Nuôi lợn nơi lưng chừng núi, giám đốc “liều ăn nhiều”
Năng động, nhạy bén trong chăn nuôi lợn, cộng với sự liều lĩnh có tính toán, anh Trần Như Kiên – Giám đốc Hợp tác xã nông nghiệp Phương Nam, bản Pha Cúng ( xã Lóng Phiêng, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La) đã lập kỳ tích, lãi gần nửa tỷ đồng trong thời điểm giá lợn xuống đáy. Thời điểm này giá lợn đang ở mức cao kỷ lục thì anh càng có lãi nhiều hơn.
Trang trại lợn của anh Kiên, nằm ở lưng chừng núi bản Pha Cúng, xã Lóng Phiêng, được thiết kế khá phù hợp, với 4 khu tách biệt: khu nhốt lợn chửa, khu nuôi lợn đẻ, khu nhốt lợn con sau tách mẹ và khu nuôi lợn thịt. Hiện trại lợn của anh Kiên có 160 lợn nái và 1.500 con lợn thịt, với các lứa tuổi khác nhau.
Bén duyên với nghề nuôi con ăn cơm nằm từ năm 2006, anh Kiên không gặp may bởi thời điểm đó, dịch bệnh liên tục xảy ra trên đàn lợn ở bản vùng cao Pha Cúng. Ròng rã 2 năm trời, anh nuôi con nào chết con nấy, bao nhiêu vốn liếng tích cóp, vay mượn dồn cả vào chăn nuôi lợn lái, lợn thịt mất sạch sành sanh khiến anh điêu đứng.
Đàn lợn nhà anh Kiên con nào, con nấy cũng béo tốt, khỏe mạnh
Với suy nghĩ thua keo này, bày keo khác anh Kiên quyết định thử vận may thêm lần nữa với nghề nuôi lợn nái. Sau khi bàn bạc với vợ – người phụ nữ dân tộc Sinh Mun đảm đang, tháo vát, anh Kiên thế chấp sổ đỏ cho Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Yên Châu, để vay 300 triệu đồng tiếp tục đầu tư đánh cược với nghề nuôi lợn.
Không muốn thất bại trong lần đặt cược này, anh Kiên dành hơn 2 tháng chuyên tâm tầm sư học nghề nuôi lợn nái, lợn thịt. Anh lang thang về Hà Nội, Hà Nam, đến các trại lợn lớn học hỏi kinh nghiệm, kỹ thuật chăn nuôi lợn, giải pháp xử lý chuồng trại, phòng chống dịch bệnh, chăm sóc lợn đẻ, lợn con và cả lợn thịt…
Dãy chuồng nuôi lợn nái của anh Kiên được thiết kế cao hơn nền khoảng 50 cm, đảm bảo thoáng mát, sạch sẽ
Nắm chắc kỹ thuật trong tay, cuối năm 2008, anh Kiên mạnh dạn mua 17 con lợn nái và 100 con lợn thịt về nuôi. Khác với những lứa lợn trước, đàn lợn lần này được anh chăm sóc cẩn thận hơn, chu đáo hơn. Mỗi ngày, anh cho lợn ăn 2 bữa: sáng và chiều tối. Ngày nào cũng đều như vắt chanh, sáng thức dậy, 2 vợ chồng anh lại lọ mọ quét dọn, rửa chuồng trại sạch sẽ, sau đó mới cho lợn ăn.
Video đang HOT
Với lợn con, từ lúc cai sữa đến khi đạt trọng lượng khoảng 45 kg, anh cho chúng ăn cám viên CP. Còn với lợn thịt, anh lại mua cám của Công ty dinh dưỡng Hồng Hà để làm thức ăn cho chúng. Khi đàn lợn có trọng lượng từ 45 kg trở lên đến khi xuất bán, anh Kiên cho chúng ăn cám trộn.
Anh mua ngô, sắn của bà con dân bản về nghiền rồi trộn với cám viên theo tỷ lệ nhất định, sau đó cho đàn lợn thương phẩm ăn, chứ không cần phải nấu chín.
Anh Kiên luôn vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, hạn chế dịch bệnh xảy ra trên đàn lợn
Khi vay vốn ngân hàng đầu tư nuôi lứa lợn đó, tôi nói với vợ tôi rằng, lần này mà thất bại thì chỉ còn nước giải tán bỏ xứ mà đi, vì toàn bộ nhà cửa, đất đai của gia đình đã cắm hết cho ngân hàng. Thật may, năm đó (năm 2009 – PV) đàn lợn không bị dịch bệnh gì, phát triển tốt, lớn nhanh, đến thời kỳ xuất bán ra thị trường lại được giá cao, sau khi trừ chi phí, tôi lãi hơn 500 triệu đồng – anh Kiên nhớ lại.
