Nuôi loài thú mọc trên đầu thứ “đại bổ”, nông dân Hà Tĩnh thu hàng tỷ/năm
Thời điểm này, tại huyện miền núi Hương Sơn ( tỉnh Hà Tĩnh) đang bước vào thời điểm thu hoạch nhung hươu chính vụ, người dân vui mừng phấn khởi, được mùa giá lại cao.
Nhung hươu được bán với giá 12 triệu đồng/kg, thu về hàng tỷ đồng mỗi năm.
Nhung hươu sao là một dược liệu quý, được xem là đặc sản của vùng đất huyện Hương Sơn (tỉnh Hà Tĩnh). Huyện Hương Sơn có trên 36.000 con hươu sao, chiếm tổng đàn hươu sao của cả nước.
Theo ông Trần Hùng, trú tại xã Sơn Trường, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh, nuôi hươu lấy nhung đem lại nguồn thu nhập khá cho người dân. Ảnh: PV
Vào khoảng từ tháng Giêng đến tháng 3(AL) hàng năm, người dân tại huyện miền núi Hương Sơn (tỉnh Hà Tĩnh) lại bước vào mùa thu hoạch nhung hươu sao. Mỗi năm, đàn hươu sao của huyện Hương Sơn cho ra thị trường khoảng 12 tấn nhung hươu mỗi năm, thu về hơn 140 tỷ đồng.
Nông dân huyện miền núi Hương Sơn (tỉnh Hà Tĩnh) đang bước vào thời điểm thu hoạch nhung hươu chính vụ. Ảnh: PV
Nuôi hươu sao lấy nhung tập trung nhiều tại các xã như: Sơn Giang, Sơn Lâm, Sơn Trung, Sơn Châu… (huyện Hương Sơn). Hươu sao là loài vật dễ nuôi, sức đề kháng tốt, mang lại lợi nhuận kinh tế cao thích hợp với khí hậu vùng đồi núi, nên được xem là loài vật triển kinh tế tốt tại địa phương.
Nuôi hươu lấy nhung mang lại giá trị kinh tế cao cho người dân huyện miền núi Hương Sơn (Hà Tĩnh). Ảnh: PV
Nhung hươu được xem là “thần dược đại bổ” khi có nhiều tác dụng tốt đối với cơ thể. Nhung hươu giúp đầy tinh huyết, nhuận phế kim, mạnh nguyên dương, rất tốt cho người có thể trạng yếu, cứng gân, người hư lao, phụ nữ băng huyết, rong huyết. Ngoài ra còn bổ thận, tráng dương, tốt cho nam giới nên có rất nhiều người săn lùng để mua.
Video đang HOT
Một cặp nhung hươu có trọng lượng giao động từ 1-2kg/cặp, bán với giá 9-12 triệu đồng/kg. Ảnh: PV
Đang chăm sóc đàn hươu của gia đình, ông Trần Hùng (trú tại xã Sơn Trường, huyện Hương Sơn), cho biết: “Gia đình tôi nuôi được 6 con hươu sao (trong đó có 5 con hươu đực cho nhung và 1 con cái để sinh sản). Mỗi con hươu sao đực cho 1 lần nhung nặng từ 0.5-1,5kg/ cặp/ năm.
Ông Trần Hùng đang chăm sóc tốt đàn hươu đực giúp con nuôi cho lộc to, đẹp. Ảnh: PV
Có những con khoẻ mạnh thì cho 2 lần nhung, gọi là lộc trái. Hiện nay giá nhung được bà con bán với giá từ 11.5-12 triệu đồng/kg, gia đình chúng tôi thu về hơn 40 triệu đồng/năm”.
Theo người dân, nhung hươu mọc vào mùa xuân khi hoa lá sinh sôi, đâm chồi, nảy lộc… Ảnh: PV
Ông Trần Văn Niềm – Chủ tịch Hội Nông dân xã Sơn Trường, huyện Hương Sơn, chia sẻ: “Nuôi hươu sao lấy là nghề cho thu nhập cao, được nhiều bà con lựa chọn để phát triển kinh tế. Hiện nay, xã Sơn Trường có có tổng đàn hơn 2.000 con hươu sao thuộc khoảng 600 hộ nuôi (trong đó toàn xã có 1.200 hộ dân).
