Nuôi tinh tinh cùng với trẻ sơ sinh thì sẽ như thế nào? Kết quả thí nghiệm khiến ai nấy xót xa
Kellogg muốn biến chú tinh tinh nhỏ trở thành người, nhưng kết cục thì con của ông lại trở thành động vật. Cách đây gần một thế kỷ trước, nhà tâm lý học so sánh Winthrop Niles Kellogg và vợ đã chào đón một thành viên mới của gia đình: một cô tinh tinh nhỏ.
Nhà tâm lý học so sánh Winthrop Niles Kellogg và cô bé tinh tinh Gua.
Kế hoạch của họ là nuôi chú tinh tinh này lớn lên như một người bạn của con trai mình, Donald. Tuy nhiên, kết cục của nó lại không mấy tốt đẹp.
Cô bé tinh tinh Gua sinh vào ngày 15/11/1930 và được đưa đến nhà của Kellogg khi mới chỉ 7,5 tháng tuổi, còn con trai Donald của đôi họ chỉ mới được 10 tháng tuổi.
Theo dữ liệu được ghi chép lại, thí nghiệm kỳ lạ này được thực hiện nhằm nghiên cứu xem môi trường sống sẽ có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển của một con tinh tinh. Liệu ở môi trường xã hội loài người, tinh tinh có thể cư xử, tư duy và hành động giống như con người được không?
Kể từ khi còn là sinh viên, Kellogg đã luôn mơ ước được tiến hành một thí nghiệm của riêng mình. Ông sớm bị mê hoặc bởi những đứa trẻ lớn lên trong rừng, được nuôi lớn bởi sói chứ chưa từng tiếp xúc với con người.
Thí nghiệm này đã diễn ra trong vòng 9 tháng liên tục, 12 giờ mỗi ngày và 7 ngày mỗi tuần. Họ đã nuôi lớn hai đứa trẻ trong điều kiện giống nhau nhất có thể từ mặc quần áo giống nhau cho đến việc ngủ trên giường và được hôn chúc ngủ ngon mỗi buổi tối. Ngoài ra cả hai còn được ăn cùng một loại thức ăn và tham gia các hoạt động giống nhau.
Video đang HOT
Trong thời gian này, đôi vợ chồng nhà khoa học cũng tiến hành một số bài tập nhỏ đối với Gua và Donald. Tuy nhiên, đáng buồn thay, kết quả mà họ nhận được lại tồi tệ hơn nhiều so với mong đợi khi Donald bắt đầu bộc lộ những đặc điểm giống vượn người.
Cậu bé bắt đầu thể hiện sự hung hăng, cắn những người đến gần và thậm chí là phát ra những tiếng động giống như tinh tinh. Một số tài liệu còn viết thêm rằng Donald có biểu hiện tranh giành thức ăn của Gua và bắt đầu đi bằng 4 chi.
Khi quan sát được những biểu hiện tiêu cực của con, đôi vợ chồng đã quyết định kết thúc thí nghiệm trước thời hạn. Nhưng mọi việc dường như đã quá muộn.
Dù không có quá nhiều ghi chép về tình trạng của người con trai, nhưng có thông tin cho rằng cậu bé năm nào đã tự sát vào năm 1973, khi mới chỉ được 43 tuổi. Về phần Gua, cô bé tinh tinh được đưa trở lại trung tâm ở Florida sau 9 tháng ở cùng gia đinh Kellogg. Ở đó, cô là đối tượng của những nghiên cứu sâu hơn về loài tinh tinh, cuối cùng, cô đã chết vì viêm phổi khi được 3 tuổi.
Theo The Psychological Record, thí nghiệm của Kellogg là một trong những thí nghiệm nổi tiếng nhất và có ý nghĩa với ngành khoa học: “Thí nghiệm của Kellogg đã thành công hơn bất cứ thí nghiệm nào trước đó trong việc chỉ ra những hạn chế về mặt di truyền của một cá thể, ngay cả khi cá thể đó được đặt vào một môi trường phát triển phong phú hơn”.
Tuy vậy, Kellogg vẫn vấp phải vô số lời chỉ trích đến từ các đồng nghiệp, công chúng cũng như chính người vợ của ông. Họ đều cho rằng thí nghiệm này quá vô nhân đạo vì đã sử dụng trẻ sơ sinh, thậm chí là con ruột của mình để nghiên cứu và tách Gua, một loài động vật vốn có tập tính sống theo bầy đàn ra khỏi môi trường sống quen thuộc của mình.
Con người có giới hạn 150 người bạn tốt?
'Con số thần kì Dunbar' ngụ ý rằng ngưỡng quan hệ tốt đẹp của mỗi người giới hạn trong 150 bạn. Nhưng điều này có còn phù hợp không?
Mỗi chúng ta đều được lập trình để phát triển mạnh mẽ hơn, nhanh hơn, thông minh hơn, kết nối xã hội rộng lớn hơn. Kết bạn là một trong những mối quan tâm hàng đầu để mọi người mở rộng giao tiếp xã hội, gắn kết thế giới.
Vậy, một người có thể duy trì mối quan hệ xã hội tốt đẹp với khoảng bao nhiêu người?
