Nuôi nhốt toàn cá đặc sản quý hiếm, xưa ví như “thủy quái dòng sông” mà dân ở đây đổi đời
Từ xa xưa, dòng sông Gâm được biết đến là nơi cư ngụ của 5 loài cá đặc sản, cá quý hiếm: cá dầm xanh, cá anh vũ, cá bỗng, cá chiên và cá lăng. Nhiều hộ dân huyện Chiêm Hóa (Tuyên Quang) nhờ nuôi những loài cá đặc sản, loài cá quý hiếm này mà đổi đời…
Tận dụng chiều dài hơn 50 km sông Gâm chạy qua địa bàn, những năm qua, UBND huyện Chiêm Hóa (Tuyên Quang) đã quy hoạch phát triển vùng chuyên nuôi cá lồng, nuôi cá đặc sản, nuôi loài cá quý hiếm trên sông Gâm, mang lại thu nhập khá cho người dân.
Lồng cá lăng của gia đình anh Đào Việt Thế thôn Đầu Cầu, xã Yên Lập, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang.
Xã Yên Lập có 5 km sông Gâm chảy qua địa bàn, những năm gần đây nghề nuôi cá lồng, nuôi cá đặc sản trên sông phát triển mạnh.
Chị Đỗ Thị Hằng, Chủ tịch Hội Nông dân xã Yên Lập cho biết, hiện nay, xã đang vận động nhân dân tăng số lượng đàn, phát triển chăn nuôi thủy sản, trong đó có nuôi cá loài cá đặc sản, các loài cá quý hiếm theo hướng hàng hóa.
Toàn xã Yên Lập có 100 lồng cá các loại cá đặc sản, cá quý hiếm, trong đó có 50 lồng nuôi cá đặc sản như cá lăng, cá bỗng, cá chiên.
Mỗi năm sản lượng cá đặc sản của xã Yên Lập đều đạt trên 80 tấn, doanh thu trên 4 tỷ đồng. Nhờ nghề nuôi cá đặc sản, nuôi cá quý hiếm mà xã đã có 40 hộ dân thoát nghèo, nhiều hộ vươn lên thành hộ khá.
Tiêu biểu là hộ anh Đào Việt Thế, thôn Đầu Cầu hiện có 25 lồng nuôi cá đặc sản, chủ yếu là cá lăng và cá chiên, mỗi năm gia đình anh thu nhập trên 200 triệu đồng.
Xã Ngọc Hội hiện có 48 lồng cá của 30 hộ dân nuôi cá đặc sản trong lồng trên sông Gâm. Anh Trần Trung Hiếu, Phó Chủ tịch UBND xã chia sẻ, UBND xã tạo điều kiện cho các hộ dân được vay vốn của các tổ chức tín dụng với tổng số tiền trên 1 tỷ đồng để phát triển nghề nuôi cá đặc sản.
Video đang HOT
Ông Phạm Văn Tình, thôn Nà Tè, xã Ngọc Hội, huyện Chiêm Hóa (Tuyên Quang) hiện có 3 lồng cá gồm cá chiên, cá trắm đen.
Ông Tình cho biết, thôn đã thành lập tổ hợp tác nuôi cá đặc sản do ông làm tổ trưởng với 10 thành viên. Từ nuôi cá đặc sản, nuôi các loài cá quý hiếm, mỗi tổ viên đều có thu nhập trên 100 triệu đồng/năm.
Gia đình ông Vũ Văn Mão, thôn Đồng Tân, xã Bình Nhân hiện có 6 lồng gồm cá chiên, cá trắm. Ông Mão cho biết, sông Gâm có nguồn nước sạch, rất hợp nuôi cá lồng quy mô hộ gia đình.
Chi phí làm một lồng cá chỉ khoảng 3 triệu đồng, thức ăn cho cá lồng có thể tận dụng cá con do người dân đánh bắt quanh vùng. Nghề nuôi cá lồng này đầu tư đầu vào không lớn, cá lồng lại ít dịch bệnh, dễ chăm sóc, hiệu quả cao.
