Nuôi lươn đẻ ở chuồng heo cũ, lời mỗi tháng gần 10 triệu đồng
Nuôi lươn sinh san không bùn là phương pháp nuôi mới đươc ông Đăng Văn Hai, hôi viên Chi hôi Cưu chiên binh ấp 9B, xã Mỹ Thành Nam, huyện Cai Lậy ( tỉnh Tiền Giang) thực hiện, bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế.
Năm 2017, ông Đặng Văn Hai tham gia mô hinh “Nuôi lươn thương phâm không bun an toan sinh hoc” do Trạm Khuyến nông tỉnh Tiền Giang phối hợp Hội Nông dân xã Mỹ Thành Nam (huyện Cai Lậy) triển khai thí điểm cho nông dân trên địa bàn xã. Nắm vững kỹ thuật, sau khóa học, ông Hai tận dụng đất trống quanh nhà và sử dụng bạt nilon làm bể nuôi lươn…
Hội viên cựu chiến binh huyện Cai Lậy và xã Mỹ Thành Nam tham quan mô hình nuôi lươn sinh sản không bùn của ông Đặng Văn Hai.
Từ 30 cặp lươn sinh sản và 600 con lươn giống được hỗ trợ, sau 8 tháng nuôi, ông Hai khá thành công khi đàn lươn sinh trưởng tốt. Tuy nhiên, ông Hai không xuất bán lươn thịt mà quyết định nuôi lươn sinh sản để nhân giống.
Với diện tích bạt nuôi 20m2, ông Hai sử dụng nguồn nước được lắng lọc kỹ, đảm bảo độ pH từ 5,5 đến 8,5 và dùng dây nilon làm giá thể để lươn trú ẩn. Ông Hai cho biết, lươn con sau khoảng 10 tháng nuôi, khi đạt trọng lượng từ 100g/con trở lên sẽ bắt đầu sinh sản.
Khi quan sát thấy trên mặt bể có mảng bọt nước, càng lúc càng to ra thì trong vòng một ngày lươn sẽ sinh sản. Khi trứng lươn nở, ông Hai vớt lươn con ra thau nhựa để ương dưỡng.
Theo ông Hai, việc chăm sóc lươn con cũng khá dễ dàng, lúc mới nở ông cho ăn trùn chỉ, sau đó chuyển sang cho ăn trùn quế. Khi lươn từ 1,5 – 2 tháng tuổi, ông cho ăn thức ăn viên công nghiệp và bắt đầu xuất bán con giống.
Video đang HOT
Năm 2018, ông Hai cung cấp hơn 20.000 con giống cho các hộ nuôi lươn thương phẩm ở địa phương và các xã lân cận, thu lợi nhuận khoảng hơn 100 triệu đồng.
Từ hiệu quả của mô hình, ông đã cải tạo hê thông chuông trai nuôi heo không còn sư dung để mở rộng diện tích nuôi lươn sinh sản. Hiện nay, ông có 7 bể nuôi với tổng diện tích 140m2 mặt nước, thả nuôi 1.000 con lươn giống, trong đó có 400 cặp lươn bố mẹ đang sinh sản.
Ông Hai chia sẻ: “Quan trọng là việc sử dụng nguồn nước không nhiễm khuẩn, chọn con giống có kích cỡ đồng đều, khỏe mạnh thì sẽ đạt hiệu quả. Sau một thời gian lươn sinh sản, khi con giống đạt trọng lượng từ 250g/con trở lên thì tốt nhất chuyển sang nuôi vỗ béo để bán lươn thịt. Hiện nay, lươn thịt loại 1 có giá khoảng 130.000 – 160.000 đồng/kg. Sau khi trừ chi phí, người nuôi lãi khoảng 50.000 – 80.000 đồng/kg, đây là nguồn thu hấp dẫn đối với nông dân”.
Từ mô hình nuôi lươn không bùn đạt hiệu quả của ông Hai, hội viên Chi hội Cựu chiến binh ấp 9B, Hội Cựu chiến binh xã Mỹ Thành Nam đã khuyến khích hội viên tìm hiểu, học tập kinh nghiệm để có thêm mô hình thoát nghèo, nâng cao thu nhập cho hội viên, đặc biệt là hội viên có ít đất canh tác.
