Nuôi thứ gà muốn bắt không phải đuổi, anh nông dân Hưng Yên cho nghe tí nhạc du dương gà mái đẻ sòn sòn
Nuôi gà Đông Tảo bằng cách cho gà nghe nhạc không lời du dương để thư giãn, đó là cách chăn nuôi “độc nhất vô nhị” của anh Bùi Văn Bộ, xã Tân Dân, huyện Khoái Châu ( Hưng Yên).
Nhờ cách nuôi gà độc đáo này đã giúp đàn gà luôn được thư giãn, “nhả” trứng vàng đều đặn mỗi ngày.
Nuôi gà Đông Tảo – giống “ gà tiến vua” kiểu “độc nhất vô nhị”
Huyện Khoái Châu nổi tiếng là nơi nuôi giống gà Đông Tảo – còn được ví như “gà tiến vua”, chân to bự. Tại đây, mỗi hộ lại chọn cho mình một cách chăn nuôi “khác người” để có thể tạo ra những dòng gà Đông Tảo có cái tên đặc biệt như: gà Đông Tảo vảy rồng, gà đông tảo chân tròn vảy thịt, gà Đông Tảo chân sùi…
Và anh Bùi Văn Bộ, đã áp dụng một phương pháp chăn nuôi gà Đông Tảo “độc nhất vô nhị”, đó là cho gà thư giãn bằng cách nghe nhạc không lời mỗi ngày.
Hiện, anh Bộ, xã Tân Dân, huyện Khoái Châu (Hưng Yên) đang nuôi trên 200 con gà đông tảo thương phẩm. Ảnh: Hoài An.
Hiện nay, anh Bộ đang nuôi trên 200 con gà Đông Tảo thương phẩm và 1.000 con gà mẹ. Đàn gà hàng ngày được nghe nhạc để thư giãn, bởi vậy, mỗi ngày “nhả” trứng vàng đều đặn.
Từ những quả trứng này, anh tiếp tục đưa vào lò ấp để nở ra gà giống, cung cấp đi khắp các tỉnh trong cả nước. Mỗi năm trang trại của anh xuất đi hàng vạn con gà Đông Tảo giống.
Chia sẻ với Dân Việt, anh Bộ cho biết, anh học hỏi cách chăn nuôi này từ trên mạng, thấy ở nước ngoài để đàn vật nuôi được thư giãn họ đã áp dụng cho bò và gà nghe nhạc không lời nên anh đã làm theo.
“Những bản nhạc du dương phát ra từ máy tính nối với giàn âm thanh nhỏ gọn đã khiến cho gà không bị hoảng loạn trong khi vào cho ăn, dọn vệ sinh. Nhất là khi thời tiết quá nóng hay nhiệt độ thay đổi đột ngột”, anh Bộ nói với Dân Việt.
Anh Bộ nói tiếp: “Chúng đẻ trứng rất nhiều, đều đặn. Trong quá trình nuôi, nếu nghe nhạc gà sẽ thấy thư giãn, thoải mái, nhất là trong giai đoạn sinh sản, khiến chúng tăng khả năng hấp thụ thức ăn, dẫn đến đẻ trứng nhiều”.
Đàn gà Đông Tảo mẹ bên trong trang trại của anh Bộ. Ảnh: Hoài An
Nói về nguồn thức ăn cho gà Đông Tảo, anh Bộ cho hay, cách nuôi gà đa phần cũng giống như những giống gà khác, thức ăn chủ yếu được dùng cám gạo, bột ngô thì cần phải bổ sung các vitamin và khoáng chất. Bên cạnh đó, người nuôi thường cho bổ sung hạt giá đỗ để kích thích sự tăng trưởng của gà Đông Tảo.