Trên địa bàn huyện Chiêm Hóa (Tuyên Quang) hiện có 6 xã được hưởng lợi từ dòng sông Gâm để phát triển nghề nuôi cá lồng, nuôi cá đặc sản, nuôi cá quý hiếm, gồm: Yên Lập, Ngọc Hội, Bình Nhân, Vinh Quang, Hùng Mỹ, Nhân Lý với tổng số trên 200 lồng cá các loại.
Nhằm tận dụng tối đa diện tích mặt nước để phát triển nghề nuôi trồng thủy sản, nuôi cá lồng, nuôi cá đặc sản, Phòng Nông nghiệp huyện Chiêm Hóa đã chủ động phối hợp với Trung tâm Thủy sản tỉnh Tuyên Quang thực hiện nhân giống các loài cá đặc sản, cá quý hiếm và quy hoạch vùng nuôi, ương cá giống tại các xã Minh Quang, Hòa An, Ngọc Hội…
Ông Ma Phúc Khứu, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Chiêm Hóa (Tuyên Quang)cho biết, phòng đã tham mưu với UBND huyện chỉ đạo các xã phát triển chăn nuôi cá lồng, nuôi cá đặc sản trên sông thường xuyên tổ chức tập huấn cho nhân dân nắm vững kỹ thuật nuôi cá lồng. Đồng thời, huyện Chiêm Hóa tạo điều kiện cho nhân dân được tiếp cận các nguồn vốn vay để phát triển nghề nuôi cá lồng, nuôi cá đặc sản.
Tân Chủ tịch Hội Nông dân TP HCM: Nông dân thành phố sẵn sàng tham gia đô thị thông minh
Vừa qua, tại lễ công bố và trao quyết định chức danh Chủ tịch Hội Nông dân TP.HCM khóa X, nhiệm kỳ 2018-2023, bà Nguyễn Thanh Xuân-Tân Chủ tịch Hội Nông dânTP cho biết: "Sẽ cố gắng hết sức để gắn nông dân với đô thị thông minh".
Báo Nông thôn ngày nay/Dân Việt đã có cuộc trao đổi với bà Nguyễn Thanh Xuân xung quanh ý tưởng gắn nông dân thành phố với việc xây dựng đô thị thông minh.
Thưa bà, hiểu thế nào về việc "gắn nông dân với đô thị thông minh"?
-TP.HCM đang xây dựng để trở thành đô thị thông minh. Vai trò các ngành khác đã khá rõ trong đề án này. Nhưng vai trò của Hội Nông dân TP gắn với chuỗi này còn khá mờ nhạt. Hàm ý của tôi là thời gian tới vai trò của Hội Nông dân TP sẽ được nâng lên thông qua việc gắn nông dân với đô thị thông minh. Và đây cũng là nhiệm vụ trọng tâm của Hội trong thời gian tới.
Bà Nguyễn Thanh Xuân - Tân Chủ tịch Hội Nông dân TP.HCM
Cụ thể đâu là "con át chủ bài" để Hội Nông dân TP để triển khai ý tưởng này? Nói cách khác, Hội có kế hoạch, giải pháp thiết thực nào để gắn nông dân thành phố với việc xây dựng đô thị thông minh?
-Hội Nông dân TP đã có Đề án "Nâng cao đời sống kinh tế của nông dân gắn với hoạt động du lịch nông nghiệp, phát triển nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2020 - 2025 trên địa bàn TP.HCM". Đề án này là một trong những công trình của Đại hội nhiệm kỳ. Hội Nông dân TP sẽ dùng đề án này để triển khai ý tưởng gắn nông dân với đô thị thông minh, thông qua việc sử dụng bộ dữ liệu chung của TP mà các đơn vị khác cũng đang dùng.
Xin bà có thể cho biết cụ thể hơn việc thực hiện ý tưởng này?
-Khi tiếp nhận công việc tôi thấy Đề án triển khai gắn nông dân với hoạt động du lịch của Hội Nông dân TP mà không gắn với đô thị thông minh thì không triển khai Đề án được. Lý do, muốn giới thiệu quảng bá du lịch thì phải ứng dụng công nghệ thông minh và khai thác dữ liệu dùng chung của TP.
