Nuôi thứ lợn lưng uốn đáy võng nơi “khỉ ho cò gáy”, ai ngờ cô nông dân người Thái Sơn La lại bán đắt tiền
Chị Lò Thị Hoa, bản Then Luồng (xã Chiềng Đông, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La) nuôi hàng chục con lợn đen giống bản địa.
Tuy ở nơi bản xa xôi ví như “khỉ ho cò gáy”, nhưng chị Hoa nuôi được con lợn đen nào bán đắt tiền con đó.
Bám quê hương, nuôi lợn đen bản làng
Được sự chỉ dẫn của ông Hoàng Văn Khụ, Chủ tịch xã Chiềng Đông (huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La), chúng tôi tìm đến mô hình nuôi lợn đen bản địa của chị Lò Thị Hoa, bản Then Luồng. Tới nơi, hiện ra trước mặt chúng tôi là cả 1 đàn lợn đen béo ú đang kêu đòi ăn trong chuồng như đang muốn nói với chủ nhân là chúng đang đói bụng.
Trước khi đến với nghề nuôi lợn đen bản địa, chị Hoa đã có thời gian dài gắn bó với cây ngô, cây sắn trên nương rẫy. Ảnh: Hà Hoàng.
Theo quan sát, chuồng trại nuôi lợn đen của chị Hoa nằm sâu trong nương rẫy, xung quanh được bảo bọc bởi những dãy núi cao sừng sững, giống như thành trì được thiết kế một cách tự nhiên.
Đường vào chuồng trại được gia đình chị Hoa đổ bê tông phẳng phiu, để tiện lợi cho việc vận chuyển thức ăn cho đàn lợn.
Tôi tò mò tự hỏi ở một nơi đồi núi dốc hoang sơ, thì làm sao một phụ nữ Thái với trình độ học vấn còn hạn chế, lại nuôi niềm hy vọng và mơ ước có 1 cuộc sống dư giả từ nuôi lợn đen như lời khen nức nở của vị Chủ tịch xã Chiềng Đông, huyện Yên Châu.
Chị Hoa đón chúng tôi bằng nụ cười tươi tắn, thân thiện. Trò chuyện với chị mới biết, trước đây chị từng có thời gian dài gắn bó với cây ngô trên nương rẫy.
Chị Lò Thị Hoa kể: “Thời điểm mang giống ngô lên trồng trên nương, cuộc sống cũng gọi là tạm ổn định, có tiền mua gạo, muối và mì chính. Nhưng về sau giá bán ngô liên tục xuống thấp, tiền thu về không đủ giả chi phí phân bón và công sức bỏ ra chăm sóc. Vì vậy cuộc sống của gia đình ngày càng gặp nhiều khó khăn”.
Với ý chí và nghị lực chịu thương chịu khó của 1 phụ nữ dân tộc Thái với cảnh “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”, chị Hoa đã tích cực tăng gia sản xuất và chăn nuôi lợn đen từ chính đôi tay của mình trên mảnh đất quê hương.
Chị mạnh dạn theo học lớp tập huấn chăn nuôi lợn cho các hộ dân làm kinh tế nông nghiệp của xã, huyện tổ chức, rồi vay mượn thêm tiền anh em họ hàng đầu tư mua 6 con lợn cái để cho sinh sản.
Thay vì bỏ quê hương xuống các tỉnh dưới xuôi tìm kiếm công việc tại các Công ty như các bạn cùng trang lứa trong bản, chị Hoa lựa chọn ở lại quê đầu tư vốn liếng nuôi lợn đen để làm giàu. Ảnh: Hà Hoàng.
Tại thời điểm đó, người dân sinh sống trong bản dấy lên phong trào xuống núi về các tỉnh dưới xuôi tìm công việc ở công ty để kiếm tiền sinh kế, chị Hoa lại quyết định lựa chọn ở lại vùng quê nghèo khó đầu tư vốn làm chuồng trại nuôi lợn đen.
Video đang HOT
Nhờ cách chăm sóc tốt, đàn lợn đen của gia đình chị Hoà luôn béo tốt và phát triển khoẻ mạnh. Ảnh: Hà Hoàng.
Quyết định của chị được cả gia đình ủng hộ, đây là 1 động lực rất lớn để chị vượt qua khó khăn và nuôi niềm hy vọng làm giàu.
Sau khi nhận được sự ủng hộ của gia đình, chị Hoa mua vật liệu về xây chuồng trại trên diện tích nương mà gia đình có, tiếp tục vay vốn ngân hàng tìm mua thêm lợn đen giống về nuôi. Ngoài ra chị còn trồng thêm các loại cây cây ăn quả, để mở rộng nguồn thu nhập cho gia đình.
