Nuôi thành công lươn không bùn, lại cho lươn đẻ “mẹ tròn con vuông”, anh nông dân Bình Định thu hàng trăm triệu
Với mô hình nuôi lươn không bùn, anh Nguyễn Đại Dương (SN 1993, ở thôn Hội Phú, xã Mỹ Hòa, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định) đã có thu nhập ổn định hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
Bắt tay vào nghề nuôi lươn không bùn năm 2016, khi ấy anh Nguyễn Đại Dương (SN 1993, ở thôn Hội Phú, xã Mỹ Hòa, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định) xây 2 hồ xi măng (mỗi hồ 6 m2) để nuôi.
Anh Nguyễn Đại Dương (thôn Hội Phú, xã Mỹ Hòa, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định) kiểm tra lươn giống. Ảnh: THANH TRỌN.
Nhờ theo dõi tốt và rút kinh nghiệm từ những lần thất bại, đến năm 2017 anh gặt hái thành công. Sau 8 – 9 tháng nuôi, lươn đạt trọng lượng từ 200 – 300 g/con, bình quân mỗi hồ 6 m2 thu được từ 300 – 400 kg lươn thịt thương phẩm.
Với giá lươn thịt dao động từ 170 – 190 nghìn đồng/kg, chỉ sau 1 vụ nuôi thành công, anh Dương đã thu hồi vốn đầu tư.
Đến nay, anh Dương có 8 hồ nuôi lươn không bùn thương phẩm, rải vụ, xuất bán nhiều đợt trong năm. Đặc biệt, để chủ động lươn giống, từ năm 2019, anh Dương bắt đầu nuôi lươn giống và thành công ở ngay vụ đầu tiên.
“Tự sản xuất được lươn giống không chỉ hết phụ thuộc con giống mua từ miền Nam mà cái được rất lớn là lươn thích nghi sẵn với điều kiện thời tiết nên mau lớn hơn, tỷ lệ hao hụt giảm rất đáng kể, thành ra hiệu quả kinh tế tốt hơn”, anh Dương cho hay.
Video đang HOT
Hiện nay, cùng với bán lươn giống, anh Dương tích cực hỗ trợ cho các hộ mới nuôi về kỹ thuật nuôi lươn, kinh nghiệm chăm sóc lươn và phòng bệnh cho lươn.
Đồng thời, anh Dương kết nối để đưa lươn thương phẩm ra thị trường nhiều hơn, nhờ đó ngày càng có thêm nhiều người dân trong tỉnh Bình Định tìm đến anh để học hỏi kinh nghiệm nuôi, tham vấn kỹ thuật nuôi lươn và mua lươn giống.
Hậu Giang: Bỏ nuôi heo theo nghề nuôi con "rảnh ra là chui rúc", ai ngờ lại "mở mày mở mặt"
Thời gian gần đây, giá gia cầm bấp bênh, việc tái đàn heo tiềm ẩn nhiều rủi ro nên nhiều người nông dân trên địa bàn phường Hiệp Thành (TP Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang) mạnh dạn chuyển đổi sang nuôi lươn không bùn mang lại nhiều hiệu quả cao
Mô hình nuôi lươn không bùn được xem là có nhiều triển vọng, phù hợp với điều kiện của những địa phương diện tích đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp.
Mạnh dạn chuyển đổi từ nuôi heo sang mô hình nuôi lươn không bùn
Ông Nguyễn Ly Bi, phường Hiệp Thành (TP Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang) cho biết, gia đình ông gắn bó với nhiều năm chăn nuôi heo, tuy nhiên giá heo hơi bấp bênh, nuôi không hiệu quả, ông đành xuất bán và bỏ chuồng trại.
Mô hình nuôi lươn không bùn của hộ ông Nguyễn Ly Bi, phường Hiệp Thành, TP Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang.
Đang lay hoay chưa biết nuôi con gì để thay thế con heo mà ổn định cuộc sống gia đình thì ông biết đến mô hình nuôi lươn không bùn.
Ông Nguyễn Ly Bi cho biết: "Qua tìm hiểu trên sách, báo, xem ti vi thấy mô hình nuôi lươn không bùn này dễ làm, phù hợp với điều kiện của gia đình nên tôi quyết định nuôi thử nghiệm".
Với 3 bể nuôi lươn không bùn với tổng diện tích 36 m2, ông Bi thả khoảng 6.000 con lươn giống. Sau khoảng 8 tháng, lươn thịt được xuất bán với mức giá lươn thương phẩm bao tiêu tại chuồng dao động từ 190.000-220.000 đồng/kg. Tổng kết lứa lươn đầu tiên, trừ mọi chi phí Bi ông còn lời gần 200 triệu đồng.
