Nuôi sống bé trai sinh non nhỏ chỉ bằng chiếc bánh mì
Chiều 12/12, các bác sĩ bệnh viện Hùng Vương cho biết đã nuôi sống thành công một bé trai sinh non nặng chỉ với 700g.
Thai phụ Đ.T.K. sinh năm 1980 ngụ huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang đến khoa Sản bệnh Hùng Vương lúc 22h30 ngày 10/8 trong tình trạng thai non 25 tuần tuổi có dấu hiệu suy hô hấp do nhiễm trùng ối. Chỉ một ngày sau nhập viện, thai phụ có dấu hiệu chuyển dạ sinh. Trước khi sinh, thai phụ K. được cho dùng đủ hai liều thuốc trưởng thành phổi cho bé sinh thiếu tháng.
Sau 123 ngày chăm sóc, bé được cho xuất viện với cân nặng 2.230g.
Bé trai sinh thường nặng 700g nhỏ như một chiếc bánh mì, thính lực của bé trai tốt nhưng thị lực bị cảnh báo sẽ mắc phải bệnh lý võng mạc do sinh non. Bên cạnh đó, sức khỏe của bệnh nhi còn bị đe dọa bởi tình hình suy hô hấp do viêm phổi. Ngay sau khi chào đời, bé được cho vào lồng kính thở máy suốt 71 ngày. Đến khi cai máy thở, bé vẫn phải thở áp lực dương qua mũi (CPAP) trong 22 ngày. Cuối cùng, sau khi đã hoàn toàn không cần hỗ trợ ôxy, bé vẫn tiếp tục được áp dụng kỹ thuật Kangaroo (da kề da với mẹ) trong một tháng.
Video đang HOT
Sau 123 ngày chăm sóc, bé được cho xuất viện với cân nặng 2.230g với các chỉ số hô hấp, tuần hoàn và tiêu hóa ổn định. Tuy nhiên do bé sinh non tháng nên khi về nhà, phụ huynh vẫn phải tiếp tục áp dụng kỹ thuật da kề da và đưa bé tái khám theo đúng hẹn.
BS.CK2 Bùi Thị Thủy Tiên, Trưởng khoa Sơ sinh, bệnh viện Hùng Vương cho biết, trong quá trình thở máy, bé được chăm sóc tích cực cấp 1, nuôi ăn bằng tĩnh mạch, bằng dịch truyền, cho bé ăn sữa mẹ và sữa công thức. Khó khăn lớn nhất là trong suốt hơn 2 tháng thở máy, bé thường xuyên viêm phổi, nghiêm trọng nhất là khoảng một tháng sau sinh, bé bị viêm phổi nặng tưởng đã tử vong. Các bác sĩ phải đổi kháng sinh và may mắn bé đã vượt qua.
Bên cạnh viêm phổi, các bác sĩ còn phải tiến hành phẫu thuật đóng ống động mạch của bé do ống động mạch không tự đóng lại như những trẻ sơ sinh khác, việc sinh thiếu tháng cũng khiến bé mắc bệnh lý võng mạc phải đến điều trị ở bệnh viện Nhi Đồng 1.
Trong suốt hơn 3 tháng đầu đời, mọi biểu hiện sức khỏe của bé đã được các điều dưỡng và bác sĩ của khoa Sơ sinh theo dõi liên tục. Đặc biệt là tình trạng viêm phổi diễn tiến bất thường và đề phòng ngạt ống nội khí quản trong thời gian bé nằm thở máy.
Tại bệnh viện Hùng Vương, tỷ lệ nuôi sống những bé sinh non từ 24 tuần tuổi đến 37 tuần tuổi gần lên đến 90%. Đặc biệt, các bác sĩ của bệnh viện từng nuôi sống thành công một bé sinh non 24 tuần tuổi chỉ cân nặng 500g.
Theo baotintuc
Nhiều trẻ mắc bệnh giang mai bẩm sinh do lây từ mẹ
9 tháng Bệnh viện Da liễu TP HCM ghi nhận 5 trẻ bị giang mai bẩm sinh do lây từ mẹ, sau 2 năm không có ca bệnh nào.
Bác sĩ Huỳnh Thị Thanh Thùy, Bệnh viện Da liễu TP HCM cho biết, điển hình là thai phụ 17 tuổi chỉ siêu âm thai, không xét nghiệm máu trong thai kỳ. Thai phụ vào Bệnh viện Hùng Vương (TP HCM) vì vỡ ối sớm, bác sĩ phát hiện bị giang mai thai kỳ.
Sản phụ sinh non lúc 35,5 tuần thai. Em bé được chuyển qua Bệnh viện Nhi đồng 1, ghi nhận có nhiều bóng nước to bị vỡ, bong tróc da rải rác toàn thân. Các xét nghiệm cho thấy em bé bị giang mai bẩm sinh. Sau quá trình điều trị, bé khỏe, hết sang thương da.
Theo bác sĩ Thùy, giang mai là bệnh nhiễm trùng mạn tính ở đa cơ quan do vi khuẩn Treponema pallidum gây ra. Ba đường lây truyền bệnh là đường tình dục, truyền máu và mẹ con. Nhiễm trùng thai nhi từ người mẹ bị bệnh dẫn đến giang mai bẩm sinh. Bệnh có thể gây sảy thai, thai chết lưu, sinh non và tử vong sơ sinh. Ngay cả trẻ sơ sinh còn sống có thể phát triển các biểu hiện của giang mai bẩm sinh, gây biến dạng răng và xương, thậm chí mù lòa và điếc...
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính có tới 1,5 triệu ca giang mai trong thai kỳ mỗi năm. Tất cả trẻ bị giang mai bẩm sinh hay sinh ra từ mẹ có phản ứng huyết thanh dương tính, cần được theo dõi lâm sàng và kiểm tra mỗi 2-3 tháng cho đến khi xét nghiệm âm tính.
Xoắn khuẩn gây bệnh giang mai. Ảnh: dissolve
Theo bác sĩ Thùy, trong 4 năm đầu tiên mắc giang mai, phụ nữ không được điều trị có 70% nguy cơ lây nhiễm sang thai nhi. Bệnh giang mai bẩm sinh có thể ngăn ngừa bằng penicillin. Thời gian bắt đầu điều trị trong giai đoạn mang thai hết sức quan trọng, tốt nhất là dùng penicillin trước ba tháng cuối thai kỳ (tuần thai thứ 28) 98% ngừa được giang mai bẩm sinh.
Giang mai có thể điều trị bằng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên nếu không chẩn đoán đúng cách và chữa trị sớm có thể gây biến chứng cho tim, não, động mạch chủ, xương, một số trường hợp tử vong. Khi có vết loét ở bộ phận sinh dục hay bất kỳ vị trí nào có tiếp xúc tình dục không an toàn, cần phải đi khám bệnh và làm xét nghiệm đầy đủ.
Lê Phương
Theo Vnexpress
Phẫu thuật thành công bé sơ sinh 14 ngày tuổi bị bệnh tim bẩm sinh Bệnh viện đa khoa Nguyễn Đình Chiểu (Bến Tre) vừa phẫu thuật thành công ca suy tim bẩm sinh đầu tiên cho bé sơ sinh 14 ngày tuổi. Ngày 9.12, bác sĩ Trần Văn Ân, Phó giám đốc Bệnh viện đa khoa (BVĐK) Nguyễn Đình Chiểu (Bến Tre), cho biết vừa phẫu thuật thành công ca suy tim bẩm sinh đầu tiên cho...