Nuôi ruồi lính đen, nhóm sinh viên biến rác hữu cơ thành “vàng”
Nhờ tìm ra phương pháp sử dụng ruồi lính đen để xử lý rác thải hữu cơ, nhóm sinh viên chuyên ngành quản lý môi trường và bền vững, Khoa Quốc tế, Đại học Thái Nguyên đã thử nghiệm thành công ý tưởng biến rác hữu cơ thành thức ăn chăn nuôi và phân bón sử dụng trong sản xuất nông nghiệp.
“ Biến rác thải hữu cơ thành vàng”
Đến Khoa Quốc tế, Trường Đại học Thái Nguyên, ai cũng nhắc đến ý tưởng đầy táo bạo và mới mẻ vừa được thực hiện thành công trong đề tài nghiên cứu khoa học “Biến rác thải hữu cơ thành vàng” của nhóm sinh viên năm cuối chuyên ngành quản lý môi trường và bền vững.
Đề tài nghiên cứu khoa học của nhóm sinh viên lọt top 5 cuộc thi “Thanh niên Việt Nam vì sáng tạo xã hội 2018″. Ảnh: H.T
“Nhóm chúng em vừa nhận được 4 hợp đồng hợp tác đầu tư thực hiện dự án xử lý rác thải khu dân cư của một số doanh nghiệp tại các tỉnh như Đà Nẵng, Cần Thơ, TP.HCM…”.
Sinh viên Bùi Xuân Trường
Em Phạm Thị Hải Yến – Trưởng nhóm thực hiện đề tài chia sẻ: Ý tưởng thực hiện đề tài được hình thành từ việc chúng em nhận thấy rác thải hữu cơ là nguồn tài nguyên quý giá đang bị lãng phí. Bởi vậy, chúng em đã có suy nghĩ sẽ tận dụng nguồn rác thải này và biến chúng thành những sản phẩm hữu ích phục vụ trong lĩnh vực nông nghiệp. Từ đó, chúng em lên kế hoạch thực hiện đề tài nghiên cứu “Biến rác thải hữu cơ thành vàng”.
Qua quá trình học tập và nghiên cứu thực tế, các em nhận thấy ấu trùng ruồi lính đen có thể giúp việc phân hủy nguồn rác thải hữu cơ với tỷ lệ cao, rút ngắn đáng kể thời gian phân hủy rác trong tự nhiên. Bởi vậy, để thực hiện đề tài nghiên cứu, các em đã nuôi ấu trùng ruồi lính đen để phân hủy rác thải hữu cơ và nuôi chúng lớn làm thức ăn chăn nuôi.
Theo Hải Yến, đề tài được nhóm bắt tay thực hiện từ giữa năm 2017 và đến cuối năm 2018 thì cho nghiệm thu. Càng vui mừng và vinh dự hơn khi vào tháng 12.2018 vừa qua, đề tài nghiên cứu của nhóm đã lọt vào Top 5 cuộc thi “Thanh niên Việt Nam vì sáng tạo xã hội 2018″ – một cuộc thi do Hội đồng Anh và các trường đại học trên toàn quốc liên kết tổ chức.
Video đang HOT
Việc ứng dụng nuôi ấu trùng ruồi lính đen để phân hủy rác thải hữu cơ không chỉ giúp giảm thiểu đáng kể vấn đề ô nhiễm môi trường, mà sản phẩm được tạo ra sau quá trình phân hủy rác thải còn là nguồn dinh dưỡng có giá trị trong nông nghiệp. Sau khi nghiên cứu thành công đề tài, nhóm đã cho thử nghiệm thức ăn chăn nuôi và phân bón – các sản phẩm được tạo ra sau quá trình phân hủy rác thải hữu cơ tại một số địa điểm thuộc địa bàn tỉnh Thái Nguyên, mang lại những kết quả khả quan.
Mang lại thu nhập đáng kể cho người dân
Theo tính toán của nhóm, 1 tấn rác thải hữu cơ có thể mang lại 16 triệu đồng sau khi được xử lý bằng áp dụng phương pháp hữu hiệu này. Bởi vậy, nếu việc xử lý rác thải hữu cơ bằng ấu trùng ruồi lính đen được thực hiện tốt, thì chỉ tính riêng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có thể thu về từ 3 – 4 tỷ đồng/ngày.
