sản xuất muối của các hộ diêm dân trong diện tích 80ha được thuận lợi hơn.
Theo thống kê, vụ muối năm 2019, toàn huyện đưa vào sản xuất 1.580ha (tăng 22,3ha so với cùng kỳ). Trong đó diện tích sản xuất muối trải bạt 1.118ha; sản lượng thu hoạch tăng 31% so với cùng kỳ. Ông Đổi cho biết sẽ tiếp tục đầu tư để chuyển đổi thêm 3.000m2 còn lại sang trải bạt nhựa, sản xuất muối hoàn toàn theo công nghệ mới.
Nuôi tôm công nghệ cao
Một ngành nghề khác được xác định là chủ lực cũng được Cần Giờ không ngừng đẩy mạnh ứng dụng công nghệ vào sản xuất, đó là nuôi tôm. Tại xã Bình Khánh, ông Hồ Văn Dũng là nông dân tiên phong nuôi tôm 2 giai đoạn trên nền ao phủ bạt nhựa.
Theo ông Dũng, nuôi tôm phủ bạt tốn chi phí đầu tư gấp nhiều lần nhưng hiệu quả hơn hẳn so nuôi tôm ao đất. Trên nền phủ bạt, tôm lớn nhanh và cho thu hoạch từ 5 – 6 vụ mỗi năm so với ao đất chỉ 2 – 3 vụ. Việc thay nước và xử lý ao nuôi cũng đơn giản hơn để kiểm soát dịch bệnh. Với diện tích ao nuôi 1.300m2 hiện tại, ông Dũng thu lợi từ 1 – 1,2 tỷ đồng mỗi năm.
Theo ông Hồ Ngọc Thiện – Chủ tịch UBND xã Bình Khánh, nuôi tôm 2 giai đoạn trên nền ao phủ bạt là mô hình mới mà nông dân trên địa bàn xã vừa tiếp cận. Toàn xã có khoảng 10ha chuyển đổi theo mô hình mới nhưng đã cho thấy hiệu quả tốt vì hạn chế được nhiều rủi ro.
Chuyển đổi từ nuôi tôm thẻ chân trắng trên đất phèn sang nuôi siêu thâm canh 2 – 3 giai đoạn trong nhà kính, anh Nguyễn Hoài Nam (ngụ xã Tam Thôn Hiệp) cho biết mô hình này có thể nuôi mật độ cao từ 200 – 350 con/m2. Tôm sau 90 – 105 ngày nuôi có thể thu hoạch đạt kích cỡ 30 – 40 con/kg, năng suất đạt khoảng 60 tấn/ha. Mức năng suất này tương đương các tỉnh thành duyên hải Tây Nam Bộ.
Anh Nam tin tưởng việc đẩy mạnh nuôi trồng bằng công nghệ sẽ góp phần không nhỏ thay đổi bộ mặt kinh tế tại địa phương. Riêng nuôi tôm bằng công nghệ cao ở Cần Giờ sẽ cho hiệu quả không thua gì các tỉnh thành khác. “Tuy nhiên, đầu tư công nghệ cho sản xuất tốn nhiều chi phí nên người chăn nuôi rất cần thêm sự hỗ trợ từ chính quyền địa phương” – anh Nam nói.
Theo Danviet
Kiểm điểm Giám đốc Sở TN&MT và Chủ tịch 7 quận, huyện ở TP.HCM
Giám đốc Sở TN&MT và Chủ tịch UBND 7 quận, huyện ở TP.HCM bị kiểm điểm liên quan công tác tiếp công dân, trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo tiếp công dân.
Văn phòng UBND TP.HCM vừa có văn bản thông báo kết luận của Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong về Kết luận thanh tra trực tiếp trách nhiệm Thủ trưởng trong việc thực hiện pháp luật về tiếp công dân ở Sở TN&MT thành phố và một số quận, huyện.