Theo y học cổ truyền Việt Nam, nhung hươu có tác dụng sinh tinh, bổ tủy, ích huyết; cung cấp nguồn dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể giúp những người gầy yếu, người mới ốm dậy có thể phục hồi sức khỏe nhanh chóng và chữa lành vết thương hiệu quả. Ảnh: PV
Thời điểm này bắt đầu vào vụ thu hoạch nhung hươu, với giá bán trung bình là 11 triệu đồng/kg nhung hươu, bà con nuôi hươu đã có nguồn thu nhập tốt, nhiều hộ gia đình làm giàu từ loài vật này”.
Nhung hươu được thái lát mỏng để tiện cho người sử dụng. Ảnh: PV
Bà Chu Thị Hồng Hà – Giám đốc Doanh nghiệp tư nhân Nhung hươu Thuận Hà cho biết: “Năm nay mùa thu hoạch nhung hươu muộn hơn so với mọi năm, cuối tháng này mới vào vụ chính. Mùa thu hoạch nhung hươu thường bắt đầu từ tháng 1-3 Al hàng năm.
Có nhiều doanh nghiệp tư nhân sản xuất chế biến nhung hươu địa bàn nhằm giải quyết đầu ra cho người chăn nuôi. Ảnh: PV
Hiện nay gia đình tôi có nuôi 50 con hươu sao lấy nhung, sản lượng đạt gần 40kg nhung/năm, thu về hơn 400 trăm triệu/ năm sau khi trừ chi phí.
Đàn hươu sao của huyện Hương Sơn cho ra thị trường khoảng 12 tấn nhung hươu mỗi năm, thu về hơn 140 tỷ đồng. Ảnh: PV
Ngoài ra, cơ sở chúng tôi còn cho ra thị trường các sản phẩm như: Nhung hươu tươi thái lát, Nhung hươu khô xay bột đã đạt được chứng nhận OCOP 3 sao. Trung bình mỗi năm cơ sở chúng tôi tiêu thụ giúp bà con 1,5 tấn nhung hươu, giúp bà con yên tâm chăn nuôi”.
Hiện nay đã có 15 sản phẩm chế biến từ nhung hươu đạt chứng nhận sản phẩm OCOP 3 sao và OCOP 4 sao của tỉnh. Ảnh: PV
Trao đổi với PV Dân Việt, ông Phan Văn Khanh – Chủ tịch Hội Nông dân huyện Hương Sơn, cho biết: “Hiện nay, toàn huyện Hương Sơn có trên 36.000 con hươu sao. Mỗi năm, cho ra thị trường khoảng 12 tấn nhung hươu, thu về hơn 100 tỷ đồng. Nuôi hươu sao lấy nhung được xem là loài vật chủ lực phát triển kinh tế chủ lực của người dân miền núi Hương Sơn, giúp bà con có nguồn thu nhập tốt, ổn định cuộc sống, góp phần xóa đói giảm vùng nông thôn”.
Hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân kinh doanh bền vững
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái ký đã Quyết định số 167/QĐ-TTg phê duyệt "Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp khu vực tư nhân kinh doanh bền vững giai đoạn 2022 - 2025".
Công nhân tại Nhà máy Lavifood (Bến Lức, Long An) thực hiện công đoạn chế biến trái thanh long. Ảnh: Bùi Giang/TTXVN
Mục tiêu tổng quát của Chương trình là phát triển bền vững doanh nghiệp khu vực tư nhân, đảm bảo kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa giữa hiệu quả kinh tế với trách nhiệm xã hội, bảo vệ tài nguyên và môi trường, góp phần hoàn thành 17 mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam vào năm 2030; huy động nguồn lực xã hội, từng bước phát triển hệ sinh thái hỗ trợ các doanh nghiệp kinh doanh bền vững, đóng góp tích cực trong việc tạo công ăn việc làm, nâng cao mức sống cho người thu nhập thấp, người yếu thế, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu tại Việt Nam.
Chương trình phấn đấu đến năm 2025 sẽ nâng cao nhận thức của cộng đồng doanh nghiệp khu vực tư nhân về vai trò, ý nghĩa và tầm quan trọng của kinh doanh bền vững; bồi dưỡng, nâng cao nhận thức, trình độ đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng nhu cầu hỗ trợ, tư vấn, quản lý về kinh doanh bền vững; hỗ trợ phát triển tối thiếu 10 công cụ, giải pháp đo lường, đánh giá, công nhận các doanh nghiệp kinh doanh bền vững; qua đó hỗ trợ khoảng 10.000 doanh nghiệp khu vực tư nhân kinh doanh bền vững; góp phần đạt mức tiết kiệm năng lượng 5,0 - 7,0% tổng tiêu thụ năng lượng toàn quốc; tăng năng suất lao động bình quân khoảng 7%/năm.
