Nuôi nhầm con gái người ta suốt 34 năm, ngã ngửa phát hiện ra chính mình cũng bị bệnh viện trao nhầm
Vụ việc vô cùng hy hữu này đã gây tác động không nhỏ cho những người liên quan.
Chưa kịp hết bàng hoàng vì biết rằng con gái mình đã bị đánh tráo sau khi sinh 34 năm trước, một người phụ nữ tại Nga đã phát hiện ra chính mình cũng bị trao nhầm cho người lạ bởi cùng một bệnh viện cách đó 22 năm.
Bà Alisa Tsyrenova, sửng sốt khi biết cả mình lẫn con gái đều bị trao nhầm cho gia đình người khác lúc mới sinh ra.
Alisa Tsyrenova, 56 tuổi, đã rất sửng sốt sau khi gặp lại con gái ruột của mình lần đầu tiên, và giờ lại được biết rằng bố mẹ thật của mình cũng không phải là cặp đôi đã nuôi nấng mình suốt hàng chục năm trời.
Cả hai phát hiện này đều được sáng tỏ nhờ kết quả xét nghiệm ADN mà bà đồng ý thực hiện vì căn bệnh nguy hiểm.
Phải mãi đến tuần trước bà Alisa mới biết rằng đứa con gái mà mình yêu thương, nuôi nấng, có tên là Yulia, lại không phải con đẻ của mình – mà đó là nữ nghệ sĩ tên Dugarma cùng quê hương với bà.
Hóa ra, con gái thật của Alisa là một nữ nghệ sĩ địa phương, tên là Dugarma.
Ảnh chụp bà Alisa vào năm 1986, không lâu sau khi sinh ra Dugarma.
Tuần này, Alisa lại thêm một cú sốc nữa vì hóa ra chính benh viện phụ sản ở quận Kurumkan, nơi bà đã được sinh ra và cũng là nơi con gái bà ra đời, đã nhầm lẫn trao bà cho một gia đình khác, sau khi biết mẫu ADN của bà không khớp với người bà cho là em ruột mình, Tsytsyg Putushkina, 53 tuổi, trong suốt bao nhiêu năm qua.
Alisa (tay phải) đã bị đánh tráo với một người phụ nữ sinh ra sau cô không lâu.
Butydma Budakova, 56 tuổi, người mà Alisa “hoán đổi số phận”.
Tsytsyg Putushkina, 53 tuổi, người mà bấy lâu nay bà Alisa vẫn cho là em gái mình.
Thật đáng buồn là Alisa sẽ không bao giờ biết bố mẹ ruột của mình như thế nào vì họ đều đã qua đời. Bà chia sẻ trên chương trình talk-show &’Let Them Speak’ của Nga rằng: “Thật sự rất khó khăn đối với tôi… không thể diễn tả thành lời. Rất đau đớn”.
Bà đã thuyết phục Yulia và Dugarma – cả hai người giờ đây đều được bà gọi là con gái – thử kiểm tra ADN và sau khi nói chuyện với cả hai tại Buryatia, khu vực gần Hồ Baikal, Nga.
Giọng lạc đi vì xúc động, bà nói: “Nếu chúng tôi cứ sợ hãi chuyện này, chúng tôi sẽ không bao giờ biết được sự thật. Giờ đây chúng tôi có thể nói rằng chúng tôi sẽ đối mặt với tất cả. Những ai chưa bao giờ trải qua chuyện tương tự sẽ không thể hiểu được mọi chuyện khó khăn như thế nào”.
Bà cũng chia sẻ với tờ The Siberian Times rằng sẽ tồi tệ hơn nhiều nếu không dám đối diện với sự thật và nhắm mắt làm ngơ.
“Giá mà tôi biết rằng điều này có thể xảy đến với tôi thì tôi đã không bao giờ để con mình rời khỏi tầm mắt mình dù chỉ một phút sau khi sinh. Tôi sẽ ôm lấy con bé và giữ con bé ở cạnh bên”, bà nói.
Tất cả những số phận bị đánh tráo khi còn nhỏ đều phải chịu nhiều điều tiếng của mọi người xung quanh.