Theo đó, sau khi nghe kết luận của Thanh tra thành phố ngày 5/7/2019, ý kiến phát biểu từ Phó Chủ tịch UBND thành phố Ngô Minh Châu và các bên liên quan, Chủ tịch TP.HCM thống nhất cơ bản nội dung kết luận thanh tra.
Ông Phong chỉ đạo Giám đốc Sở TN&MT Nguyễn Toàn Thắng phải kiểm điểm rút kinh nghiệm vì chưa kịp thời kiểm tra công tác thanh tra trách nhiệm Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc trong thời gian từ năm 2015 đến 2018.
Ngoài ra, Giám đốc Sở TN&MT thành phố cũng phải kiểm điểm vì thiếu đôn đốc, nhắc nhở các phòng, ban thuộc Sở chậm thực hiện kết luận tiếp công dân của Giám đốc Sở, thông báo kết luận sau khi tiếp công dân chưa nêu rõ thời hạn trả lời cho công dân.
Bên cạnh đó, Chủ tịch UBND Quận 1, 3, 11, Tân Bình và huyện Bình Chánh, Cần Giờ, Củ Chi phải kiểm điểm vì liên quan đến công tác trách nhiệm tiếp công dân, trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo tiếp công dân của các đơn vị.
Ông Nguyễn Toàn Thắng - Giám đốc Sở TN&MT TP.HCM phải kiểm điểm vì liên quan đến trách nhiệm Thủ trưởng trong công tác tiếp công dân.
Cụ thể, Chủ tịch UBND các quận, huyện 3, 11, Củ Chi, Cần Giờ phải kiểm điểm rút kinh nghiệm trong việc đặt ra thủ tục tiếp công dân trực tiếp như đăng ký lãnh đạo tiếp dân, hẹn lịch tiếp và ngày khác theo giấy mời là chưa đúng Luật Tiếp công dân. Chủ tịch UBND Quận 1 kiểm điểm rút kinh nghiệm trong việc chậm trễ kiện toàn nhân sự Ban Tiếp công dân.
Ông Phong giao Chủ tịch UBND 7 quận, huyện chỉ đạo kiểm điểm trách nhiệm tổ chức, cá nhân và khắc phục đối với các việc sau: Không tham mưu cho Chủ tịch UBND các quận, huyện tiếp công dân định kỳ, đột xuất theo quy định.
Việc thanh tra trách nhiệm thực hiện pháp luật tiếp công dân chưa nghiêm túc, còn mang tính hình thức; chưa nghiêm túc thực hiện các kết luận thanh tra về tiếp công dân; để thất lạc sổ sách, hồ sơ và tài liệu phục vụ tiếp công dân; Không ban hành thông báo tiếp công dân.
Các phường, xã, thị trấn mở sổ tiếp công dân thường xuyên, định kỳ không đúng mẫu quy định; chưa ghi chép đầy đủ hướng xử lý và việc theo dõi nội dung chỉ đạo sau khi tiếp công dân chưa được đảm bảo...
Ngoài ra, UBND TP.HCM giao Ban tiếp công dân thành phố tham mưu UBND thành phố chỉ đạo UBND 24 quận, huyện và các sở, ngành tiếp tục rà soát để chấn chỉnh khắc phục sai phạm, thiếu sót nêu trên. Ngoài ra, Thanh tra thành phố theo dõi, giám sát, đôn đốc, xử lý sau thanh tra; tổng hợp kết quả thực hiện của các cơ quan có liên quan báo cáo UBND thành phố theo quy định.
NHẬT LINH
Theo VTC
"Đột nhập" làng nuôi loài "chim tiền tỷ" quy mô khủng nhất đất Việt Nghề dẫn dụ và khai thác sản phẩm của chim yến xuất hiện từ năm 2003 tại huyện Cần Giờ (TP.HCM). Từ đó đến nay, nghề này đã phát triển mạnh ra nhiều tỉnh thành trên cả nước. Rừng ngập mặn ở Cần Giờ là điều kiện lý tưởng cho chim yến phát triển. Ngành du lịch sinh thái với các tour, tuyến...