Nuôi sống cặp song sinh nặng 800 g
Hai bé gái chào đời khi mới 26 tuần thai, mỗi bé nặng 800 g, được bác sĩ Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An nuôi sống sau 100 ngày chăm sóc.
Ngày 4/2, bé Hồ Thị Khuyên xuất viện, cân nặng đạt 2,6 kg. Hai tuần trước đó, bé song sinh cùng Khuyên là Hồ Thị Uyên, đã xuất viện với cân nặng 2 kg.
Cặp song sinh là con của một sản phụ 25 tuổi, trú huyện Diễn Châu (Nghệ An). Mang thai lần hai, sản phụ được bác sĩ phát hiện hở eo tử cung, can thiệp khâu eo sớm đề giữ thai. Ngày 27/10/2020, sản phụ sinh thường tại Bệnh viện Sản nhi Nghệ An, khi thai mới 26 tuần.
Lúc lọt lòng, cả hai bé trong tình trạng suy hô hấp, suy tuần hoàn, các phản xạ sơ sinh rất yếu. Bác sĩ đặt ống nội khí quản cấp cứu, chuyển đến khu chăm sóc đặc biệt tại Khoa Hồi sức Sơ sinh ngay sau đó. Những ngày sau đó, hai bé luôn trong tình trạng đe dọa tử vong, bị hội chứng màng trong giai đoạn III (hội chứng màng trong ở trẻ sinh non xảy ra do phổi chưa trưởng thành, cản trở hô hấp).
Bé Khuyên và Uyên lúc đang được chăm sóc tại bệnh viện. Ảnh: Hoàng Yến
Video đang HOT
Theo bác sĩ Nguyễn Thị Tâm, Khoa Hồi sức Sơ sinh, Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An, những bé đẻ cực non như trường hợp trên cần chế độ điều trị và chăm sóc tỉ mỉ.
“Chăm sóc bé sinh non rất khó khăn, đòi hỏi phải kiểm soát thân nhiệt, tiếng ồn, ánh sáng, theo dõi sát tình trạng xuất huyết não, bệnh phổi mạn, nhiễm trùng”, bác sĩ Tâm cho biết.
Với hai em bé này, trong quá trình điều trị, đều mắc bệnh võng mạc trẻ đẻ non. Các bác sĩ kết hợp chuyên khoa Mắt tiêm nội nhãn điều trị bệnh. Sau 100 ngày chăm sóc, hai bé có nhịp tự thở tốt, phản xạ khá, được ghép mẹ và ra viện, theo bác sĩ Tâm.
Nguyên nhân và cách khắc phục tật "nói mớ" ban đêm
Nói chuyện vô thức trong lúc ngủ là tình trạng khá phổ biến. Có nhiều nguyên nhân đằng sau hiện tượng gây ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ này.
Nói mớ trong khi ngủ là một tình trạng khá phổ biến. Nghiên cứu chỉ ra rằng, có đến khoảng 66% dân số đã từng nói chuyện vô thức trong lúc ngủ ở một số thời điểm nhất định. Tuy đây không phải là biểu hiện của bệnh lý và vô hại, nói mớ có thể gây ảnh hưởng đến người xung xung quanh, gây khó chịu cho người ngủ bên cạnh. Dưới đây là những nguyên nhân phổ thông và cách khắc phục tình trạng này.
1. Di truyền
Các nghiên cứu y học đã chỉ ra rằng hiện tượng này có thể được tiếp nối giữa các thế hệ trong gia đình. Nghiên cứu thực hiện ở Phần Lan và Nhật Bản đã phát hiện rằng các cặp song sinh hay có xu hướng nói mớ. Hiện tượng này có thể xảy ra cùng lúc với với chứng mộng du và ác mộng. Một số nhà nghiên cứu cũng nhận thấy rằng cha mẹ hay nói chuyện vô thức khi ngủ cũng có xu hướng sinh con mang theo biểu hiện tương tự.
2. Thiếu ngủ
Bất cứ ai cũng có thể lẩm bẩm nói chuyện trong lúc ngủ. Tuy nhiên, có một vài yếu tố có thể dễ dẫn đến tình trạng này hơn, một trong số đó là thiếu ngủ. Các chuyên gia tin rằng một người đang gặp căng thẳng hay ngủ không đủ giấc sẽ dễ nói mớ hơn. Cơ thể không được nghỉ ngơi đầy đủ sẽ khiến não bộ bị ảnh hưởng, từ đó tác động đến chất lượng của giấc ngủ.
3. Rối loạn giấc ngủ
Bản thân nói mớ cũng là một chứng rối loạn giấc ngủ, với tên gọi là somniloquy. Bất cứ ai ở bất kỳ thời điểm nào trong cuộc đời cũng có thể mắc phải tình trạng này. Tuy nhiên, khả năng xảy ra ở những người đang mắc chứng rối loạn giấc ngủ khác thường cao hơn. Các bác sĩ tin rằng, có một mối liên hệ nhất định giữa chứng nói mớ, mộng du và ác mộng.
4. Một số loại thuốc nhất định
Nhiều loại thuốc có thể đi kèm tác dụng phụ là làm gián đoạn giấc ngủ. Trong số đó bao gồm cả những loại phổ biến như thuốc chống trầm cảm. Những hành vi diễn ra trong giấc ngủ do ảnh hưởng của thuốc bao gồm cả nói mớ, liên quan đến khả năng kiểm soát cơ. Ở những trường hợp nặng hơn, người dùng thuốc còn có thể đá, đá, đấm, nhảy ra khỏi giường và nói chuyện vô thức.
Các kiểm soát việc nói mớ
Hiện tại vẫn chưa có phương pháp nào có thể loại trừ dứt điểm tật nói mớ. Tuy nhiên, thay đổi một số thói quen nhất định vẫn có thể giúp chúng ta kiểm soát được tình trạng này đáng kể. Một số việc bạn có thể thực hiện để ngủ ngon và yên giấc hơn bao gồm: tránh ăn quá no gần giờ đi ngủ, bài trí giường ấm áp với chăn đệm êm ái, tránh uống cà phê vào buổi chiều hay tối, cũng như duy trì giờ ngủ nhất quán.
Cứu trẻ sinh non suy hô hấp nặng Trẻ sinh non khi mới 35 tuần, nặng 2,4kg. Sau sinh, trẻ bị khó thở, khóc yếu, phản xạ kém, hạ thân nhiệt nên được chuyển lên tuyến trên cấp cứu. Sau khi được cấp cứu, bệnh nhi đã ổn định. Ảnh: BVCC Ngày 26/1, BV Đa khoa tỉnh Lạng Sơn cho biết, các y bác sĩ của BV vừa cứu sống trẻ...