Nuôi sơn dương trên… mái nhà
Một nhà hàng Thụy Sỹ nổi tiếng khắp bang Wisconsin (phía trung tây Hoa Kỳ) không phải bởi các món ăn cực kỳ độc đáo mà gây ấn tượng bởi cách “trang trí” có một không hai. Đó là việc chủ cửa hàng – ông Al Johnson đã đưa sơn dương lên… mái nhà, tạo nên một cảnh quan vô cùng thú vị.
Theo giới thiệu, ý tưởng này đã được áp dụng từ năm 1973 và tới nay đã trở thành “thương hiệu” của nhà hàng. Đại đa số khách du lịch tới Wisconsin đều xuất phát từ mục đích muốn tận mắt chứng kiến “kỳ quan” khác thường này.
Để duy trì việc nuôi sơn dương trên mái nhà, ông Al đã chi số tiền lớn để “lợp” và chăm sóc lớp cỏ xanh mướt, phục vụ cho bầy thú cưng nhiều chủng loại, kích cỡ và độ tuổi khác nhau. Không chỉ vậy, ông còn đăng ký xác nhận phát minh sáng tạo tại Mỹ. Năm 2007 từng có một nhà hàng cũng bắt chước hình thức trên để thu hút khách nhưng đã lập tức bị Al đâm đơn kiện xâm phạm bản quyền.
Một số hình ảnh về nhà hàng nuôi sơn dương trên mái nhà “ có 1 không 2″ trên thế giới:
Nhân viên cửa hàng rất tự hào với “kỳ quan” độc đáo do ông chủ của họ phát minh
Những chú sơn dương thong dong dạo chơi, gặm cỏ trên… mái nhà
Ông chủ đầu tư chăm sóc lớp cỏ trên mái nhà để phục vụ cho bầy thú cưng của mình
Theo BĐVN
Rợn người "bẫy tử thần" thiên nhiên
Những chiếc cây "đá" bị mưa xói mòn tạo thành những chiếc gai sắc nhọn tạo nên khung cảnh hùng vĩ và cả cảm giác rợn người khi được tận mắt chứng kiến.
Những chiếc cây "đá" bị mưa xói mòn tạo thành những chiếc gai sắc nhọn
Bị cô lập trong thời tiết khắc nghiệt, những tảng đá bị mưa xói mòn tạo thành những thân cây "đá" thẳng đứng và sắc nhọn cao đến hơn 90m. Khu rừng đá vĩ đại nhất thế giới có tên Grand Tsingy tại phía Tây Madagascar, Mỹ. Ở đây thời tiết ở đây lạnh giá và khắc nghiệt, nhưng vẫn là nơi cư trú của một số loài động vật, trong đó nổi bật là loài vượn cáo.
Khu rừng này được ví như một mê cung đá vôi kỳ bí
Khu rừng này không thể đi bộ do địa thế vô cùng nguy hiểm, nó được ví như một mê cung đá vôi kỳ bí. Nhà thám hiểm, đồng thời là một nhiếp ảnh gia Stephen Alvarez đã có một cuộc thám hiểm để chụp được những bức ảnh đẹp nhất của Grand Tsingy. Hình ảnh một con vượn cáo đứng một mình và báo vào đầu đá vôi nhọn sắc mang lại cảm giác rợn người.
Ở đây thời tiết ở đây lạnh giá và khắc nghiệt...
Nhiếp ảnh gia 47 tuổi cho biết; "Đây là khu rừng đá mà loài vượn cáo sinh sống và trú ngụ. Chúng có thể tìm thấy thức ăn và nhảy thành thạo từ "cây" này sang cây khác. Tôi chưa bao giờ được nhìn thấy một cảnh tượng nào tuyệt vời như vậy. Và tôi đã không thể bỏ lỡ những khoảnh khắc tuyệt đẹp đó cho bức ảnh của mình". Stephen Alvarez cũng cho biết đây là cuộc thám hiểm khó khăn nhất mà ông từng thực hiện. Tại Grand Tsingy, hơn 100 loài chim đã được ghi nhận cùng với 45 loài bò sát.
... nhưng vẫn là nơi cư trú của một số loài động vật, trong đó nổi bật là loài vượn cáo
Theo BĐVN
Hộp sọ "sống lại" trong sách cũ Một nghệ thuật gia người Anh tên là Maskull Lasserre đã nảy ra ý tưởng tận dụng đống sách cũ của mình để tạo nên những tác phẩm nghệ thuật độc đáo, bắt mắt. Với một số quyển sách kích cỡ khác nhau, Maskull đã "điêu khắc" chúng thành một mô hình hộp sọ chân thực. Với bàn tay khéo léo và trí...