Giống như Yulia và Dugarma đã từng phải chịu những lời đồn đại về bố mẹ thật của mình, bà Alisa cũng đã trải qua điều tương tự khi bà lớn lên.
Bố của Alisa đã từng nói nhỏ với bà rằng bà có thể không phải là con ruột của ông. “Có lần bố tôi nói rằng có nhiều tin đồn cho rằng tôi không phải là con của họ. Nhưng tôi đã không thực sự tin ông. Tôi nói với ông rằng dù điều gì xảy ra đi nữa tôi vẫn yêu gia đình của mình rất nhiều. Tôi đã không muốn tin lời ông lúc đó”.
Cả hai vụ việc đều xảy ra tại Bệnh viện phụ sản Kurumkan – mặc dù cách nhau 22 năm.
Con gái ruột của bà Alisa, Dugarma, là một nghệ sĩ nổi tiếng trong vùng tại Buryatia, giờ đây mới được gặp mẹ thật của mình lần đầu tiên, cũng đã dần quen với sự thay đổi bất ngờ này.
Khánh Linh / Theo Trí Thức Trẻ
Cái Tết đầu tiên của 2 đứa trẻ bị trao nhầm
Giờ đây, hai đứa trẻ đã đổi tên gọi cho nhau theo đúng cái tên ban đầu mà bố mẹ đặt. Tết năm nay, hai em còn được hai gia đình đưa đi thăm họ hàng ở xa.
Đó là Lan Anh và Ngọc Yến, hai bé gái bị trao nhầm ở BV Đa khoa thị xã Bình Long, Bình Phước. Hai em sinh cùng ngày 10-1-2013 nhưng đến hơn ba năm sau (năm 2016) mới thực sự trở về bên bố mẹ ruột của mình.
Đi đâu cũng có nhau
Hơn nửa năm sau ngày nhận lại con ruột của mình (tháng 7-2016), cả hai gia đình đã đổi tên cho hai em theo như tên gốc ban đầu. Lan Anh giờ tên là Ngọc Yến, còn Ngọc Yến thì đổi lại là Lan Anh. Vì Lan Anh sinh trước 15 phút nên cả hai bên thống nhất Lan Anh sẽ là chị, Ngọc Yến là em.
Dù đã nhận con ruột của mình nhưng gia đình anh Vũ Đình Khiên (phường Phú Thịnh, thị xã Bình Long, Bình Phước) và chị Thị Liên (xã Phước An, huyện Hớn Quản, thị xã Bình Long, Bình Phước) đều chung nỗi niềm nhớ đứa con gái đã nuôi ba năm nay tuy không cùng huyết thống. Họ quyết định cho hai bé ở chung với nhau, cứ luân phiên đều đặn một tuần gia đình bên này sẽ chăm sóc các con rồi tuần sau nhà bên kia đón về chăm sóc.
Khoảnh sân nhỏ trước nhà chị Liên giờ đây đầy ắp tiếng cười sảng khoái của hai đứa con gái nhỏ. Thấy hai đứa giành bút chì màu của nhau, chị Liên dỗ dành từng đứa, dặn dò hai chị em phải biết nhường nhịn nhau.
Có lúc mải chơi mà không thấy chị đâu, Ngọc Yến chạy đi tìm khắp nơi. Đến giờ cơm hay đi tắm, hai đứa cũng phải ăn và tắm cùng nhau mới chịu, thiếu mất một đứa là đứa kia lại hỏi tìm.
Anh Khiên kể lúc mới xa bố mẹ nuôi của mình cả hai em đều khóc, xin ở lại thêm vài ngày. Mấy ngày đầu ở cùng mẹ ruột Ngọc Yến chưa quen nên nói rằng: "Mẹ Liên nhớ cho con về nhà ba Khiên với, con nhớ đường từ nhà mẹ Liên về nhà ba Khiên rồi. Nếu mẹ bận thì con đi một mình cũng được"...
Còn giờ đây Ngọc Yến nói: "Ở nhà nào em cũng thích hết!". Giờ đây hai em xem nhà nào cũng là nhà của mình.