Trên đà thắng lợi, anh Kiên tiếp tục đầu tư mở rộng chuồng trại, nhân đàn lợn nái và lợn thương phẩm. Thành công nối tiếp thành công, quy mô đàn lợn nái, lợn thịt nhà anh tăng dần qua các năm. Nhờ chăm sóc tốt, cho ăn đủ chất dinh dưỡng, tiêm phòng đầy đủ, định kì, đàn lợn nhà anh sinh trưởng, phát triển tốt, năm nào anh Kiên cũng lãi trên dưới 1 tỷ đồng.
Ngay trong thời điểm giá lợn hơi trong cả nước xuống dốc không phanh anh Kiên vẫn ung dung đút túi gần nửa tỷ đồng nhờ sự năng động, nhạy bén cộng thêm chút liều lĩnh của bản thân.
Đầu năm 2017, giá lợn hơi tụt dốc thê thảm, nhiều người chăn nuôi lợn mất ăn, mất ngủ bán vội, bán vàng để có thể vớt vát được tí vốn nào hay tí đó, thì anh Kiên lại đi mua thêm lợn về nuôi. Nhiều người can anh không được thì châm chọc anh giám đốc quyết liều ăn nhiều.
Anh Kiên làm hầm bi ô ga chứa chất thải của lợn và đầu tư máy tách phân, xử lý thành phân hữu cơ để bón cho vườn cây ăn quả của gia đình. Trại lợn của anh Kiên hầu như không có mùi hôi, vì toàn bộ chất thải của lợn đã được xử lý
Nghe ngóng diễn biến giá lợn hơi trong cả nước có chiều hướng giảm, cuối năm 2016, tôi đã lên kế hoạch giảm đàn. Tuy nhiên, vì giá lợn giảm sâu và nhanh nên tôi cũng bị ảnh hưởng, phải bán 500 con với giá thấp. Khi giá lợn xuống tới mức thấp nhất, tôi đi mua 150 con lợn, bình quân mỗi con đạt trọng lượng 46kg, với giá 17.000 đồng/kg, về nuôi. Chỉ tính riêng đàn lợn này, tôi đã lãi gần nửa tỷ đồng, vì xuất bán đúng vào đợt giá lợn hơi tăng đột ngột – anh Kiên chia sẻ.
Theo anh Kiên, thời điểm giá lợn hơi xuống thấp nhất, người chăn nuôi lợn đau thương nhất lại chính là thời điểm anh lãi nhất. Anh liều lĩnh là có tính toán chứ không phải làm tù mù. Anh lí giải: Khi giá lợn hơi giảm dần và giảm tới mức thấp nhất, không thể giảm hơn được nữa thì một thời gian sau chắc chắn giá sẽ tăng trở lại, ít nhất cũng bằng thời điểm trước khi tụt giá. Nhận định như vậy nên tôi mới mua thêm về nuôi. Và tôi đã &’trúng quả vì mua lợn giống với giá rẻ, khi bán lại được giá cao.
Theo Danviet
Trung Quốc đang bị lụt lớn phía Nam, giá thịt lợn có tăng mạnh?
Trước tình hình lũ lụt đang xảy ra nghiên trọng ở khu vực phía Nam Trung Quốc, dư luận cho rằng sắp tới giá thịt lợn tai nươc nay sẽ tăng, đồng thời Trung Quốc cũng sẽ tăng cường nhập khâu thịt lợn của nhiều nước trong đó có Việt Nam, do lượng thịt trong nước bi thiếu hụt.
Nhiều ý kiến cho rằng giá thịt lợn sẽ tăng mạnh do Trung Quốc gặp lũ lụt lớn. Ảnh: IT
Lu lut khiên nguôn cung lơn cua Trung Quôc sut giam
Nhiều ý kiến cho rằng, với tình hình thời tiết không thuận lợi như hiện nay tại Trung Quốc, nươc ta hoan toan co cơ hội tăng giá bán lơn hơi sang Trung Quốc theo đường tiểu ngạch, bơi các tỉnh nuôi lợn trọng điểm như Hồ Nam, Hồ Bắc, An Huy, Tứ Xuyên, Quảng Tây đang bị ảnh hưởng bởi lũ khiến nguồn cung lơn hơi cho thi trương sut giảm.
Trước đó, trong các năm 2015 và 2016, sở dĩ giá lợn hơi xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc tăng mạnh là do Trung Quốc bị thiếu nguồn cung do dịch bệnh, giá rét, lũ lụt cộng vơi chính sách đóng cửa và di chuyển các trại lợn gây ô nhiễm môi trường về các vùng nông thôn cua nươc nay.
Theo số liệu mới được ghi nhận, hiện nay thịt lợn hơi tại Trung Quốc đang có giá tư 13 - 15 nhân dân tệ/kg (tương đương 40.000 - 48.000 đồng/kg). Trong lúc đó, theo phản ánh của môt sô thương lái tại cửa khẩu Móng Cái (Quảng Ninh), Lạng Sơn, giá lợn hơi xuất tại cửa khẩu ngay 5.7 đang vào khoảng 27.500 - 28.500 đồng/kg, thậm chí có người vẫn bán được giá 29.000 đồng/kg.