Thoát nghèo và có thu nhập ổn định từ nuôi lợn đen
Thay vì nuôi lợn theo kiểu thả rông, chị Hoa đã lắp đặt hệ thống nước và chia ngăn chuồng trại để tiện lợi cho việc chăm sóc đàn lợn.
Khi lợn trưởng thành, các thương lái ở huyện và ngoài tỉnh đi dọc theo quốc lộ 6 vào tận trang trại của gia đình chị thu mua, nên đầu ra cho đàn lợn luôn ổn định và bán được giá cao.
Theo kinh nghiệm của chị Lò Thị Hoa, để lợn phát triển khoẻ mạnh và bảo đảm chất lượng, khâu chọn giống là quan trọng nhất.
Bởi vậy, bà con cần chú ý lựa chọn những con lợn đen giống có đầu nhỏ, lưng thẳng, ngực sâu, hông to, lông mịn, nhanh nhẹn và đặc biệt là có màu đen đặc trưng.
Thức ăn cho đàn lợn đen rất đơn giản như: Các loại rau xanh, ngô, sắn, bí đỏ, rau rừng, thân chuối…
Ngoài ra, người nuôi có thể bổ sung men ủ vi sinh NN1 để làm chín thức ăn tự nhiên, giúp lợn hấp thụ thức ăn tốt nhất. Khi cho lợn ăn, bà con nên chia thành 2 bữa với lượng thức ăn cân đối với độ tuổi của lợn.
“Từ khi chuyển sang nuôi lợn đen bản địa phát triển kinh tế, tôi không sợ lỗ, bởi chi phí chăm sóc cho đàn lợn đen rất thấp. Nhà gần rừng nên hàng ngày tôi đều lên rừng hái rau, chặt cây chuối rừng về làm thức ăn cho đàn lợn. Lợn đen có thịt săn chắc, thơm ngon nên giá cả trên thị trường khá cao và ổn định, không mất giá như gà, vịt, ngan…”, chị Hoa cho hay.
Chị Lò Thị Hoa đang cho đàn lợn đen ăn tại chuồng. Ảnh: Hà Hoàng.
Chị Hoa nuôi lợn đen theo kiểu gối nên lúc nào trong chuồng cũng có lợn bán. Có thời điểm cao nhất, chị nuôi hơn 50 con lợn đen tại chuồng.
Từ lúc nuôi lợn đen đến nay, cuộc sống của gia đình chị đã thoát nghèo, mỗi năm trừ chi phí đi chị lãi 130 triệu đồng.
“So với trồng ngô trước kia thì không bao giờ chị kiếm được số tiền lớn như này”, chị Lò Thị Hoa, bản Then Luồng (xã Chiềng Đông, huyện Yên Châu) bộc bạch.
Những năm gần đây, từ việc phát triển chăn nuôi lợn đen bản địa đã giúp nhiều hộ gia đình xã Chiềng Đông thoát nghèo.
Ông Hoàng Văn Khù, Chủ tịch UBND xã Chiềng Đông (huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La) cho biết, phát triển chăn nuôi lợn đen bản địa phù hợp với điều kiện thời tiết của địa phương.
Lợn đen chống chịu tốt với thời tiết giá lạnh, dịch bệnh; chất lượng thịt ngon nên khách hàng rất ưa chuộng.
Khác với cách nuôi chăn thả trước kia, nhờ tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật nuôi lợn, người dân đã làm chuồng trại quy củ, vệ sinh sạch sẽ, tiêm phòng đầy đủ cho đàn lợn.
“Giá thịt lợn đen khoảng 150.000 đồng/kg, thời điểm Tết thì giá bán lợn đen gần 200.000/kg, nhờ đó nhiều hộ từ chăn nuôi lợn đã thoát nghèo, điển hình như gia đình chị Lò Thị Hoa, bản Then Luồng…”, ông Hoàng Văn Khù cho hay.
Giá rét buốt da, sương mù dày đặc, nhà nào ở Sơn La cũng đốt đống lửa to, trâu, bò không dám "ló mặt"
Từ 2, 3 ngày qua, nhiệt độ trên địa bàn tỉnh Sơn La đột ngột giảm sâu, giá rét buốt da, xuất hiện mưa lớn trên diện rộng, có nơi xuất hiện sương mù dày đặc.
Sự thay đổi đột ngột của thời tiết, khiến bà con các dân tộc vùng cao và vật nuôi co ro trong giá rét.
Do nhiệt độ bất ngờ tụt sâu, trên địa bàn tỉnh Sơn La đã xuất hiện rét đậm, rét hại khiến cuộc sống của người dân gặp không ít khó khăn.
Nhất là đàn vật nuôi như: Trâu, bò, dê, gà, lợn... có nguy cơ bị chết cóng. Trước tình hình đó, các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương đã tuyên truyền, vận động bà con tích trữ lượng thức ăn, đốt lửa và che chắn chuồng trại cho vật nuôi.