Hội Nông dân TP phải xây dựng sổ tay điển tử ứng dụng phần mềm về các dữ liệu liên quan đến du lịch. Phần mềm này sẽ gợi mở, giới thiệu tất cả các điểm du lịch mà nông dân đang thực hiện thông qua các trang mạng. Hội Nông dân TP sẽ phối hợp với Sở du lịch, Sở GTVT, Sở NN PTNT, chính quyền các huyện..., trong đó có sử dụng dữ liệu chung để thực hiện Đề án này.
Nông dân sẽ phải được trang bị các kỹ năng, kiến thức về du lịch, ý tưởng làm du lịch, sản phẩm nông nghiệp gắn với du lịch..., và ứng dụng phần mềm thông minh để quảng bá điểm du lịch.
Ban đầu, đối tượng chính sẽ là chủ trang trại làm du lịch, lãnh đạo hợp tác xã, tổ hợp tác, doanh nghiệp... Đây là những người hiểu và đã có kinh nghiệp làm ăn.
Để gắn nông dân với đô thị thông minh, trước mắt Hội Nông dân TP sẽ lấy du lịch làm "điểm nhấn". Hội Nông dân TP sẽ không triển khai mô hình du lịch dàn trải mà xây dựng từng mô hình cho thành công rồi mới nhân rộng. Phải là người thật, việc thật thì mới vận động được nông dân tham gia làm du lịch. Hội Nông dân TP sẽ nỗ lực hết sức để hỗ trợ nông dân làm du lịch bằng kỹ năng, kiến thức và đồng vốn.
Những năm qua nông dân TP cũng đã làm du lịch nông nghiệp. Vậy, theo bà hiện nay, họ đã có những nền tảng kiến thức về làm du lịch chưa?
-Hiện tại 5 huyện của TP HCM đang có những điểm du lịch sinh thái, nhà vườn... rất hay, do chính nông dân làm. Tuy nhiên, theo tôi du lịch miệt vườn này còn khá manh múm, tự phát và thiếu hiệu quả.
Hiện, nông dân TP HCM làm du lịch chưa liên kết các điểm du lịch được với nhau chứ đừng nói là quảng bá điểm du lịch. Giờ muốn làm du lịch, họ cần phải chuyển nghiệp chứ không làm theo kiểu phong trào. Thậm chí, Hội Nông dân TP sẽ phải tập huấn cho cán bộ hội để làm du lịch.
Nông dân huyện Củ Chi học nấu ăn để làm du lịch.
Ngoài ra, cái khó hiện nay nữa là khi triển khai Đề án phải thay đổi tư duy làm du lịch của nông dân. Giờ nhiều nông dân còn sử dụng điện thoại chỉ để "nghe và nói", chưa biết sử dụng điện thoại thông minh, hoặc chưa sử dụng các ứng dụng du lịch thì việc gắn với đô thị thông minh là một quảng đường dài.
Thưa bà, viễn cảnh nông thôn ra sao nếu Đề án này thành công?
Tôi cho rằng diện mạo nông thôn mới TP HCM sẽ tươi sáng, hiện đại hơn. Nông thôn TP HCM sẽ là nơi đáng sống. Khi nông dân biết làm du lịch sẽ kéo theo thu nhập tăng cao, giao thông được đầu tư hơn để hút du khách, mở ra nhiều cơ hội việc làm, sản xuất hàng hóa nhiều hơn... Và trên hết vai trò của nông dân thể hiện rõ hơn trong một đô thị thông minh đang hình thành ở thành phố...
Xin cảm ơn bà!
TP HCM: Hội nông dân nâng đỡ hàng trăm hội viên, nông dân trong mùa Covid-19 Những món quà tuy không lớn, nhưng nặng ân tình của Hội nông dân TP.HCM, trao đến tay hàng trăm hội viên, nông dân có hoàn cảnh khó khăn do ảnh hưởng dịch Covid-19. Trong "phân khúc" người nghèo ở TP.HCM, Hội ông dân TP đã chọn những hội viên, nông dân vừa thoát nghèo năm 2019 để hỗ trợ. "Những hộ nghèo...