Nuôi “nhân sâm nước” trên hồ thủy điện, bắt 1,8 tấn, bán 330 ngàn/ký
Anh Nguyễn Thức Hoàng quyết định đưa loài cá chạch lấu ở miền Tây được ví như “ nhân sâm nước” về nuôi trong lồng ở lòng hồ thủy điện Sông Hinh (Phú Yên). Sau 9 tháng nuôi, anh Hoàng kéo lưới bắt được 1,8 tấn cá chạch lấu bán với giá 330.000 đồng/ký, trừ chi phí còn lời 350 triệu đồng…
Chạch lấu có tên khoa học là Mastacembelus Amatus, thân có màu xanh đậm hoặc đan sáng, sống thích nghi ở môi trường nước có độ pH từ 6,5-8, cơ thể có chiều dài tối đa khoảng 90cm; trọng lượng tối đa lên đến 1 kg, ưa sống ở tầng đáy và có chỗ trú ẩn, độ hòa tan ôxy trong nước đạt tối thiểu 5g/ml.
Chạch lấu là loài cá nước ngọt có giá trị kinh tế cao, với chất lượng thịt ngon, bổ dưỡng, nhiều vùng ví cá chạch lấu như là một thứ “nhân sâm nước”. Chạch lấu đã trở thành đặc sản nổi tiếng của đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).
Cá chạch lấu lồng của gia đình anh Nguyễn Thức Hoàng nuôi trên lòng hồ thủy điện sông Hinh, tỉnh Phú Yên.
Người dân ở ĐBSCL tiến hành nuôi chạch lấu chủ yếu trên ao đất, bể xi măng, bể nổi lót bạt, chưa ai nuôi trên lồng bè. Tuy nhiên, sau nhiều lần tham quan học hỏi, anh Nguyễn Thức Hoàng quyết định đưa loài vật nuôi này về lòng hồ thủy điện Sông Hinh để nuôi trong lồng.
Anh Hoàng đã cải tiến bằng cách cho chà vào lồng làm nơi trú ẩn cho cá; đồng thời lợi dụng dòng chảy tự nhiên trong hồ để tăng cường độ ôxy hòa tan trong nước cho cá chạch lấu.
Video đang HOT
Sau 9 tháng nuôi, với số lượng cá chạch lấu giống ban đầu anh thả là 3.000 con/3 lồng (1.000 con/lồng), với mật độ thả 10 con/m2, nguồn thức ăn là cá tạp xay nhỏ, anh Hoàng thu hoạch được 1,8 tấn cá thịt thương phẩm (trọng lượng trung bình 600gr/con).
Anh Nguyễn Thức Hoàng cho biết, cá chạch lấu là loài quen thuộc ở ĐBSCL, nhưng lại là loài mới ở các vùng miền khác. Cá chạch lấu tuy là loài khá khỏe, nhưng cũng rất mẫn cảm với điều kiện nước mới, đặc biệt là sự thay đổi và độ pH nước.
Chính vì vậy khi nuôi cá chạch lấu người nông dân phải chú ý đến nguồn nước, điều chỉnh pH nước cho phù hợp, ở môi trường nuôi lồng bè thì phải xem xét kỹ môi trường nước có đảm bảo hay không thì mới bắt tay vào nuôi.
Anh Hoàng dự định vụ tới anh sẽ thả khoảng 5.000 cá chạch lấu giống vào tháng 2 âm lịch năm Giáp Tý 2020 và thu vào cận Tết Nguyên đán năm sau thì sẽ được giá hơn như hiện nay.
Sông Hinh là một trong những huyện của tỉnh Phú Yên có tiềm năng rất lớn về nuôi trồng thủy sản nước ngọt, toàn Huyện có hàng chục hồ chứa và hồ thủy lợi có diện tích lớn (diện tích tối thiểu của mỗi hồ lên đến hàng chục ha mặt nước), được phân bố đều ở các địa phương.
Cách bờ khoảng 10 phút đi xuồng máy, lồng bè nuôi cá chạch lấu-loài cá được ví như “nhân sâm nước” của anh Nguyễn Thức Hoàng nằm tại một eo của lòng hồ thủy điện Sông Hinh. Chúng tôi đến đúng vào hôm anh Hoàng thu hoạch 3 lồng nuôi cá chạch lấu bắt được 1,8 tấn, thương lái thu mua cá chạch lấu ngay tại bè với giá 330.000 đồng/ký.