Cho chim ăn thử sản phẩm nhộng tươi sống phát triển từ ấu trùng ruồi lính đen. Ảnh: H.T
Em Bùi Xuân Trường – thành viên của nhóm không giấu được niềm vui: “Nhóm chúng em vừa nhận được 4 hợp đồng hợp tác đầu tư thực hiện dự án xử lý rác thải khu dân cư của một số doanh nghiệp tại các tỉnh, thành như Đà Nẵng, Cần Thơ, TP.HCM…”.
Em Trường cũng khẳng định: Đề tài này, nếu được ứng dụng thành công trong thực tế sẽ góp phần biến rác thải hữu cơ thành những thứ có giá trị, không chỉ đem lại lợi ích kinh tế mà còn giải quyết cả vấn đề môi trường, đồng thời tạo ra các sản phẩm an toàn và thân thiện môi trường như thức ăn chăn nuôi, phân bón cung cấp cho các trang trại. Những lợi ích thiết thực đó sẽ giúp mọi người thay đổi nhận thức và thói quen phân loại rác, hơn nữa còn mang lại thu nhập đáng kể cho người dân.
PGS.TS Hoàng Văn Phụ – giảng viên Khoa Quốc tế, Đại học Thái Nguyên – người hướng dẫn trực tiếp nhóm sinh viên thực hiện đề tài cho biết: Đây là một đề tài sáng tạo và rất mới mẻ của sinh viên. Nếu đề tài này được ứng dụng vào thực tế sẽ góp phần thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển và mang lại nhiều lợi ích thiết thực: Hỗ trợ người dân trong việc phân loại rác thải, giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường, giúp đỡ người dân nâng cao nhận thức về môi trường, hạn chế phát thải khí nhà kính…
Theo Danviet
Cục trưởng Cục Chăn nuôi lý giải về Thông tư 02 không có rau, bèo, chuối...
Vừa qua Bộ NN&PTNT đã ban hành Thông tư 02 về danh mục sản phẩm thức ăn chăn nuôi theo tập quán và nguyên liệu đơn được phép lưu hành tại Việt Nam. Điều đáng nói là trong danh mục này không đề cập đến các loại thức ăn được sử dụng từ xưa tới nay như rau bèo, rau chuối, cà rốt, xu hào, bắp cải...
Dân Việt đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Xuân Dương - Q.Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT), đơn vị soạn thảo Thông tư để làm rõ vấn đề.
Ông Nguyễn Xuân Dương - Q.Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT).
Được biết Bộ NN&PTNT vừa mới ban hành Thông tư 02 về danh mục sản phẩm thức ăn chăn nuôi theo tập quán và nguyên liệu đơn được phép lưu hành tại Việt Nam. Vậy mục đích, ý nghĩa ban hành thông tư này là gì thưa ông?
- Thông tư 02 ban hành, thực chất là gia hạn Thông tư 26- ban hành các sản phẩm thức ăn chăn nuôi theo truyền thống, tập quán được phép lưu hành. Thông tư 02 giữ nguyên toàn bộ nội dung của Thông tư 26 - đã ban hành từ năm 2012.
Các hộ chăn nuôi vẫn được sử dụng các loại thức ăn như rau bèo, rau chuối, cà rốt, xu hào, bắp cải... làm thức ăn chăn nuôi. Ảnh: IT
Thức ăn chăn nuôi lưu hành trên 3 nhóm: Nhóm thức ăn đậm đặc, tổng hợp do người sản xuất tự công bố trên cổng thông tin của bộ. Nhóm này chiếm trên 90% khối lượng sản phẩm thức ăn chăn nuôi lưu hành. Người sản xuất tự công bố chất lượng sản phẩm, người tiêu dùng, cơ quan quản lý căn cứ vào đó để giám sát lưu hành. Công bố theo yêu cầu quy định của Nhà nước, nếu công bố không đúng sẽ bị xử lý.