Video đang HOT
Dàn loa được anh Bộ lắp bên trong chuồng gà để gà nghe nhạc không lời có thể thư giãn mỗi ngày. Ảnh: Hoài An
Nhờ cách làm độc đáo là cho gà nghe nhạc, mỗi ngày gà Đông Tảo mẹ “nhả” trứng vàng đều đặn. Ảnh: Hoài An
Giá bán già Đông Tảo cao, mỗi con có giá tiền triệu
Bên cạnh cung cấp con giống, anh Bộ cũng nuôi trên 200 con gà Đông Tảo thương phẩm. Trong thời điểm trước Tết Nhâm Dần vừa qua, anh đã xuất bán được 100 con.
Chân to, vững chãi và dáng đi chậm chạp thiên về vẻ nặng nề là đặc điểm nổi bật của giống gà Đông Tảo/
Theo anh Bộ, giống gà Đông Tảo này có ưu điểm khỏe hơn giống già ta, chịu được thời tiết khắc nghiệt, rất mau lớn, giá thành lại cao hơn, thịt ngon, thơm hơn so với giống gà ta. Giá gà Đông Tảo thuần chủng dao động từ 350.000 – 450.000 đồng/kg (khi xuất bán gà đạt trọng lượng từ 5kg/con trở lên), tính ra, mỗi con có giá cả tiền triệu.
Theo anh Bộ, để đánh giá về gà Đông Tảo đạt chuẩn thì phải có dáng hình bệ vệ, thân hình to, da đỏ, đầu oai vệ, cặp chân vững chãi.
Gà trống Đông Tảo có hai mã lông cơ bản gồm mã mận (màu tím pha đen) và màu của trái mận. Gà cũng có cặp chân sù sì, cặp chân gà trống to và bao quanh chân ở phía trước là một lớp vảy da sắp xếp không theo hàng, phần còn lại (3/4 diện tích) da sùi giống bề mặt trái dâu tằm ăn, bốn ngón chân xòe ra, chia ngón rõ nét, bàn chân dày, cân đối nên gà bước đi vững chắc.
Mào gà trống là mào sun (ngắn và thun lại) màu đỏ tía, tích và dái tai màu đỏ, kém phát triển, nhìn gọn và khỏe. Gà mái có ba mã cơ bản gồm: mã nõn chuối – vàng nhạt, mã thó hay nâu nhạt – màu đất thó hay lá chuối khô, mã ngà – trắng sữa.
Lông phần cổ và cánh gà mái Đông Tảo thường có pha trộn những chiếc lông màu vàng, trắng sữa, nâu đỏ, đen. Gà mái cũng có mào tựa mào con trống nhưng chỉ to bằng 1/3 so với mào gà trống.
Theo anh Bộ, để đánh giá về gà Đông Tảo đạt chuẩn thì phải có dáng hình bệ vệ, thân hình to, da đỏ, đầu oai vệ, cặp chân vững chãi.
Các vị trí da không có lông trên mình gà (cả trống và mái) đều có màu đỏ. Gà mới nở có lông trắng đục. Khối lượng mới nở 38 – 40g, mọc lông chậm, lúc trưởng thành con trống nặng 5 – 6kg, con mái nặng 4kg/con. Thịt gà ngon, ngọt với khối thịt ức ngồn ngộn đỏ hồng, những bắp thịt đùi với những bó cơ cuồn cuộn vắt lên nhau trong thịt không có gân, không dai.
Với kinh nghiệm nhiều năm nuôi gà Đông Tảo cộng với cách nuôi gà “độc nhất vô nhị”, mỗi năm anh Bộ có thu nhập trên 300 triệu đồng.
Giá thức ăn chăn nuôi tăng vù vù, nông dân thua lỗ nặng, đau xót phải bán lồng bè, treo chuồng
Từ hôm đại lý bán thức ăn chăn nuôi thông báo rằng ngày 15/3, giá các loại cám heo sẽ tăng thêm 10.000 đồng/bao, loại 25kg, anh Nguyễn Văn Quý (Tiên Lữ, Hưng Yên) lo lắng, "mất ăn, mất ngủ" khi đứng bên bờ vực thua lỗ.
