Nuôi thứ rắn trườn dày đặc trong tủ kiếng, nhìn phát khiếp, nhưng ông nông dân Hậu Giang bắt một phát được con to bự
Gần 2.000 con rắn ri voi con, rắn ri voi bố mẹ nằm trọn vẹn trong 2 căn phòng nhỏ rộng hơn 60m2 trên tầng 3 của ngôi nhà mới xây.
Khoảng 100 chiếc lồng kiếng là chỗ trú ngụ của đàn rắn “cưng” của ông Ngôn ở thị trấn Cây Dương, huyện Phụng Hiệp ( tỉnh Hậu Giang).
Cùng với sự phát triển của đô thị hóa, diện tích đất phục vụ cho chăn nuôi tự nhiên không còn nhiều nên người nông dân Trương Thành Ngôn, ở thị trấn Cây Dương, huyện Phụng Hiệp (Hậu Giang), đã có sáng tạo riêng cho mô hình nuôi rắn ri voi.
Ông Phong đã nuôi thành công 30 con rắn ri voi bằng thùng xốp.
Mô hình nuôi rắn ri voi của gia đình ông Trương Thành Ngôn, ở thị trấn Cây Dương, huyện Phụng Hiệp (Hậu Giang) đã mang đến lợi nhuận cao mà không cần nhiều diện tích.
Cho rắn ri voi ở nhà lầu
Đây là cách nuôi rắn ri voi lạ đời mà ông Trương Thành Ngôn tự thiết kế cho mô hình nuôi rắn của mình.
Gần 2.000 con rắn ri voi con, rắn ri voi bố mẹ nằm trọn vẹn trong 2 căn phòng nhỏ rộng hơn 60m2 trên tầng 3 của ngôi nhà mới xây. Khoảng 100 chiếc lồng kiếng là chỗ trú ngụ của đàn rắn “cưng” của ông Ngôn.
Ông Ngôn cho biết 10 năm trước gia đình sống nhờ vào nghề bán tạp hóa và sửa máy ở chợ. Rồi một lần tình cờ đi tiệc với bạn, cả nhóm người muốn ăn thịt rắn ri voi nhưng không có vì chỉ bắt được trong tự nhiên, giá khá cao.
Khi ấy, có nông dân trong xóm bắt được 2 con rắn ri voi con từ tự nhiên, ông Ngôn mua thả nuôi lại. Không có chỗ nuôi, ông tận dụng tủ kiếng nuôi cá kiểng đang bỏ trống. Không ngờ, rắn thích nghi, lớn nhanh.
Ông Trương Thành Ngôn, ở thị trấn Cây Dương, huyện Phụng Hiệp (Hậu Giang) nuôi gần 500 con rắn ri voi bố mẹ. Rắn ri voi được ông nuôi trong lồng kiếng.
Chuyện nuôi rắn tưởng chừng dừng lại ở 2 con thử nghiệm nếu như không có việc người em bà con giao cho ông gần 20 con rắn ri voi vì bị bể tủ kiếng, không chỗ nuôi.
Sự cố này đã đẩy đưa ông Ngôn tiếp nhận và gắn bó với nghề nuôi rắn 6 năm qua. Giờ đây, ông Ngôn không chỉ nuôi rắn thịt mà còn chăm sóc rắn sinh sản, kinh doanh con giống với số lượng lên đến hàng ngàn con/năm.
Video đang HOT
Từ thú chơi thành đam mê
Từ thú vui, nghề nuôi rắn ri voi đã trở thành niềm đam mê của ông Ngôn. Ông thích nhất là quan sát rắn, ông Ngôn quay phim lại tất cả hành động của rắn từ cho ăn, tách đàn, đến cảnh rắn sinh sản. Từ tủ kiếng, hàn khung kệ sắt đều do một tay ông làm.
Vốn có sẵn nghề thợ hàn, thợ sửa máy nên ông Ngôn làm tất cả. Mỗi chiếc lồng kiếng có diện tích khoảng 1,2m x 0,5m x 0,5m.
Ở đáy kiếng có gắn van xả nước thải. Từ 1 tủ kiếng, ông Ngôn đã tự tay tạo ra gần 100 chiếc để thả rắn. “Dùng tủ kiếng dễ theo dõi được rắn sinh hoạt, cho ăn, quan sát chất lượng nước, thậm chí quá trình sinh sản của rắn”, ông Ngôn cho biết.
Giá của mỗi lồng kính cũng không quá đắt, trung bình khoảng 1 triệu đồng/tủ, có thể chứa được 5 con rắn bố mẹ có trọng lượng từ 1-4kg hoặc 10 con rắn thịt có trọng lượng khoảng 1kg.
Đối với rắn con mới đẻ được ông tách mẹ cho vào từng can nhựa, chăm sóc, cho ăn riêng để đảm bảo tăng trưởng đồng đều.