Bên cạnh đó thì huyện Sông Hinh tiếp giáp với 3 hồ thủy điện lớn: Phía Đông Bắc giáp hồ thủy điện Sông Ba Hạ, phía Đông Nam giáp với hồ thủy điện Sông Hinh, phía Tây giáp với hồ thủy điện Krông Năng. Tổng diện tích mặt nước có thể khai thác để nuôi trồng thủy sản nước ngọt lên đến hàng nghìn héc ta.
Nắm bắt được lợi thế tiềm năng này, những năm qua có rất nhiều người dân ở các địa phương khác trong và ngoài tỉnh đã đến Sông Hinh để khai thác và nuôi trồng thủy sản nước ngọt, trong đó có anh Nguyễn Thức Hoàng, quê ở tỉnh Thái Bình.
Anh Hoàng gắn với nghề nuôi cá nước ngọt đã được hơn 10 năm, 2 năm trước anh được người bạn giới thiệu và tìm đến lòng hồ thủy điện Sông Hinh để tiếp tục nghề nuôi cá nước ngọt của mình.
Lý giải việc tại sao anh lại chọn lòng hồ thủy điện Sông Hinh là nơi duy trì nghề nuôi cá nước ngọt, anh Hoàng cho biết: “Lòng hồ thủy điện Sông Hinh có diện tích mặt nước lớn (khoảng vài ngàn ha); 2/3 chu vi vành đai bờ hồ là rừng phòng hộ, không có bất kỳ một nhà máy hay khu công nghiệp nào tiếp giáp với hồ; chính vì vậy chất lượng nguồn nước rất tốt, không bị ô nhiễm…., đây là yếu tố quyết định cho việc thành- bại”.
Theo Danviet
Trai Đồng Tháp nuôi loài cá ví như "sâm nước", bán 350 ngàn/ký
Anh Lê Văn Phúc ở xã An Long, huyện Tam Nông (tỉnh Đồng Tháp) đã tận dụng diện tích mặt nước trên ruộng lúa thực hiện thành công mô hình nuôi cá chạch lấu cho thu nhập cao. Về mặt dinh dưỡng, cá chạch lấu được ví như "sâm nước".
Tháng 10/2016, anh Lê Văn Phúc cải tạo 2 ao diện tích 2.000 m2 trên ruộng lúa để thả nuôi 10.000 con cá chạch lấu. Ban đầu, anh thả cá chạch lấu giống trong ao ương và cho cá ăn thức ăn viên công nghiệp độ đạm cao.
Hơn 1 tháng chăm sóc, anh thả cá chạch lấu nuôi đại trà trong 2 ao và tiếp tục sử dụng thức ăn viên công nghiệp, tăng lượng thức ăn theo quá trình tăng trưởng của cá.
Mỗi ngày, anh Phúc thay nước ao nuôi một lần, chăm sóc đàn cá chạch lấu cẩn thận. Đồng thời, anh trộn bổ sung vitamin và một số khoáng chất vào thức ăn cho cá chạch lấu để tăng sức đề kháng và giúp cá tăng trọng nhanh, ít bị bệnh.
Sau 9 tháng nuôi, anh Phúc thu hoạch cá chạch lấu thương phẩm, lúc này cá chạch lấu đạt trọng lượng trung bình 300 - 500 gram/con, bán cá chạch lấu với giá 350.000 đồng/kg. Sau khi trừ chi phí đầu tư và công chăm sóc, anh Phúc còn lãi hơn 60 triệu đồng.
Đến nay, anh Lê Văn Phúc mở rộng ao nuôi cá chạch lấu lên 4.000 m2 và thành lập Tổ hợp tác nuôi cá chạch lấu xã An Long.
Anh Phúc vui vẻ chia sẻ về kinh nghiệm nuôi cá chạch lấu: "Bình quân cứ 3 kg thức ăn sẽ cho ra 1 kg cá chạch lấu thương phẩm. Trung bình mỗi năm, tôi thu hoạch 2 đợt cá chạch lấu. Mỗi đợt thu từ 700 - 800 kg cá chạch lấu, thu nhập từ 250 - 300 triệu đồng. Sau khi trừ hết chi phí, tôi còn lời từ 60 - 70 triệu đồng từ nuôi cá chạch lấu.
Theo Danviet
Miền Tây nhiều nơi nuôi loài cá ví như sâm nước, bán đắt tiền Nhằm đa dạng hóa đối tượng nuôi và mở hướng phát triển kinh tế mới cho người dân, nhiều địa phương tại ĐBSCL đã triển khai nuôi cá chạch lấu trong ao đất, bước đầu cho kết quả tích cực. Chạch lấu nuôi thử nghiệm thành công tại Kiên Giang Năm 2018, Phòng NN&PTNT huyện Gò Quao (tỉnh Kiên Giang) phối hợp với...