Nuôi rắn ri voi kèm thêm ba ba-nhà ít đất vẫn làm ra nhiều tiền
Học theo tư tưởng của Bác Hồ về “Làm cho người nghèo thì đủ ăn, người đủ ăn thì khá giàu, người giàu thì giàu thêm”, anh Mai Văn Họp ( xã Hiếu Nghĩa, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long) đã từng bước vươn lên làm giàu với mô hình chăn nuôi tổng hợp độc đáo ( nuôi ba ba kết hợp với rắn ri voi).
Không như nhiều nông dân khác vươn lên làm giàu nhờ đất ruộng bề bề, chỉ với 4 công đất canh tác nhưng anh Họp vẫn có thể vươn lên làm giàu bằng sự cần cù và ý chí quyết tâm không bỏ cuộc. Không những vậy, anh còn giúp đỡ cho nhiều nông hộ vươn lên theo hướng “ít đất vẫn làm giàu”.
Nhờ biết tận dụng diện tích đất sản xuất, anh Mai Văn Họp đã vươn lên làm giàu từ mô hình nuôi ba ba và rắn ri voi.
“Diện tích nhỏ, thu nhập lớn”
Đó là phương pháp sản xuất được anh Mai Văn Họp lựa chọn áp dụng cho mô hình “chăn nuôi tổng hợp” của mình. Với anh Họp, để phát triển kinh tế hộ, nhiều nhà nông thường lựa chọn làm theo mô hình khuôn mẫu, thành công đã có ở địa phương, nhưng với anh Họp thì khác, anh đã mạnh dạn tìm cho mình “hướng đi riêng” để vực dậy kinh tế gia đình.
Bởi trước đây, đời sống gia đình anh Họp khá chật vật “nhà có đến 4 miệng ăn nhưng chỉ trông chờ vào 2 công ruộng và vườn trồng dừa kết hợp nuôi cá”- anh Họp kể.
Nhận thấy “người trẻ phải nỗ lực không ngừng vươn lên”- anh Họp “nhẵn mặt” tham gia các lớp tập huấn về sản xuất nông nghiệp để “làm giàu” vốn kiến thức làm nông.
Từ đó, anh mạnh dạn đầu tư tăng gia sản xuất trên phần diện tích canh tác của mình với mô hình chăn nuôi tổng hợp. “Lúc đó, tuy không đủ vốn nhưng tui vẫn kiên quyết làm dù phải vay mượn”- anh Họp kể.
Video đang HOT
Nhận thấy nhu cầu tiêu thụ ba ba trên thị trường rất cao và nguồn thức ăn ốc bươu vàng, cá tạp ở địa phương còn bỏ phí, anh Họp bắt tay vào mô hình chăn nuôi tổng hợp. Anh bắt đầu nuôi ba ba thương phẩm và con giống.
Linh hoạt từ điều kiện sản xuất gia đình, nhận thấy lượng cá trê sau thu hoạch còn sót lại, anh Họp nghĩ ngay đến việc tận dụng nguồn thức ăn có sẵn này. Thế là, anh tiếp tục nghiên cứu kỹ thuật và quyết định đầu tư nuôi thêm rắn ri voi thương phẩm và con giống.
“Lấy ngắn nuôi dài”, sau 2 năm, mô hình chăn nuôi tổng hợp đã mang lại hiệu quả kinh tế cao gấp nhiều lần các loại cây trồng, vật nuôi khác.
Sau 24 tháng nuôi ba ba, anh Họp cung cấp cho thị trường khoảng 1.200 con ba ba thịt và 840 con giống, thu lời hơn 150 triệu đồng. Bên cạnh, anh còn thu được hơn 1.100 con rắn ri voi thương phẩm và con giống, thu lời trên 55 triệu đồng sau 12 tháng.
