Nuôi lợn thả rông như… dê, chàng trai 8X kiếm tiền tỷ ngon lành
Hiện nay, có rất nhiều người lựa chọn quay trở về quê làm chăn nuôi và trồng trọt, tuy nhiên số người có thể thực sự thành công lại không có nhiều.
Dương Vi, một thanh niên 8X ở Trung Quốc chính là một ngoại lệ, anh đã kiếm được hàng tỷ đồng mỗi năm khi quyết định về quê nuôi lợn.
Dương Vi năm nay 32 tuổi, anh đi ra ngoài làm công ngay từ khi còn rất trẻ, tuy nhiên, trong lòng anh vẫn luôn nung nấu ý định khởi nghiệp. Tình cờ biết về việc nuôi lợn hương Ba Mã, giống lợn đặc sản của tỉnh Quảng Tây thông qua một tờ báo, nghĩ rằng xung quanh làng mình cũng toàn là núi rừng, rất thích hợp cho chăn thả lợn nên Dương Vi đã quyết định xin nghỉ việc để về quê nuôi lợn.
Dương Vi nuôi lợn theo hình thức chăn thả sinh thái
Video đang HOT
Là một 8X nên suy nghĩ của Dương Vi cũng tiến bộ hơn những người già trong làng rất nhiều, anh quyết định nuôi lợn theo hình thức chăn thả sinh thái chứ không xây chuồng. Lúc đầu, dân làng đã rất sốc khi thấy anh không xây chuồng lợn, cho rằng anh không biết nuôi lợn. Sau đó, họ mới biết rằng những con lợn được nuôi theo cách này khỏe mạnh hơn, thịt ngon hơn và giá trị thị trường cao hơn nhiều so với lợn nuôi nhốt truyền thống. Dương Vi nói rằng hiện tại đời sống của người dân đã tốt hơn trước đây, họ ăn uống không quan trọng đắt đỏ hay không mà chỉ quan tâm thực phẩm có xanh và sạch hay không, vì vậy, thịt lợn nuôi theo kiểu sinh thái lành mạnh rất phổ biến trên thị trường.
Đàn lợn đem lại cho Dương Vi hàng tỷ đồng mỗi năm
Dương Vi chia sẻ rằng những con lợn mà anh nuôi không ăn thức ăn gia súc, chúng được thả trên núi, ăn cỏ, uống nước suối. Anh cũng xây một chuồng lợn đơn giản trên núi để che chắn cho lợn lúc trời mưa. Bởi vì toàn bộ quá trình là chăn nuôi sinh thái nên tốc độ tăng trưởng của lợn khá chậm, phải mất hơn 10 tháng mới có thể xuất chuồng, nhưng như vậy thì thịt lợn mới đảm bảo chất lượng và giàu chất dinh dưỡng. Tất nhiên, giá cả của lợn nuôi thả cũng đắt hơn so với lợn nhốt chuồng truyền thống, 20 nhân dân tệ nửa cân (khoảng 67 nghìn đồng), một con lợn nặng 40kg có thể được bán với giá 1.600 nhân dân tệ (khoảng 5,4 triệu đồng). Hiện tại số lượng lợn xuất chuồng của Dương Vi rơi vào khoảng 200-230 con một năm, đem lại cho anh thu nhập hơn 300.000 nhân dân tệ (khoảng 1 tỷ đồng).
Theo Danviet
Đưa lợn ra đảo tránh dịch
Dịch tả lợn châu Phi hiện lan rộng đến 55 tỉnh, TP trên cả nước, đẩy nhiều giống lợn quý, lợn đặc sản trước nguy cơ bị mất đàn lợn giống, xóa sổ hoàn toàn.
Tỉnh Quảng Ninh đang tính đến việc đưa giống lợn Móng Cái đặc sản ra đảo để bảo vệ trước dịch tả lợn châu Phi . ẢNH: LÃ NGHĨA HIẾU
Theo Sở NN-PTNT tỉnh Quảng Ninh, từ ngày 8.3 - 10.6, tỉnh này đã tiêu hủy gần 55.000 con lợn. Đáng chú ý, dịch tả lợn châu Phi đang là mối nguy khiến lợn Móng Cái có thể bị tuyệt chủng. Vừa chăm chú theo dõi đàn lợn tại trang trại, bà Phạm Thị Dung, Giám đốc Công ty TNHH MTV nông lâm ngư Quảng Ninh, cho biết: "Thời gian qua tôi như ngồi trên đống lửa bởi đơn vị tôi đang nuôi 2.000 con lợn, trong đó có hơn 200 con lợn giống Móng Cái. Nếu chẳng may dịch đến trang trại là chúng tôi thiệt hại hàng tỉ đồng". Mối lo của bà Dung là hoàn toàn có cơ sở bởi hiện nay tất cả huyện, thị xã, TP tại tỉnh Quảng Ninh đã công bố dịch bệnh nguy hiểm này.
Tỉnh Quảng Ninh đã lên phương án đưa gần 1.700 con lợn Móng Cái đang được nuôi tại 5 doanh nghiệp (DN) ra các đảo Hòn Gạc (TP.Cẩm Phả, rộng khoảng 700 ha) và Thẻ Vàng (rộng 850 ha, thuộc H.Vân Đồn). Đây là các đảo không có người ở, cách đất liền khoảng 20 km, nguy cơ dịch lây lan không cao. Đầu tháng 6 vừa qua, Sở NN-PTNT Quảng Ninh đã cùng các DN đi khảo sát, nghiên cứu xây dựng khu chăn nuôi tại các đảo trên.