Chia sẻ kỹ thuật nuôi lươn không bùn
Chia sẻ về kỹ thuật nuôi lươn không bùn, ông Nguyễn Ly Bi cho biết, bể nuôi lươn không bùn cần có hệ thống ống cấp nước và thoát nước ra bên ngoài để thuận tiện trong việc thay nước liên tục trong bể nuôi lươn.
Loài lươn có đặc tính ưa tối, thích trú ẩn, thường sống chui rúc trong bùn, đất ruộng... nên khi nuôi trong bể ông Bi đã tạo nơi trú ẩn cho lươn bằng cách làm các giá thể bằng dây nilon đen.
Ngoài khâu chọn con lươn giống ở cơ sở sản xuất giống lươn uy tín thì môi trường sống, nguồn nước phải đảm bảo sạch là yếu tố quan trọng để nuôi lươn thành công.
Ông Nguyễn Ly Bi thực hiện thay nước định kỳ 2-3 lần/ngày, tuân thủ nguyên tắc "đúng giờ, đúng lượng" bởi lươn rất nhạy cảm với môi trường, bẩn quá hoặc sốc nước lươn sẽ chết.
Ngoài ra, từ 2 - 4 ngày phải vệ sinh bể nuôi lươn để tránh ô nhiễm môi trường nuôi. Thức ăn của lươn nuôi được lựa chọn là thức ăn công nghiệp dành cho cá có độ đạm cao, tối thiểu 42% đạm.
Thỉnh thoảng ông Bi xay mịn cá tạp làm thức ăn cải thiện thêm cho lươn. Khẩu phần ăn của lươn nuôi được phân làm 2 lần trong ngày và cho ăn đúng giờ, lượng thức ăn cũng được điều chỉnh theo thời gian nuôi, kích thước của lươn để tránh thức ăn tồn đọng lại bể, gây ô nhiễm nguồn nước.
Ông Bi cho biết thêm "Trước khi cho lươn ăn, tôi thường xả nước để tập phản xạ cho lươn. Do đó lươn sẽ ăn được nhiều hơn giúp lươn phát triển nhanh và đồng đều hơn".
Ngoài việc chọn lươn giống khỏe mạnh, thức ăn đủ dinh dưỡng, anh còn thường xuyên bổ sung vitamin C, khoáng chất, dùng thuốc diệt khuẩn thủy sản xử lý môi trường nuôi và sử dụng men tiêu hóa trong các bữa ăn để phòng các bệnh mà con lươn hay gặp là bệnh nấm da, bệnh đường ruột.
Ông Bi chia sẻ: "Với phương pháp này con lươn là đối tượng nuôi có giá trị kinh tế cao, kỹ thuật nuôi lươn không bùn đơn giản, không mất nhiều thời gian và không đòi hỏi diện tích lớn, rất phù hợp với những hộ chăn nuôi có diện tích đất nhỏ".
Nuôi lươn không bùn cần được nhân rộng mô hình
Từ những hiệu quả của mô hình nuôi lươn không bùn do ông Bi thực hiện, nhiều nông dân ở phường Hiệp Thành (TP Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang) đã học hỏi kinh nghiệm nuôi lươn lẫn nhau để cùng nhau phát triển kinh tế.
Theo thống kê, chỉ riêng Khu vực 6, phường Hiệp Thành đã có 8 hộ nuôi lươn không bùn. Với những hiệu quả bước đầu, hiện nay các hộ liền kề nhau đã được thành lập tổ hợp tác nuôi lươn. Tổ hợp tác tạo điều kiện thuận lợi cho bà con cùng nhau trao đổi kinh nghiệm nuôi lươn không bùn, chăm sóc, chia sẻ thông tin thị trường về giá lươn thương phẩm, giá lươn giống cũng như đầu tiêu ra cho sản phẩm.
Để phát triển mô hình nuôi lươn không bùn một cách bài bản, các ngành chuyên môn đã phối hợp tổ chức tập huấn cho nông dân quy trình kỹ thuật làm bể nuôi, chăm sóc lươn và nuôi trùn quế làm thức ăn cho lươn.
Nuôi con đặc sản dày đặc, kéo vỉ lộ ra toàn co to bự, anh nông dân Vĩnh Long lãi gấp mấy lần nuôi cá "Nhàn" công chăm sóc, tỷ lệ hao hụt thấp, chiếm ít diện tích, giá lươn thương phẩm ổn định, đem lại thu nhập khá cao nên hiện nay mô hình nuôi lươn không bùn ngày càng được nhiều hộ gia đình ở Vĩnh Long áp dụng. Nuôi lươn không bùn-nhàn công, lời khá Nuôi lươn không bùn có nhiều lợi thế hơn kiểu...