Kiên trì dẫn đến thành công
Nghề nuôi ba ba và rắn ri voi là một trong những hướng đi đúng để cải thiện kinh tế gia đình, thậm chí làm giàu. Anh Họp còn hỗ trợ hơn 10 hộ nuôi bằng hình thức giảm 50% giá giống.
“Học theo Bác, tôi làm từ những việc nhỏ gắn với bản thân mình, phải chịu khó, chịu làm, tăng gia sản xuất, không để lãng phí đất đai, thời gian và tiền của”- anh Họp chia sẻ. Kiên trì trong mọi việc, cần cù trong học tập, tỉ mỉ trong công việc nhà nông là những bí quyết thành công của anh Họp.
Thời gian để thu hồi vốn trong sản xuất nông nghiệp tương đối dài. Vì vậy, nhiều bà con “sốt ruột, đợi không nổi”.
Bởi, từ lúc bắt đầu nuôi tới lúc thu hoạch thường mất 1- 2 năm, đòi hỏi mình phải kiên trì, không được nản lòng, “thành công không dễ có được trong ngày một ngày hai”- anh Họp nói.
Từng loay hoay tìm hướng đi đúng để cải thiện kinh tế gia đình vươn lên làm giàu, hơn ai hết, anh Họp hiểu và mong muốn hỗ trợ để “nông dân ai cũng có thể làm giàu”.
Anh Họp còn cho biết thêm: “Tới đây, tôi tiếp tục đầu tư nhân rộng mô hình cho bà con, cô bác trong ấp có nhu cầu nuôi và sẵn sàng giúp đỡ về mặt kỹ thuật, con giống”.
Là một trong những hộ được anh Họp hỗ trợ kỹ thuật nuôi rắn ri voi, anh Nguyễn Văn Thảo (ấp Hiếu Trung A, xã Hiếu Nghĩa) chia sẻ: “Anh Họp luôn tận tình chỉ dẫn hết kinh nghiệm nhà nông cho bà con, chính vì vậy nhiều nông dân trong xã có điều kiện vươn lên, ổn định cuộc sống”.
Ông Huỳnh Thanh Nhân- Chủ tịch UBND xã Hiếu Nghĩa- cho biết: “Là điển hình trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, anh Mai Văn Họp rất chí thú làm ăn, vượt khó vươn lên làm giàu. Song song đó, anh Họp còn hướng dẫn kinh nghiệm, kỹ thuật cho bà con hộ nghèo, khó khăn để cùng nhau phát triển kinh tế hộ gia đình, góp phần phát triển kinh tế- xã hội của địa phương”
Theo Nhóm PV (Báo Vĩnh Long)
"Công tử" Bạc Liêu nuôi lúc nhúc loài rắn bự trong bể xi măng
Anh Trương Chí Thức, ở ấp 1A, xã Phong Thạnh Tây A, huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu là một trong những người thành công với mô hình nuôi lúc nhúc những con rắn ri voi to bự trong bể xi măng. Rắn ri voi to bự được anh Thức bán với giá 500 ngàn đồng/ký.
Trong những năm gần đây phong trào nuôi các loài thủy đặc sản nước ngọt có giá trị kinh tế cao phát triển mạnh ở Bạc Liêu như: Cá chình, cá bống tượng, rắn ri voi, baba, cua đinh... nhiều nhất ở các huyện Phước Long, Hồng Dân.
Có rất nhiều nông dân đã áp dụng rất thành công và kinh tế gia đình ngày một phát triển lên khá, giàu từ các mô hình nầy. Điển hình anh Trương Chí Thức, ở ấp 1A, xã Phong Thạnh tây A, huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu.
Anh Thức giới thiệu đàn rắn ri voi bố mẹ đang nuôi trong bể xi măng.