Ông Ngôn chi sẻ: “Rắn con được thả vào can nhựa có chứa 1 ít cỏ để thích nghi dần. Sau đó khoảng 5 ngày là cho ăn, thức ăn có thể là dạng viên hoặc cá trê nhỏ. Cứ vậy, cách 4-5 ngày là thay nước từng can nhựa và cho rắn ăn.
Đến khi rắn ri voi được nửa tháng tuổi là có thể xuất bán, giá rắn ri voi lúc này là 80.000 đồng/con. Nếu rắn ri voi được 1 tháng tuổi thì bán 100.000 đồng/con và có thể thả chung 30-40 con vào 1 lồng kiếng.
Trong lồng kiếng thả một ít cỏ măng hoặc cỏ mần trầu để tạo giá thể cho rắn ri voi ẩn trốn. Đến khi rắn khoảng 3-4 tháng tuổi thì chia ra 20 con/lồng. Khi rắn ri voi đạt loại 1 (từ 600gr trở lên) thì chỉ nuôi chung 10 con/lồng để tạo khoảng không cho rắn bơi lội, dễ bắt thức ăn.
Bài học kinh nghiệm nuôi rắn ri voi trong lồng kiếng được ông quan tâm nhiều là khâu vệ sinh lồng nuôi, nếu làm tốt thì rắn sẽ ít bệnh. Lồng kiếng phải thường xuyên thay nước 1 lần/tuần, trước khi cho rắn ăn.
Hơn nữa, không nên cho rắn ăn con cá mồi to hơn miệng rắn, tránh rắn bị rách miệng, bị nấm đẹn. “Khi rắn bị nấm đẹn là 90% chết, rất khó trị.
“Thức ăn của rắn ri voi là cá da trơn như cá trê, cá chốt. Nhưng nên cho rắn ăn cá trê vì ngạnh cá mềm hơn so với cá chốt. Ngạnh cá chốt cứng đến đầu ngạnh sẽ gây thủng ruột”, ông Ngôn chia sẻ kinh nghiệm.
Theo ông Ngôn, từ tháng 4 âm lịch, vào mùa mưa là đến mùa rắn sinh sản. Rắn được 24 tháng tuổi sẽ đẻ lứa đầu tiên với số lượng rắn con khoảng 6-8 con/lần, năm tiếp theo sẽ tăng lên 9-13 con/lần.
Qua từng mùa sinh sản sẽ tăng số lượng. Con to nhất có thể đẻ được 30-40 con rắn con/lần. 6 năm qua, ông Ngôn đã gầy dựng đàn rắn bố mẹ được 500 con, số lượng rắn con được sinh ra năm nay khoảng 2.000 con, tăng gần gấp 2 lần so với năm trước.
Nhiều hộ nuôi rắn ri voi thành công
Ông Ngôn chia sẻ là loại rắn ri voi này rất dễ nuôi, công chăm sóc nhẹ, 4-7 ngày mới cho ăn một lần. Thức ăn của rắn ri voi cũng dễ tìm, giá rẻ. Nếu nuôi rắn đúng cách thì rắn ít bị bệnh, tỷ lệ sống cao nên có nhiều hộ nhân nuôi thành công.
Như ông Nguyễn Hoàng Phong, ở đối diện nhà ông Ngôn đã nuôi khoảng 30 con rắn ri voi thương phẩm. Nhưng ông Phong nuôi rắn ri voi trong thùng xốp, đến nay rắn được 1 năm tuổi, không bị bệnh hay chết con nào.
Ông Phong hí hửng khoe: “Ban đầu thấy ông Ngôn nuôi răn ri voi nên nuôi thử vài con. Tôi không có tủ kiếng nên thả trong thùng xốp, vậy mà rắn ri voi cũng nhanh lớn. Giờ đây rắn được hơn 600gr/con, đến mùa mưa năm sau là sinh sản”.
Còn ông Nguyễn Văn Bùi, ở chợ thị trấn Cây Dương cũng học hỏi ông Ngôn nuôi thành công 100 con rắn ri voi con trong lồng kiếng. Năm qua, rắn ri voi của ông đã sinh sản lứa đầu tiên. Nhưng ông Bùi có kế hoạch mở rộng quy mô, mua thêm 100 con rắn giống nữa từ ông Ngôn để nhân đàn.
Tại thị trấn Búng Tàu, ông Nguyễn Bá Lưu cũng đã nhân đàn rắn ri voi từ mô hình của ông Ngôn với số lượng rắn bố mẹ được 33 con. Đàn rắn sinh sản khoảng 3 năm qua đã gần 500 con. Ông Lưu thì nuôi bằng nhiều vật liệu khác nhau như thùng bê, thùng nhựa và cả trong lồng kiếng.
Ông Trần Thanh Phong, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Phụng Hiệp (tỉnh Hậu Giang), chia sẻ: Nhìn chung, rắn ri voi là loài tự nhiên nhưng cũng khá dễ thích nghi khi thả nuôi. Nhưng trong huyện chưa có nhiều hộ nuôi và còn khan hiếm con rắn giống.