Ông Trần Xuân Đông, Chi cục trưởng Chi cục Thú y và chăn nuôi tỉnh Quảng Ninh, cho biết phương án đưa lợn thuần chủng ra đảo sẽ được triển khai khi dịch bùng phát mạnh ở tình huống cấp bách. Quảng Ninh sẽ xây dựng một khu chăn nuôi đảm bảo các điều kiện an toàn trên các đảo rồi vận chuyển lợn bằng thuyền ra đảo. Tuy nhiên theo ông Đông, việc đưa đàn lợn này ra đảo đang gặp vướng mắc do các DN yêu cầu hỗ trợ kinh phí lên đến 10 tỉ đồng. "Toàn bộ đàn lợn thuần chủng này là của các DN nên họ phải chủ động bảo vệ tài sản của mình chứ, nhà nước chỉ hỗ trợ một phần", ông Đông nói.
Cũng theo Sở NN-PTNT tỉnh Quảng Ninh, nếu không may dịch tả lợn châu Phi tấn công ra ngoài đảo, xóa sổ toàn bộ đàn lợn, thì ngoài việc lưu giữ tinh như hiện nay, cần phải lưu giữ được phôi để sau này nhân giống lại. Tuy nhiên, Quảng Ninh không đủ năng lực để thực hiện việc này và đang kiến nghị Bộ NN-PTNT hỗ trợ.
Nguy cơ mất lợn đặc sản
Lào Cai, nơi còn lưu giữ giống lợn đen Mường Khương là đặc sản nổi tiếng vùng Tây Bắc, cũng đứng trước mối lo mất giống lợn này khi "bão" dịch tả lợn châu Phi đang hoành hành trong tỉnh. Trao đổi với Thanh Niên, ông Nguyễn Anh Tuấn, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Lào Cai, cho biết giống lợn quý hiếm này được nuôi rải rác trong dân tại nhiều xã ở H.Mường Khương và may mắn là dịch chưa lan đến nơi này. Cũng ở H.Mường Khương hiện có một DN nuôi giữ đàn giống lợn này, được bảo vệ nghiêm ngặt bằng cách cấm người, phương tiện ra vào trại lợn; phun thuốc khử trùng chuồng trại hằng ngày để phòng dịch. Nhưng với số lợn nuôi trong dân thì công tác bảo vệ gặp nhiều khó khăn khi đa số được nuôi chăn thả bán tự nhiên. "Dù đã cố gắng hết sức, nhưng nguy cơ lây nhiễm dịch là rất cao. Ở các xã đang nuôi lợn đen, chúng tôi đề nghị chính quyền địa phương kiểm soát chặt chẽ, tuyệt đối không cho lợn từ nơi khác vận chuyển vào địa bàn, mục tiêu là phải lưu giữ và bảo tồn được giống lợn quý", ông Tuấn nói.
Còn ông Nguyễn Văn Trọng, Cục phó Cục Chăn nuôi (Bộ NN-PTNT), lưu ý các đảo dự kiến đưa lợn đến tránh dịch cần phải được kiểm soát chặt chẽ người lên đảo và tuyệt đối không có hoạt động du lịch. Vừa qua, đảo Cô Tô (Quảng Ninh) ghi nhận có dịch tả lợn châu Phi và hoạt động du lịch ở đây rất sôi động cũng có thể là nguồn vi rút phát tán, lây lan. Ông Trọng nhấn mạnh, các giống như lợn Móng Cái, lợn Hương ở Quảng Ninh hay lợn đen Mường Khương (Lào Cai) và hàng chục giống lợn đặc sản khác đều là những sản phẩm đặc sản quý hiếm, có tính đặc trưng địa phương thì UBND các tỉnh, TP phải có trách nhiệm lưu giữ, bảo tồn trước nguy cơ tuyệt chủng do dịch tả lợn châu Phi.
Theo ông Trọng, Cục Chăn nuôi mới có văn bản gửi các địa phương, yêu cầu triển khai tối đa các biện pháp nhằm bảo vệ bằng được các đàn giống gốc đặc sản. "Giải pháp bảo vệ giống rẻ nhất hiện nay mà Cục Chăn nuôi yêu cầu các địa phương triển khai là đối với đàn giống gốc phải xé nhỏ đàn, đưa đi nuôi giữ ít nhất ở 2 - 3 địa điểm khác nhau, đề phòng dịch "nổ" ở nơi này thì còn giữ giống được ở nơi khác. Đối với các tỉnh có điều kiện về kinh tế thì tổ chức lấy tinh, phôi để lưu trữ trong vòng 3 năm", ông Trọng nói.
Theo Thanhnien
Kiếm tiền tỷ nhờ trồng quả mọc theo chùm này Lý Đại Bào nói rằng điều kiện kinh tế của gia đình anh vốn không tốt, trước giờ chưa được đi học, từ nhỏ đã theo ba mẹ đi trồng trọt, điều này giúp ích rất nhiều cho công việc của anh sau này. Nho là một loại trái cây vô cùng quen thuộc, thậm chí còn được xếp vào loại quả "quý...