Nhóm thứ 2 là thức ăn bổ sung như viatmin, khoáng...nhóm này có nguy cơ rất cao, ảnh hưởng đếnan toàn thực phẩm (ATTP), thì việc công bố này phải thông qua thẩm định của Cục Chăn nuôi. Nếu đủ điều kiện thì chúng tôi sẽ đẩy lên Cổng thông tin điện tử của Bộ NN&PTNT để cho doanh nghiệp lưu hành.
Nhóm thứ 3 là nhóm thức ăn truyền thống, tập quán gồm lúa, ngô, khoai sắn, bã ngô,...cái này không ai đăng ký vì lúa, ngô...không của riêng a,i nên Bộ NN&PTNT sẽ công bố sản phẩm lưu hành để sản xuất, kinh doanh có cơ sở thực hiện.
Thông tư 26 đã có danh mục các sản phẩm được lưu hành, nhưng Thông tư đã hết hạn vào ngày 11/2/2019 nên Bộ khẩn trương ra đời Thông tư 02, toàn bộ sản phẩm nguyên liệu thức ăn truyền thống có trong Thông tư 26 tiếp tục được lưu hành bình thường. Thông tư ban hành nhằm mục đích gia hạn, để sản xuất, kinh doanh không bị gián đoạn.
Có một số ý kiến cho rằng, trong danh mục sản phẩm thức ăn chăn nuôi truyền thống, Thông tư 02 không đề cập đến các loại thức ăn như rau bèo, rau chuối, cà rốt, xu hào, bắp cải... điều đó có đồng nghĩa với việc những sản phẩm này cấm dùng không thư ông?
- Đây vẫn là thức ăn nguyên liệu được người chăn nuôi sử dụng từ xưa đến nay vó những nguyên liệu này vẫn được sử dụng bình thường. Vì Thông tư 02 kế thừa toàn bộ nội dung của Thông tư 26 nên chưa có các danh mục sản phẩm trên. Thời gian tới chúng tôi sẽ tiếp tục cập nhật, hoàn thiện và đưa ra quy định, kỹ thuật tối thiểu để người chăn nuôi sử dụng đáp ứng đúng yêu cầu đưa ra.
Thông tư này trước khi ra đời đã lấy ý kiến rộng rãi của các bên liên quan chưa thưa ông?
- Như tôi đã nói, đây là Thông tư gian hạn của Thông tư 26 đã có từ nhiều năm nay, Thông tư 26 ra đời từ năm 2012, nhưng đến 11/2/2019 đã hết hạn nên Bộ NN&PTNT ban hành Thông tư 02 để tránh gián đoạn, tránh việc doanh nghiệp người sản xuất, kinh doanh bị hẫng về pháp lý.
Như vậy nếu không ban hành kịp thời thông tư này, đối tượng nào sẽ bị ảnh hưởng thưa ông?
- Các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi sẽ bị ảnh hưởng, bởi nếu không có thông tư này, các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi không thể sản xuất kinh doanh các sản phẩm thức ăn có những nguyên liệu tập quán này. Mà thực tế hầu hết các nguyên liệu trong danh mục trên (ngô, lúa mì, đậu tương, sắn) đều được doanh nghiệp sử dụng làm thức ăn chăn nuôi.
Còn các đối tượng là các hộ sản xuất nhỏ lẻ không bị ảnh hưởng gì, bởi họ vẫn sử dụng các sản phẩm thức ăn như thường lệ thôi, họ không bị quản lý giám sát. Còn các doanh nghiệp, phải có Thông tư này họ mới có thể sản xuất kinh doanh lưu hành các sản phẩm thức ăn chăn nuôi có những nguyên liệu trên.
Xin cảm ơn ông!
Theo Danviet
Ngành thức ăn chăn nuôi đã có sản phẩm đạt thương hiệu quốc gia Năm 2018, vượt qua nhiều khó khăn, ngành chăn nuôi đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, trong đó riêng ngành thức ăn chăn nuôi đã có sản phẩm đạt thương hiệu quốc gia. Có thể nói, năm 2018 là một năm thành công của ngành chăn nuôi, dù trước đó ngành được đánh giá sẽ gặp vô vàn khó khăn do...