Nhiệt độ tụt sâu, người dân phải nhóm lửa xua tan cái lạnh lẽo. Ảnh: Hà Hoàng.
Bếp lửa luôn là lựa chọn hàng đầu, để người dân sưởi ấm trong thời tiết buốt giá. Ảnh: Hà Hoàng.
Chia sẻ với PV, anh Hà Văn Vũ, thị trấn nông trường Mộc Châu (huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La) cho biết: " 3 ngày hôm nay, do không khí lạnh tràn về xuất hiện sương mù khiến đời sống sinh hoạt của chúng tôi gặp không ít khó khăn. Nhiệt độ giảm kèm theo mưa xuyên ngày, xuyên đêm nên tôi không đi làm được, toàn phải ở trong nhà. Tôi sợ nhất là đàn gà mới nuôi trong chuồng bị chết cóng, mong sao vài ngày nữa trời sẽ tạnh mưa và nhiệt độ ấm lên".
Vật nuôi được người dân nhóm lửa sưởi ấm. Ảnh: Hà Hoàng.
Người dân đang che chắn chuồng trại cho đàn bò để tránh bị chết cóng. Ảnh: Hà Hoàng.
Đợt rét này, có kèm theo mưa lớn, gió bấc và sương mù làm cái lạnh ở vùng cao như lạnh đến thấu xương.
Người dân, gia súc, gia cầm đều co mình lại chống chọi với giá rét. Tại các bản vùng cao nhiệt độ giảm từ 5 - 10 độ C như: Tà Xùa, Háng Đồng, Làng Chếu (Bắc Yên); thị trấn Mộc Châu, thị trấn Nông trường Mộc Châu (Mộc Châu); huyện Vân Hồ... khiến người dân và trẻ nhỏ khi ra khỏi nhà đều mặc lồng thêm rất nhiều áo để giữ ấm cho cơ thể.
Bên cạnh đó, giữa thời tiết lạnh cắt da, cắt thịt, trẻ em ở các xã nghèo vùng cao Sơn La co ro trong những bộ quần áo mỏng manh, chân đi dép tổ ong, bàn tay lem nhem, nứt nẻ...
Tại xã Lóng Luông, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La xuất hiện sương mù dày đặc, làm ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sinh hoạt của bà con. Ảnh: Hà Hoàng.
Quốc lộ 6 đoạn giáp giữa huyện Mai Châu (Hoà Bình) và huyện Vân Hồ (Sơn La) xuất hiện sương mù dày đặc, đường thì trơn trượt, người dân di chuyển qua đoạn đường này cần chú ý quan sát. Ảnh: Hà Hoàng.
Bếp lửa luôn là lựa chọn hàng đầu giúp bà con vùng cao, chống chọi với cái lạnh. Theo quan sát của phóng viên tại các xã, thị trấn, huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Sơn La, chủ các phương tiện xe máy di chuyển trên đường hầu như đều chuẩn bị cho mình những chiếc áo phao dày, gang tay, áo mưa để giữ ấm mỗi khi ra đường.
Sự thay đổi đột ngột của thời tiết, khiến bà con các dân tộc vùng cao phải co ro trong giá rét. Ảnh: Hà Hoàng
Không khí lạnh tràn về, kèm theo mưa lớn trên diện rộng, khiến người dân di chuyển trên đường gặp nhiều khó khăn. Ảnh: Hà Hoàng.
Anh Cà Văn Phượng, tiểu khu 17 (phường Chiềng Sinh, tỉnh Sơn La) cho hay: Nếu trời trở lạnh không thôi thì không sao, đằng này còn đổ mưa lớn cả ngày lẫn đêm, càng làm cho nhiệt độ giảm thêm.
Để giữ ấm cho cơ thể, tôi đá mua 1 bộ áo phao dày để đi đường cho đỡ lạnh và an toàn. Gia đình tôi sống dựa vào nghề chăn nuôi là chủ yếu, nên tôi đã che chắn và nhóm lửa bên cạnh chuồng trại để vật nuôi không bị chết cóng. Thức ăn cho vật nuôi cũng được chất đầy tại kho, nên tôi cũng phần nào yên tâm trong mùa đông năm nay.
Rét thấu xương, người dân Sơn La ra vườn "đội mũ, mặc quần áo" cho cây trồng để làm gì? Do không khí lạnh tràn về đột ngột, nhiệt độ giảm sâu chỉ còn 3 - 5 độ C, người dân huyện Mộc Châu, Sơn La phải căng giàn lưới bảo vệ và chăm sóc mận, dâu tây, mơ, xoài, rau, chè... Những ngày gần đây, do tác động của không khí lạnh, nhiệt độ trên cao nguyên Mộc Châu, tỉnh Sơn La...