Bên cạnh đó, chương trình hướng đến việc hình thành cơ sở dữ liệu và phát triển hệ sinh thái hỗ trợ doanh nghiệp kinh doanh bền vững; xây dựng các mô hình hỗ trợ doanh nghiệp kinh doanh bền vững thành công điển hình để lan tỏa, khuyến khích các doanh nghiệp phát triển bền vững; thu hút các nguồn lực hợp pháp, đặc biệt từ cộng đồng doanh nghiệp để triển khai các sáng kiến hướng tới kinh doanh bền vững.
"Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp khu vực tư nhân kinh doanh bền vững giai đoạn 2022 - 2025" thực hiện trên phạm vi toàn quốc trong giai đoạn từ năm 2022 đến năm 2025.
Đối tượng của chương trình là các doanh nghiệp khu vực tư nhân thực hiện kinh doanh bền vững (doanh nghiệp kinh doanh bền vững).Các tổ chức thúc đẩy phát triển kinh doanh bền vững: viện nghiên cứu, trường đại học, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp, tổ chức có tư cách pháp nhân thực hiện hoạt động hỗ trợ, thúc đẩy doanh nghiệp kinh doanh bền vững. Các bộ, cơ quan trung ương; Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (UBND cấp tỉnh) và các đơn vị trực thuộc; các tổ chức hiệp hội được giao nhiệm vụ thực hiện hoạt động của Chương trình.
Chương trình sẽ triển khai thực hiện 3 hoạt động chính: Phát triển hệ sinh thái hỗ trợ kinh doanh bền vững; hỗ trợ các doanh nghiệp kinh doanh bền vững; hoạt động quản lý Chương trình.
Đối với hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng chiến lược, phương án kinh doanh bền vững, doanh nghiệp được đánh giá và công nhận là doanh nghiệp kinh doanh bền vững được hỗ trợ các nội dung sau:
Hỗ trợ tư vấn, đào tạo, bao gồm cả hoạt động đào tạo trực tiếp tại doanh nghiệp về xây dựng chiến lược, thiết kế mô hình, phương án kinh doanh bền vững; nhân sự; tài chính, sản xuất, bán hàng, thị trường, quản trị nội bộ và các nội dung khác liên quan tới hoạt động sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp.
Hỗ trợ đào tạo, huấn luyện chuyên sâu trong nước và nước ngoài về áp dụng và phát triển mô hình kinh doanh bền vững.
Hỗ trợ công nghệ bao gồm: tìm kiếm, lựa chọn, giải mã và chuyển giao công nghệ phù hợp với doanh nghiệp; áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; chi phí kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm, đo lường chất lượng sản phẩm, dịch vụ; tư vấn sở hữu trí tuệ, khai thác và phát triển tài sản trí tuệ; tư vấn lựa chọn giải pháp chuyển đổi số.
Hỗ trợ chi phí thuê, mua các giải pháp chuyển đổi số; thử nghiệm, hoàn thiện sản phẩm, mô hình kinh doanh bền vững.
Hỗ trợ tư vấn tiếp cận tài chính, gọi vốn đầu tư.
Hỗ trợ về truyền thông, xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường cho các sản phẩm, dịch vụ kinh doanh bền vững của doanh nghiệp: hỗ trợ đăng ký thành công tài khoản bán sản phẩm, dịch vụ trên các sàn thương mại điện tử quốc tế; hỗ trợ chi phí duy trì tài khoản trên các sàn thương mại điện tử trong nước và quốc tế; hỗ trợ chi phí thuê địa điểm, thiết kế và dàn dựng gian hàng, vận chuyển sản phẩm trưng bày, chi phí đi lại, chi phí ăn, ở cho đại diện của doanh nghiệp tham gia hội chợ triển lãm, xúc tiến thương mại trong nước và nước ngoài.
Doanh nghiệp kinh doanh bền vững là doanh nghiệp nhỏ và vừa được ngân sách nhà nước hỗ trợ thực hiện các nội dung trên theo định mức hỗ trợ cao nhất quy định tại Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa và các nghị định hướng dẫn Luật
Sẽ xử lý nghiêm các đơn vị găm hàng trục lợi xăng dầu Trong những ngày gần đây, nhiều cửa hàng xăng dầu tại một số địa phương đã phải treo biển nghỉ bán với lý do hết hàng, nguồn cung ứng không đủ. Điều chỉnh giá bán tại một cửa hàng kinh doanh xăng dầu. Ảnh minh họa: Trần Việt/TTXVN Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải, tình trạng này xảy ra chủ...