Anh Nguyễn Văn Hiếu, chủ trang trại ở huyện Văn Giang (Hưng Yên) chăm soc đan lơn trong bôi canh gia thit lơn hơi trong nươc đang sut giam ky luc. Anh: Trân Quang
Còn nhớ vào tháng 7.2016, khi miền Nam Trung Quốc hứng chịu trận lũ lụt lịch sử đa khiến hàng chục ngàn gia súc đang trong giai đoạn vỗ béo cua nươc nay bị cuốn trôi theo lũ, lúc đó giá thịt lợn ở Trung Quốc đã tăng cao kỷ lục. Thơi điêm đo, lu lut la nỗi lo lắng của ngành nông nghiệp Trung Quốc khi các trại nuôi lợn trong nước bị ảnh hưởng nghiêm trọng, nhưng lại là một tin vui và mang đến lợi ích cho các nhà xuất khẩu thực phẩm ở khu vực châu Âu và Bắc Mỹ.
Kha năng gia lơn hơi se tăng?
Trưa 5.7, trao đổi với phong viên NTNN về vấn đề liệu giá lợn hơi trong nươc có tăng và Trung Quốc có đẩy mạnh nhập thịt lợn khi nước này đang trải qua trận lũ lụt lớn hay không, ông Lê Văn Bảnh - nguyên Cục trưởng Cục Chế biến nông lâm thủy sản và nghề muối (nay là Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản - Bô NNPTNT) cho rằng: "Trung Quốc là nước lớn, đông dân, họ luôn có nhu cầu tiêu thụ thịt lơn rất lớn. Không phải đợi đến lúc lũ lụt họ mới cần, mà lúc nào họ cũng cần nhập khẩu thịt lợn. Tôi đã có nhiều lần đi kiểm tra tại các cửa khẩu giáp với Trung Quốc, tại đây các thương lái cho biết lúc nào họ cũng cần thu mua lợn để ban sang Trung Quốc".
Tuy nhiên theo ông Bảnh, viêc Trung Quốc thiếu hụt thịt lợn, có nhu cầu rất lớn về thịt lợn và việc nhập thịt lợn là 2 câu chuyện không liên quan đến nhau. Bởi Trung Quốc làm kinh tế theo kiểu chính trị, có thể họ rât cần nhưng chưa chắc việc đó đồng nghĩa họ sẽ nhập, chưa noi đên việc họ nhập của ai, nhập vao thời gian nào...
Đàn lợn ngoại đa đên tuôi xuât chuông của bà Phạm Thị Hồng ở huyện Hoài Đức (Hà Nội). Ảnh: Trần Quang
Đánh giá về khả năng tăng giá thịt lợn do Trung Quốc đang hứng chịu trận lũ lớn, ông Bảnh nhận định: "Theo những gì đã xảy ra vào các năm trước, có khả năng thời gian tới thịt lợn sẽ tăng giá. Ngay trong thị trường nội địa Trung Quốc, gia thịt lợn cung có khả năng tăng, lúc đó giá thịt lợn ban sang Trung Quốc có khả năng sẽ tăng theo".
Đồng tình với quan điểm trên, một vị lãnh đạo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản cho biết, xét về nguyên lý thị trường thì khi cung giảm, cầu tăng thì giá sẽ tăng. Tuy nhiên thị trường Trung Quốc rất phập phù và thay đổi liên tục. Do đó thời điểm này rất khó đoán, cũng có thể giá tăng nhưng Trung Quốc không tăng nhập khẩu thịt lợn.
Vị lãnh đạo này cho hay, hiện nay Trung Quốc vẫn là thị trường tiêu thụ nông sản lớn nhất của Việt Nam, khi thi phân nông san xuât sang nươc nay chiêm tơi 70% tông lượng nông sản xuât khâu cua Việt Nam. Về mặt hàng thịt lợn, chúng ta vẫn đang xuất lợn sang Trung Quốc qua đường tiểu ngạch. Gần đây, Bộ Nông nghiệp hai nước Việt Nam - Trung Quốc cung đa có những cuộc tiếp xúc nhằm tiến tới xuất khẩu thịt lợn qua Trung Quốc theo đường chính ngạch, khả năng này là rất khả thi nhưng cần có thời gian để triển khai.
Theo Danviet
Trung Quốc bắt đầu mua lợn trở lại, giá lợn miền Bắc tăng 3.000đ/kg Theo ghi nhận của phóng viên Dân Việt, tính đến ngày 30.4, giá lợn tại một số tỉnh, thành ở miền Bắc đã bắt đầu tăng trở lại, đặc biệt đội ngũ thương lái bắt đầu đổ xô đi mua khiến người nuôi lợn thêm vui hơn. Đặc biệt, tại một số nơi, người nuôi lợn cho biết, đã "đóng lợn" để chuyển...