Giáo sư tâm lý học Robin Dunbar của Đại học Oxford từng đưa ra lý thuyết về con số thần kì Dunbar vào năm 1993 về việc kết bạn của con người. Ông cho rằng phần lớn mọi người sẽ gặp khó khăn trong việc duy trì mối quan hệ xã hội thân thiết với nhiều hơn 150 người. Nhưng điều này có đúng không?
Trong phần lớn lịch sử, tổ tiên của con người hài lòng với việc sống trong các cộng đồng nhỏ gọn, chủ yếu là tự cung tự cấp. Sống và làm việc bên cạnh những người xa lạ như điều đang diễn ra phổ biến ở các thành phố và thị trấn trên khắp hành tinh như hiện nay là điều chưa từng có.
Theo lý thuyết của Dunbar, con số 150 có thể phù hợp với xã hội xưa kia nhưng trong thời hiện đại liệu có còn thoả đáng?
Nhiều thập kỷ kể từ thời điểm lần đầu tiên Dunbar công bố về lý thuyết kết bạn, ông vẫn kiên định với suy nghĩ đó và tiếp tục theo đuổi nghiên cứu hỗ trợ về điều này. Dunbar cho biết: "Không có sự thay đổi nào về số lượng các mối quan hệ dù ở thời điểm nào đi chăng nữa".
Tuy nhiên, một số nghiên cứu của các nhà khoa học và chuyên gia không hoàn toàn tin tưởng về kết quả này. Samuel Roberts, giáo sư tâm lý học tại Đại học Liverpool John Moores ở Anh cho biết: "Quy mô mạng lưới xã hội, kết bạn của con người đã thay đổi rất nhiều. Con số của Dunbar dường như không còn thoả đáng".
Theo Samuel Roberts, khi nói đến khả năng duy trì các mối quan hệ vượt quá giới hạn của con người, cần xét đến thời gian và nỗ lực cần thiết để thực hiện. Ông nói: "Nếu ai đó nói với bạn rằng tính riêng những người thực sự thân thiết, liên kết lâu dài thì con số đã là 50. Bạn có thể không tin vì cho rằng việc duy trì những người bạn này đòi hỏi thời gian nhiều, nỗ lực trong giao tiếp và gặp gỡ. Nhưng thực tế là có".
Trong nghiên cứu của H.Russell Bernard và Peter Killworth năm 1978, con số bạn của một người có thể lên đến 290. Trong khi đó, nghiên cứu ra đời năm 2001, kết hợp so sánh 2 phương pháp khác nhau là "phương pháp mở rộng quy mô" và "phương pháp tổng kết" thì xác định con số thực tế là hơn 291.
Sarah Johns, Đại học Kent ở Anh cho rằng con số Dunbar là chính xác nhưng đi kèm với một số điều kiện. Sarah Johns nói: "Con số 150 không hoàn toàn đúng trong mọi trường hợp. Số những người có kết nối gần gũi, có liên hệ mật thiết thì nhỏ hơn nhiều. Điều này phụ thuộc vào yếu tố cá nhân như người hướng nội, người hướng ngoại".
Trong một công bố sau nhiều năm nghiên cứu, Dunbar nhấn mạnh rằng 150 là con số trung bình, chứ không phải là một giới hạn nghiêm ngặt về các mối quan hệ mà một cá nhân có thể duy trì. Ngoài ra, ông cho rằng 150 mối quan hệ này không ngang nhau về ý nghĩa hoặc mức độ thân thiết.
Theo Dunbar, những tầng lớp thân thiết khác nhau xác định bằng cường độ cảm xúc của mối quan hệ, cũng như thời gian mỗi người đầu tư vào ai đó.
Và ngay cả trong xã hội và công nghệ hiện đại thì số lượng tình bạn không có nhiều thay đổi. Ông nói: "Sẽ không thay đổi bất cứ điều gì. Con số 150 là trung bình, nhưng nó đặt ra không chỉ vì khả năng ghi nhớ ai là ai của con người, mà còn tính trên khả năng hiểu rõ và chất lượng của mối quan hệ".
Theo số liệu thống kê, vào năm 1 trước Công nguyên, chỉ có một thành phố duy nhất trên thế giới có dân số vượt quá 1 triệu người là Rome, Italia. Nhưng đến năm 2030, ước tính sẽ có 662 thành phố với hơn 1 triệu dân trên khắp thế giới, theo Liên hợp quốc.
Dân số toàn cầu đã tăng lên nhanh chóng, tạo ra các trung tâm đô thị khổng lồ, dày đặc, cộng với sự phát triển của khoa học công nghệ, khả năng giao tiếp hiện đại của người với người dường như mở rộng hơn bao giờ hết. Dù ở bất kể vị trí nào, theo lý thuyết thì hầu hết mọi người trên thế giới đều có tiềm năng trở thành bạn bè.
"Rõ ràng, công nghệ mới đã và đang nâng cao số lượng người mà chúng ta tương tác hàng ngày", Sarah Johns cho biết.
Trường hợp hy hữu em bé 2 đầu và 3 tay sinh ra tại Ấn Độ Ngày 30/3, Ấn Độ đã chứng kiến trường hợp hy hữu khi một thai phụ tại bang Madhya Pradesh hạ sinh một em bé có hai đầu và ba tay. Em bé mới sinh tại bang Madhya Pradesh của Ấn Độ. Ảnh: Sputnik Hãng tin PT (Ấn Độ), đài Sputnik (Nga) đưa tin thai phụ có tên là Shaheen, tới từ thành phố...