Combo ngũ quả "Mãng cầu vàng, dừa, đu đủ, xoài, sung...", anh nông dân Hậu Giang bán chạy như tôm tươi
Nông dân Bùi Văn Thức (Hậu Giang) còn linh hoạt cho ra thị trường combo ngũ quả "Mãng cầu vàng, dừa, đu đủ và xoài, sung... đều tạo dấu ấn thư pháp". Hiện nay, combo được bán theo đơn đặt hàng với giá khoảng 600.000-700.000 đồng.
Trái với dự tính ban đầu của nhiều nhà vườn ở tỉnh Hậu Giang, hiện nay các loại trái cây tạo hình hút hàng khi bước vào cao điểm tết. Tuy nhiên, nguồn cung lại khan hiếm.
Trái cây tạo hình hút hàng
Nhiều năm nay, sản phẩm trái cây tạo hình của tỉnh Hậu Giang đã vang danh khắp nơi. Qua bàn tay khéo léo, khả năng sáng tạo, nông dân Hậu Giang đã không ngừng cải tiến mẫu mã để cho ra thị trường những trái lạ, kiểu dáng độc đáo, bắt mắt phục vụ nhu cầu thị trường Tết Nguyên đán hàng năm.
Nông dân Bùi Văn Thức, ấp Phú Hòa, xã Đông Phú (huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang) linh hoạt cho ra thị trường combo "ngũ quả" phục vụ nhu cầu chưng tết.
Huyện Châu Thành được xem là nơi có sản lượng trái cây lớn nhất tỉnh, đồng thời cũng là nơi "khai sinh" ra trái bưởi hồ lô trứ danh hàng chục năm nay.
Qua bàn tay khéo léo của những nông dân đã cho ra đời sản phẩm xoài thư pháp, đào tiên hồ lô, dưa hấu thỏi vàng... phục vụ nhu cầu chưng tết, biếu, tặng. Nhưng năm nay, do ảnh hưởng của tình hình dịch Covid-19, sản lượng trái cây tạo hình mà nông dân sản xuất giảm mạnh.
Từ loại trái thông thường, giá trị kinh tế không cao, ông Võ Hồng Quốc, ở ấp Phú Trí A, xã Phú Tân, huyện Châu Thành (Hậu Giang), đã tìm hiểu, học hỏi và biến quả đào tiên đơn thuần thành đào tiên hồ lô in chữ vang danh trên thị trường nhiều năm nay.
Tuy nhiên, ban đầu do lo ngại ảnh hưởng của dịch bệnh nên số lượng ông Quốc tạo hình giảm 50% so với năm trước.
"Năm nay, tôi chỉ làm khoảng 250 trái đào tiên hồ lô. Nhưng đến lúc này, nhu cầu thị trường lại hút hơn và có khả năng cung không đủ cầu. Tới ngày 18 tháng Chạp, tôi đã thu hoạch bán khoảng 1/2 lượng trái đào hồ lô trong vườn. Giá bán vẫn tương đương với các năm trước. Chất lượng trái tốt, mẫu mã đẹp hơn do thời vụ thuận lợi", ông Quốc cho biết.
Theo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Châu Thành, nếu tết năm trước, toàn huyện có khoảng 5.700 trái tạo hình, thư pháp phục vụ thị trường thì năm nay số lượng giảm đáng kể.
Theo thống kê của địa phương đến thời điểm đầu tháng 1, toàn huyện có khoảng 1.500 trái tạo hình các loại, trong đó có khoảng 500 trái bưởi tạo hình, 80 trái đu đủ thư pháp, 250 trái đào tiên hồ lô, 500 trái xoài thư pháp và 200 trái dừa chưng tết. Riêng bưởi hồ lô tạo hình và đu đủ thư pháp đã hết hàng từ đầu tháng 1.
Theo ông Nguyễn Văn Trương, Phó phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Châu Thành (Hậu Giang), lượng trái cây tạo hình mà nông dân sản xuất trên địa bàn giảm gần một nửa so với năm trước.
Nguyên nhân chủ yếu là do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên bà con thận trọng cân nhắc số lượng khi tạo hình trái. Tuy nhiên, theo khảo sát, tới thời điểm này trái cây tạo hình rất hút hàng, nhiều nhà vườn không đủ nguồn cung ứng cho thị trường.