Theo Trường Giang (Cổng TTĐT Tiền Giang)
Nuôi lươn vùng ngập lũ: Thu 60 triệu đồng từ 70 cặp lươn bố mẹ
Lần đầu tiên ở Tiền Giang, một nông dân đã nuôi thành công lươn sinh sản trên vùng ngập lũ đầu nguồn. Đó là ông Đặng Văn Hai, ngụ ấp 9B, xã Mỹ Thành, huyện Cai Lậy. Theo ông Đặng Văn Hai, với 70 cặp lươn sinh sản, trong năm 2018, ông sản xuất được từ 15.000 đến 20.000 con lươn giống tốt.
Giá lươn giống dao động trong khoảng 3.000 - 5.000 đồng/ con, tùy theo kích cỡ. Với số lượng trên, ông dự kiến thu được khoảng 60 triệu đồng
Ông Đặng Văn Hai cho biết, ông bén duyên với mô hình nuôi lươn sinh sản hơn một năm nay, khi được tham dự lớp dạy nghề nuôi lươn sinh sản do Trung tâm Khuyến nông tỉnh kết hợp với Hội Nông dân xã tổ chức tại xã Mỹ Thành Nam. Theo ông đây là mô hình hay, thích hợp với điều kiện vùng ngập lũ đầu nguồn và hiệu quả kinh tế cao.
Trước mắt, ông đầu tư xây hệ thống hồ nuôi liên hoàn gồm khu nuôi sinh sản, khu ương dưỡng lươn bột, lươn giống và nuôi vỗ lươn bố mẹ hậu bị...Trong đó, khu nuôi lươn sinh sản có tổng diện tích mặt nước khoảng 70 m2. Khu nuôi lươn sinh sản ông tạo ra môi trường gần giống như môi trường tự nhiên với 2 bên là bờ đất, trồng các loại rau tạo bóng mát, giữa là lạch nước, độ sâu từ 10 - 15 cm.
Ông Đặng Văn Hai (thứ 2 từ trái sang) giới thiệu lươn hậu bị với khách tham quan mô hình. Ảnh: Minh Trí - TTXVN
Nguồn nước sử dụng nuôi lươn là nước giếng sạch, không nhiễm phèn, nhiễm mặn và đảm bảo độ PH từ 5,5-8,5. Mỗi ngày thay nước bể nuôi lươn một lần, tuyệt đối không để nước bẩn. Trên diện tích đó, ông Hai thả nuôi 70 cặp lươn sinh sản (140 con). Trọng lượng lươn sinh sản từ 200 gram đến 250 gram/con. Lươn bố mẹ thả vào bể chừng 1 tháng sau chúng bắt đầu sinh sản. Thời kỳ sinh sản kéo dài từ 20-21 ngày/ đợt. Mỗi năm, lươn mẹ đẻ ba đợt.
Dấu hiệu nhận biết ổ đẻ của lươn là chúng đào hang 2 bên bờ đất, nơi tiếp giáp mặt nước và tạo bọt trắng khi đẻ. Lúc đó, quan sát kỹ sẽ thấy trứng lươn có màu hơi vàng. Trứng nở thành lươn bột. Lươn bột sau 1 tuần tuổi được vớt ra đưa vào bể ương thành lươn giống.
Thời kỳ lươn đẻ, trung bình mỗi ngày, ông Đặng Văn Hai vớt được từ 400 - 500 con lươn bột để ương dưỡng thành lươn giống bán ra thị trường. Theo ông Đặng Văn Hai, việc chăm sóc lươn con cũng khá dễ dàng. Lúc mới nở ông cho lươn bột ăn trùng chỉ. Sau đó, chuyển sang cho ăn trùn quế. Khi lươn đến 3 tháng tuổi cho chúng ăn thức ăn viên công nghiệp.
Lượng thức ăn khoảng 5% trọng lượng cơ thể con lươn. Có thể kèm thêm các loại vitamin cần thiết để giúp tăng sức đề kháng của lươn; đồng thời theo dõi thường xuyên để điều chỉnh lượng thức ăn và phòng chống bệnh tật cho lươn nuôi.
Theo ông Đặng Văn Hai, với 70 cặp lươn sinh sản, trong năm 2018, ông sản xuất được từ 15.000 đến 20.000 con lươn giống tốt. Giá lươn giống dao động trong khoảng 3.000 - 5.000 đồng/ con, tùy theo kích cỡ. Với số lượng lươn giống trên, ông dự kiến thu được khoảng 60 triệu đồng.