Giá thức ăn chăn nuôi tăng vù vù, nông dân bên bờ vực lỗ nặng
Chắc chắn một điều, không chỉ riêng anh Quý và hàng vạn hộ chăn nuôi heo, gia cầm, thủy sản... cũng đang chung tâm trạng này. Bởi từ cuối năm 2020 đến nay, giá thức ăn chăn nuôi đã tăng phi mã và đây là lần tăng thứ 10.
Nhiều hộ chăn nuôi cũng bày tỏ lo lắng, liệu lần thứ 10 này đã phải là lần tăng cuối cùng chưa? Trong khi đó, giá bán các sản phẩm chăn nuôi thì vẫn èo uột trong thời gian dài. Giá lợn hơi loanh quanh 48.000 - 55.000 đồng/kg; giá gà công nghiệp chỉ từ 16.000 - 25.000 đồng/kg; giá cá lồng cũng đang thấp thê thảm, thương lái thu mua chậm...
"Trong khi đó, Nhà nước vẫn chưa có những biện pháp can thiệp "mạnh tay" để góp phần hạ nhiệt giá thức ăn chăn nuôi", một hộ chăn nuôi heo ở Thái Bình nói với Dân Việt.
Anh Quý cho hay, theo quy luật thị trường giá cám tăng thì sẽ tăng đồng loạt, không có chuyện công ty này tăng, còn công ty khác giữ giá. Với đàn heo 130 con, mỗi ngày trang trại của anh Quý sử dụng gần 10 bao cám. Nếu chưa tính đợt tăng giá 15/3 thì tiền cám phải bỏ ra 1 tháng là 120 triệu đồng.
Ông Đinh Văn Mừng (xã Đông Đô, Hưng Hà, Thái Bình) cho hay, giá thức ăn chăn nuôi tăng "chóng mặt", buộc gia đình ông phải chăn nuôi cầm chừng, cố gắng duy trì đàn. Ảnh: Bình Minh
Hiện nay, anh Quý chăn nuôi heo theo hướng khép kín, nên chủ động được con giống. Heo từ khi sinh ra đến xuất chuồng thời gian khoảng 6 tháng, lúc này heo đạt trọng lượng khoảng 120kg/con. Giá thành nuôi heo dao động từ 3,1 đến 3,2 triệu/con. Nếu giá cám tăng thêm 10.000 đồng/bao thì sẽ cộng thêm 100.000 đồng vào giá thành sản xuất.
"Đấy là đối với những hộ chăn nuôi tốt, chủ động được con giống, không gặp dịch bệnh, giữ được đầu con. Và giá heo hơi phải đạt 55.000 đồng/kg trở lên thì may ra còn duy trì được. Với tình hình này, những hộ phải mua con giống ở ngoài thì thua lỗ là điều chắc chắn", anh Quý chia sẻ với Dân Việt.
Nông dân choáng váng vì giá thức ăn chăn nuôi tăng lần thứ 10, quay lại thời băm cây chuối, bèo tây?
Để duy trì đàn heo, anh Quý cho biết, trong thời gian tới sẽ phải tính toán cắt giảm khẩu phần ăn và thời gian nuôi để giảm bớt chi phí về cám.
Nói với Dân Việt, ông Đinh Văn Mừng (xã Đông Đô, Hưng Hà, Thái Bình) cho hay, giá thức ăn chăn nuôi tăng "chóng mặt", buộc gia đình ông chỉ chăn nuôi cầm chừng. Hiện ông đang cố gắng duy trì đàn heo khoảng 100 con, trong khi công suất nuôi của chuồng lên đến 250 con.
Mỗi ngày đàn lợn của gia đình ông Mừng ngốn hết gần 10 bao cám. Trong đó, cám cho lợn tập ăn giá hơn 400.000 đồng/bao 25kg, còn cám cho lợn 2 tháng tuổi trở lên giá hơn 300.000 đồng/bao 25kg.
Thống kê cho thấy, trong 2 tháng đầu năm, Việt Nam nhập khẩu khoảng 551 triệu USD thức ăn chăn nuôi, và nguyên liệu (giảm 19% so với cùng kỳ), chủ yếu nhập từ Argentina, Brazil và Mỹ.