Năm 2009 tận dụng các chuồng nuôi heo củ bỏ trống khoảng 80 m2 , bắt đầu từ 2 con rắn ri voi bố mẹ đến nay anh Thức đã có đàn rắn lớn nhỏ trên 700 con, trọng lượng từ 1-3 kg/con. Hàng năm xuất bán trên 1 ngàn con rắn ri voi giống và trên 200 rắn ri voi thịt với giá bán rắn giống 80 ngàn đồng/con, rắn thịt hiện tại khoảng 500 ngàn đồng/kg, sau khi trừ chi phí, thu nhập trên 80 triệu đồng/năm.
Cách nuôi rắn ri voi của anh Thức là chia ra 14 hồ, chiều cao 1m, có diện tích 3 m2/hồ, mỗi hồ nuôi khoảng 50 con, cấp nước vào chiều cao từ 10 - 20 cm, bắt đầu thả rắn ri voi giống vào nuôi, làm nơi trú ẩn cho rắn sử dụng dây nilon đen, 3 ngày cho rắn ăn một lần, định kỳ 7 ngày thay nước 1 lần với 100% lượng nước trong hồ.
Anh Thức xử lý nước bể nuôi rắn ri voi bằng men vi sinh kết hợp phòng các bệnh thường gặp cho rắn như: bệnh ngoài da, đường ruột, nấm, đẹn ....Nhờ làm tốt khâu xử lý này sau gần 10 năm nuôi đàn rắn ri voi của anh ngày được tăng thêm. Đàn rắn ri voi to bự đang được anh Thức nuôi lúc nhúc trong bể xi măng.
Anh Thức cho biết rắn ri voi rất dễ nuôi, ít tốn công chăm sóc, ít bệnh, thức ăn ưa thích của chúng là các loại như: cá trê, cá chốt, nhái, lươn con, cá rôphi ... rất dễ tìm, giá lại rẽ. Thời gian nuôi rắn ri voi khoảng 12 tháng rắn đạt trọng lượng từ 0,5 - 1 kg/con.
Sau 2 năm nuôi rắn ri voi tham gia sinh sản với tỷ lệ đực cái là 1: 3, mỗi năm rắn sinh sản 1 lần. Rắn ri voi dễ tiêu thụ, người nuôi đến tận nhà thu mua giống.
Theo anh Thức khâu chọn giống rắn ri voi là rất quan trọng nhất quyết định đến thành công của mô hình vì hiện nay giống đánh bắt ngoài tự nhiên với nhiều hình thức rất dễ gây tổn thương cho rắn, khi thả nuôi rắn chậm lớn và tỷ lệ hao hụt rất cao. Hiện tại nguồn giống rắn ri voi không đủ đáp ứng cho người nuôi.
Theo thạc sĩ Dương Minh Thùy, Trưởng phòng Thông tin-Tuyên truyền & Huấn luyện Trung tâm Khuyến nông Bạc Liêu nhận định: Mô hình nuôi rắn ri voi rất hiệu quả, tuy thời gian nuôi dài, nhưng mô hình dễ thực hiện, không cần diện tích lớn, ít tốn công chăm sóc, có thể tận dụng chuồng nuôi heo, lu, thùng xốp, bể composite... là có thể áp dụng được, nguồn thức ăn ở địa phương tương đối phong phú có quanh năm, nếu tự tìm thức ăn sẳn có ngoài tự nhiên như: nhái, cá phi, cá tạp ... , thì sẻ giảm được chi phí, hiệu quả mang lại sẽ cao hơn.
Theo Danviet
Người thân tìm được bé trai 14 tuổi đi lạc nhờ đọc báo Ngày 23/3, công an thị trấn Tân Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang cho biết, đã bàn giao cháu Nguyễn Văn P. (14 tuổi, ngụ tỉnh Kiên Giang) cho chị Nguyễn Thị Kiều (42 tuổi, ngụ xã Hiếu Phụng, huyện Vũng Liêm, Vĩnh Long) vào tối ngày 22/3. Chị Kiều là cô ruột của cháu P. Người thân của cháu P. đến...