Không ngừng học hỏi, đổi mới cách làm trái cây tạo hình
Xoài cát hồng Vĩnh Trung, ở huyện Vị Thủy (Hậu Giang), đã được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao cấp tỉnh. Hợp tác xã hiện có 11 thành viên chính thức. Dự kiến từ nay đến Tết Nguyên đán, toàn hợp tác xã sẽ cung ứng cho thị trường khoảng 10 tấn xoài cát hồng và xoài Đài Loan.
Để đa dạng sản phẩm phục vụ nhu cầu thị trường, ngoài trái xoài thông thường, năm nay anh Nguyễn Thanh Nhàn, Giám đốc Hợp tác xã xoài cát hồng Vĩnh Trung, ở xã Vĩnh Trung, thử tạo hình in chữ thư pháp trên trái xoài cát hồng.
Để tạo ra một sản phẩm nông sản mang tính nghệ thuật, người nông dân này đã bỏ nhiều tâm huyết, tìm tòi, học hỏi với mong muốn trong tương lai sẽ đưa ra thị trường những sản phẩm độc đáo, kiểu dáng bắt mắt.
Anh Nguyễn Thanh Nhàn, Giám đốc Hợp tác xã Xoài cát hồng Vĩnh Trung, cho biết: "Việc thử nghiệm xoài cát hồng thư pháp là một trong những hướng đi mới. Tôi tuyển chọn những trái to, da đẹp, kích cỡ đồng đều để bao trái.
Do đây là năm đầu tiên thử nghiệm nên số lượng không nhiều. Riêng trái xoài thông thường, đợt tết này toàn hợp tác xã sẽ cung ứng khoảng 10 tấn trái phục vụ thị trường.
Anh Nhàn cho rằng đợt dịch Covid-19 vừa qua là thách thức với nông dân, cũng đồng thời tạo ra cơ hội thích ứng mới. Qua đây có thể thấy được tầm quan trọng của việc xây dựng thương hiệu và xây dựng sản phẩm theo hướng an toàn, tiêu chuẩn và liên kết sản xuất hàng hóa.
Hợp tác xã sẽ tiếp tục tìm lối đi cho trái xoài theo hướng chế biến để đa dạng sản phẩm phục vụ thị trường; thích ứng linh hoạt, ứng dụng tiến bộ công nghệ vào quản lý và sản xuất.
Mỗi sản phẩm tạo hình là một nghệ thuật. Người làm ra nó là những nông dân linh hoạt, sáng tạo, khéo léo với năng khiếu thẩm mỹ cao.
Tiên phong khai sinh ra trái xoài thư pháp ở huyện Châu Thành, năm nay nông dân Bùi Văn Thức, ở ấp Phú Hòa, xã Đông Phú, tiếp tục cho ra đời những trái xoài in chữ thư pháp tài lộc, chào 2022, phát lộc, phát tài; xoài thư pháp in hổ, biểu tượng của năm Nhâm Dần...
Anh Thức chia sẻ: "Năm nay, do lo ngại đầu ra trong mùa dịch nên ban đầu chỉ tạo hình cho khoảng 500 trái. Nhưng cận tết, nguồn cung không đủ, thương lái đặt hàng thêm khoảng 700 trái xoài thư pháp nên tôi mới bổ sung thêm".
Chưa dừng lại ở đó, năm nay nông dân Bùi Văn Thức còn linh hoạt cho ra thị trường combo ngũ quả "Mãng cầu vàng, dừa, đu đủ và xoài, sung...đều tạo dấu ấn thư pháp". Toàn bộ những loại trái này đều được anh Thức tuyển chọn với chất lượng, kiểu dáng đạt tiêu chuẩn riêng. Hiện nay, combo được bán theo đơn đặt hàng với giá khoảng 600.000-700.000 đồng.
Sen lụa là sen gì mà giáp tết giá bán tăng bất ngờ gấp đôi, cứ 1 công nông dân Hậu Giang lãi 30 triệu? Sen lụa là loại sen già, vỏ chuẩn bị chuyển sang khô và đen lại. Sen lụa được thương lái thu mua trên địa bàn huyện Phụng Hiệp (tỉnh Hậu Giang) rồi tách vỏ lấy hạt làm mứt hoặc phụ gia trong thực phẩm. Hiện nay, thương lái vào tận nơi trồng sen trên địa bàn huyện Phụng Hiệp (tỉnh Hậu Giang) thu...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Hôm nay, lực lượng diễu binh, diễu hành Bộ Quốc phòng vào Nam bằng tàu hỏa