Lan Anh(trái)cùng Ngọc Yến chơi với nhau tại nhà mẹ Liên. Ảnh: THANH TUYỀN
Tết đoàn viên
Ngày 10-1 vừa qua là ngày sinh nhật của cả hai em. Ai cũng muốn tổ chức sinh nhật thật sum vầy, ấm áp. Hai bên đã chia ngày ra để mừng sinh nhật hai bé. Gia đình anh Khiên tổ chức vào ngày 8-1, còn chị Liên thì tổ chức vào ngày 22-1.
Sinh nhật con, anh Khiên và chị Liên tổ chức một bữa tiệc nhỏ, mời mọi người cùng đến để chung vui với gia đình. Cả hai em được bố mẹ ẵm đi chào mọi người, không rời nhau. Anh chị cũng dành một khoảng không gian trong căn phòng nhỏ để giữ lại những hình ảnh của hai con.
Chị Liên đã đưa hai đứa đi chụp ảnh chung, in thành một tấm ảnh lớn treo ngay trong nhà, còn làm thêm một cuốn album hình nhỏ riêng. Ngày lấy ảnh con về, chị Liên nhờ anh trai treo tấm ảnh của hai đứa lên tường nhà. "Nhìn hai đứa như hai chị em song sinh vậy đó" - chị nói.
Tết này gia đình anh Khiên và chị Liên đều đưa hai em đi thăm họ hàng ở xa. Anh Khiên dẫn hai em đi chơi Tết với người thân ở Bình Dương, còn chị Liên thì dắt con xuống Tây Ninh thăm họ hàng. Hai em đã có cái Tết đầu tiên ở cạnh gia đình, trong vòng tay ấm áp của bố mẹ ruột và cả bố mẹ nuôi.
Điều mà cả anh Khiên và chị Liên mong mỏi nhất trong năm nay là hai em sẽ sớm được đến trường cùng nhau vì năm rồi vẫn chưa làm xong thủ tục. Mong những ngày sau cả hai em luôn có những tháng ngày bình yên như vậy...
Những ngày dài nhất trong đời...
Trong bữa cơm trưa cuối năm, anh Khiên cùng bố vợ của mình là ông Nguyễn Duy Nghiên ngồi nhắc lại chuyện xảy ra với gia đình mình trong suốt thời gian qua. Đến tận bây giờ cả hai vẫn không tin được chuyện trao nhầm này lại xảy ra với gia đình mình.
Anh Khiên tâm sự anh từng có linh cảm đứa con gái mà mình nuôi không phải là con ruột. Linh cảm của một người cha cứ thúc giục anh đi tìm con ròng rã hơn hai năm. Sợ vợ buồn, anh một mình đi kiếm nhà của người mẹ chuyển dạ cùng ngày với vợ mình để nhìn cho được mặt của cháu bé ra sao.
Lan Anh giờ đã quen với mẹ ruột của mình, hay phụ mẹ việc nhà và chơi đùa với mẹ. Ảnh: THANH TUYỀN
"Sau này, khi tâm sự với bố, lúc đó bố còn giận con cả tháng trời. Nhưng không hiểu sao con lại cứ có cảm giác như vậy đó bố à... Mà thật sự cho đến cái ngày đi xét nghiệm ADN, con vẫn mong rằng không có sự nhầm lẫn như con nghĩ, vậy mà không ngờ! Coi như đây quà trời cho, đẻ một lần mà lại được hai đứa con" - anh Khiên nói.
________________________________
Tự nhiên cái giờ con có tới hai đứa em gái, chơi vui lắm luôn đó. Con thương hai em như nhau, em nào cũng dễ thương hết.
Bé LAN PHƯƠNG, con gái đầu của anh Khiên, chị Trang
Theo Thanh Tuyền
Pháp luật TPHCM
Tôi chỉ muốn hủy hôn ngay lập tức khi thấy 2 triệu tiền sính lễ Nhìn tráp, em chỉ muốn xỉu. Đã thế, mẹ chồng em còn dõng dạc: "Tiền chỉ có giá trị tượng trưng. Sính lễ ít không có nghĩa là tôi không thương cháu nó". Em vừa làm đám cưới mấy hôm trước nhưng đến nay vẫn buồn vì sinh lễ nhà trai quá kém. Giá mà cưới lại thì em sẽ nhắc bố mẹ...