Khu ương lươn bột thành lươn giống của gia đình ông Đặng Văn Hai.Ảnh: Minh Trí - TTXVN
Ông Nguyễn Văn Hồng, Chủ tịch Hội Nông dân xã Mỹ Thành Nam cho biết, là địa phương nằm trong vùng ngập lũ đầu nguồn sông Tiền, chính quyền luôn khuyến khích và nhân rộng những mô hình nuôi thủy sản nước ngọt theo hướng "chung sống với lũ" nhằm giải quyết việc làm và thu nhập cho nông dân, giúp diện mạo nông nghiệp - nông thôn thay đổi tích cực. Đặc biệt, mô hình nuôi lươn sinh sản của ông Đặng Văn Hai đang được địa phương quảng bá rộng rãi để nông dân cùng nghiên cứu áp dụng.
Theo ông Võ Tiến Linh, Trưởng phòng Thông tin và Quảng bá, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Tiền Giang, đây là mô hình nuôi lươn sinh sản đầu tiên ở tỉnh Tiền Giang. Sự thành công của mô hình giúp đa dạng hóa các mô hình nuôi thủy đặc sản vùng ngập lũ, cụ thể hóa chủ trương "chung sống với lũ" cũng như nguồn giống phục vụ nhu cầu nuôi lươn trong nhân dân.
Ngoài đi tiên phong trong việc nuôi lươn sinh sản, ông Đặng Văn Hai còn là điển hình nông dân sản xuất - kinh doanh giỏi tại địa phương, nhiều năm liền được Hội Nông dân tỉnh Tiền Giang công nhận đạt danh hiệu nông dân sản xuất - kinh doanh giỏi cấp tỉnh. Gia đình ông Hai canh tác 3 ha đất trong đó có 2,5 ha đất trồng lúa, còn lại là vườn cây ăn trái.
Những năm qua, ông đi đầu trong việc áp dụng mô hình canh tác tổng hợp nhằm giúp phát triển kinh tế gia đình bền vững. Đối với đất trồng lúa, ông áp dụng nhuần nhuyễn những kỹ thuật canh tác: 3 giảm 3 tăng, IPM, cơ giới hóa các khâu thu hoạch nên luôn đạt năng suất và sản lượng cao. Vụ Đông Xuân ông đạt năng suất bình quân 75 tạ/ ha, sản lượng 18,75 tấn lúa hàng hóa; vụ Hè Thu đạt năng suất bình quân 65 tạ/ ha và sản lượng 16,25 tấn lúa hàng hóa; vụ Thu Đông đạt năng suất 60 tạ/ha và sản lượng 15 tấn.
Bình quân trong năm, ông Đặng Văn Hai thu 50 tấn lúa hàng hóa, thu được khoảng 300 triệu đồng. Đối với đất quanh nhà, ông tận dụng trồng mít, dừa xen canh, dưới ao nuôi cá cũng thu thêm một nguồn lợi đáng kể, mỗi năm đạt từ 30 - 40 triệu đồng. Tính ra, sau khi trừ chi phí, mỗi năm, gia đình ông Đặng Văn Hai thu lãi ròng từ 150 - 200 triệu đồng nhờ nguồn lợi lúa năng suất cao, kinh tế vườn và nuôi lươn sinh sản. Nhờ hiệu quả kinh tế mang lại từ mô hình, gia đình ông Đặng Văn Hai đã ổn định đời sống và xây dựng nên cơ nghiệp vững vàng trên vùng ngập lũ Tiền Giang.
Theo Minh Trí (TTXVN)
Theo Danviet
Nuôi 300 lươn đẻ ở cái bể bé tí, ông Hai "Liên Xô" thu 80 triệu đồng Tuy mới bén duyên với nghề nuôi lươn đẻ trong bể không bùn, nhưng ông Đặng Văn Hai (Hai Liên Xô), ngụ ấp 9B, xã Mỹ Thành Nam, huyện Cai Lậy (Tiền Giang) rất mát tay. Năm 2017, ông Hai Liên Xô xuất bán 6.000 con lươn giống. Năm 2018, dự kiến ông xuất bán 20.000 con lươn giống, thu hơn 80 triệu...