Ninh Thuận thông tin về vụ ngộ độc của đoàn du khách đến từ Tiền Giang

Bé gái bị bỏ rơi, hàng chục gia đình tha thiết xin nuôi, chọn ai?

Cháy nhà lúc nửa đêm ở Hà Nội, 1 người tử vong

2 ngư dân ôm can nhựa lênh đênh trên biển Phú Quý 20 giờ

Bố trí chỗ ở cho gia đình có 3 người tử vong sau vụ cháy ở TPHCM

Triệu tập thanh niên hô "mày biết tao là ai không" rồi đánh bác sĩ

Vị trí vụ hỏa hoạn làm 3 người chết thuộc con đường sắp được TPHCM mở rộng

Nam thanh niên bị hất tung lên không trung sau cú đâm vào ô tô con

Tìm thấy 2 người mất tích trong vụ tàu cá bị chìm ở Bình Thuận

Vụ cháy nhà 3 người chết ở TPHCM: Phó Thủ tướng chỉ đạo sớm làm rõ nguyên nhân

Đề nghị kỷ luật cựu Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Võ Văn Chánh
Có thể bạn quan tâm

Các nền kinh tế vùng Vịnh tránh được mức thuế đối ứng của Mỹ
Thế giới
Mới
Giả danh Cảnh sát hình sự cưỡng đoạt tài sản người đi đường
Pháp luật
1 phút trước
Mỹ nhân gen Z nói xấu cả showbiz chia tay bạn trai diễn viên hơn 10 tuổi?
Sao châu á
7 phút trước
Chỉ 1 câu nói, Á hậu Vbiz để lộ tình trạng hôn nhân với chồng Việt kiều giữa lúc gây hoang mang vì loạt động thái lạ
Sao việt
10 phút trước
Chinh phục Tà Xùa 2025: Hành trình 'Bước chân trên mây' của báo giới
Du lịch
33 phút trước
Song Hye Kyo đẹp mê mẩn trong loạt ảnh mới
Phong cách sao
1 giờ trước
Màn lột xác quá gắt của mỹ nhân Việt đẹp như Triệu Vy, đổi mỗi kiểu tóc mà tưởng vừa hút mỡ gọt cằm
Hậu trường phim
1 giờ trước
Hoa hậu Hàn Quốc được khen quá trẻ ở tuổi 47
Làm đẹp
1 giờ trước
Váy suông mát nhẹ là lựa chọn tối ưu mùa nắng
Thời trang
1 giờ trước