Ngoài ra, mỗi năm Việt Nam nhập khẩu khoảng 1 triệu tấn lúa mỳ (khoảng 20% tổng sản lượng nhập khẩu) và 3% tổng sản lượng ngô từ Nga và Ukraine, nhưng hiện thị trường này đang tắc, ảnh hưởng đến nguồn cung.
Không chỉ riêng gia đình ông Mừng, mà rất nhiều hộ chăn nuôi ở xã Đông Đô đang rơi vào tình cảnh khó khăn, có đầy đủ cơ sở vật chất, chuồng trại nhưng không thể mở rộng quy mô đàn do giá thức ăn tăng quá cao.
Ông Mừng cho rằng, để người chăn nuôi có động lực, mở rộng quy mô, tăng đàn lợn, Nhà nước cần đưa thức ăn chăn nuôi vào danh sách hàng bình ổn giá.
Nếu được, đây sẽ là một trong những điều khiến người dân, chủ trang trại, HTX chăn nuôi yên tâm sản xuất.
"Nếu có thể đưa thức ăn chăn nuôi vào danh sách hàng bình ổn giá thì trước mắt nên thực hiện thí điểm ở một số tỉnh trọng điểm về chăn nuôi. Các tỉnh sẽ triển khai thí điểm ở các huyện, xã trọng điểm về chăn nuôi", ông Mừng cho hay.
Nhiều hộ chăn nuôi cá lồng ở các xã Bình Thanh, Thung Nai (huyện Cao Phong, Hòa Bình) kiệt quệ về vốn do giá thức ăn cho cá tăng phi mã. Ảnh: Bình Minh
Giá cám đối với heo, gia cầm tăng cao, thì giá cám trong nuôi thủy sản cũng không chịu "ngồi yên".
Chia sẻ với PV báo Dân Việt, anh Đinh Văn Linh - Giám đốc HTX Dịch vụ thủy sản Bình Thanh (huyện Cao Phong, Hòa Bình) nói, HTX mới được thành lập năm 2020 với 20 thành viên. Nhưng đúng vào thời điểm dịch bệnh Covid-19 bùng phát mạnh. Từ đó đến nay, thị trường tiêu thụ cá lồng của HTX rất bí đầu ra, thị trường tiêu thụ chính là Hà Nội và các tỉnh lân cận gặp nhiều khó khăn.
Trong khi đó, tiền vay ngân hàng vẫn chưa trả hết, hàng tháng vẫn phải đóng lãi thì giá thức ăn cho cá đã tăng "chóng mặt" từ năm 2021 đến nay. Mới đầu giá cám 240.000 đồng/bao 25kg, nay tăng lên 320.000 đồng/bao 25kg, khiến anh Linh và nhiều hộ nuôi cá lồng của HTX kiệt quệ về vốn.
Nhiều hộ không chống đỡ nổi nên đã nuôi ít hơn, thậm chí có hộ phải bán cả cá lẫn lồng.
Ông Dương Tất Thắng - Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NNPTNT), cho biết, từ sau Tết Nguyên đán, ngành chăn nuôi tiếp tục đối mặt nhiều khó khăn khi giá các loại nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi liên tục tăng cao.
Đơn cử, giá dầu đậu tương tăng khoảng 22%, đậu tương tăng khoảng 21%, ngô tăng khoảng 9%... Điều này dẫn tới giá thức ăn chăn nuôi cho gia súc, gia cầm, thủy sản thành phẩm cũng tăng từ 3-13%.
Trưởng thôn khóa trái cổng nhà F0 nhưng không để lại chìa khóa? Một hộ dân ở thôn Ốc Nhiêu (xã Đồng Than, huyện Yên Mỹ, Hưng Yên) có người bị mắc Covid-19 (F0) đã phản ứng gay gắt khi bị trưởng thôn khóa trái cổng và không để lại chìa khóa. Ngày 22/2, trên mạng xã hội xuất hiện đoạn clip dài gần 2 phút ghi lại cảnh đôi co giữa gia đình có người...