Nuôi loài thú lạ thoạt nhìn tưởng con mèo, ai ngờ trai làng Tiền Giang bán thành thịt đặc sản giá 1,4-1,5 triệu/kg
Khi đến ấp Xóm Đình, xã Kiểng Phước, huyện Gò Công Đông (tỉnh Tiền Giang) hỏi đến mô hình nuôi chồn hương (có nơi gọi là con cầy hương, cầy xạ, chồn mướp) của anh Võ Văn Tiến thì ai cũng biết và nhiệt tình hướng dẫn đường đến trại nuôi chồn của anh.
Trang trại nuôi chồn hương (cầy hương) của anh Tiến được cải tạo từ những chuồng nuôi heo cũ sau khi nghỉ nuôi heo vì giá cả bấp bênh.
Năm 2013, anh bắt đầu nuôi thử nghiệm với 2 cặp chồn hương giống mua của người bạn. Ban đầu, anh dự kiến nuôi cho vui nhưng sau khi tìm hiểu thông tin về loài vật này, anh thấy chúng thuộc loại dễ nuôi nên nảy sinh ý tưởng nhân rộng đàn chồn.
Mô hình nuôi chồn hương của anh Võ Văn Tiến, ấp Xóm Đình, xã Kiểng Phước, huyện Gò Công Đông (tỉnh Tiền Giang).
Để biết tập tính của chồn hương, anh Tiến đã tìm hiểu qua cách nuôi ở trang trại của người bạn cùng tham khảo tư liệu trên mạng internet. Khi có kiến thức về chăm sóc loài chồn hương này, năm 2014, anh Tiến bắt đầu mua thêm chồn chương giống để phát triển đàn nuôi.
Trang trại của anh Tiến được chia ra làm hai khu, một khu nuôi chồn hương thương phẩm (chồn thịt) và một khu nuôi chồn hương giống (chồn bố, mẹ).
Khu nuôi chồn thương phẩm được cho khách vào xem thoải mái nhưng khu nuôi chồn giống thì hạn chế tối đa người lạ vào và được cách ly tuyệt đối với bên ngoài để bảo đảm môi trường yên tĩnh.
Chồn hương ở trang trại được nuôi trong những cái chuồng có 2 tầng, mỗi tầng cao từ 0,7 – 0,8m bằng gỗ kiên cố bao quanh bằng lưới sắt B40, cửa có then cài thật chắc chắn để chồn không chui ra ngoài được. Nếu lồng nuôi chồn đẻ thì phần đáy bằng các tấm gỗ nhẵn, khe hở khoảng 01cm giữa các tấm để chồn con không bị lọt chân.
Theo anh Tiến, chồn hương thích ăn các loại côn trùng (kiến, mối), chim, chuột hay các loại bò sát (rắn, thằn lằn) và một số loại trái (đu đủ, chuối chín, cà phê…) hoặc cơm.
Hiện nay, anh đang thử nghiệm nuôi một số chồn con bằng thức ăn viên công nghiệp (mỗi ngày 01 lần vào lúc 16 giờ) để hạn chế dịch bệnh đường tiêu hóa. Kinh nghiệm nuôi chồn hương của anh là chú trọng đến cách chăm sóc, áp dụng đúng kỹ thuật về vệ sinh chuồng trại, chế độ ăn uống để phòng bệnh cho chồn hương.
Video đang HOT
Đàn chồn hương của anh Tiến hiện nay là 80 cặp chồn bố, mẹ với chu kỳ sinh sản mỗi năm cho 2 lứa, mỗi lứa từ 3 -7 con chồn con tùy theo cách chăm sóc và cung cấp thức ăn trong mùa động dục (từ tháng 9 âm lịch năm trước đến tháng 3 âm lịch năm sau).
Hiện nay, anh Tiến bán chồn hương giống (khoảng 3 tháng tuổi trở lên) với giá từ 10 triệu đồng/một cặp trở lên tùy theo kích thước và trọng lượng. Chồn hương thương phẩm (từ 2,5kg trở lên) được bán với giá từ 1,4 triệu đồng – 1,5 triệu đồng/kg. Anh Tiến thu lợi nhuận từ 150 – 200 triệu đồng/năm trở lên.
Nhờ chăm sóc tốt nên chồn hương của anh Tiến đạt tiêu chuẩn nên nhiều người trong và ngoài tỉnh đến đặt mua, không đủ để cung cấp.
Theo lãnh đạo xã Kiểng Phước, mô hình nuôi chồn hương của anh Tiến vừa đảm bảo tính hợp pháp (có giấy phép của ngành chức năng), vừa đảm bảo vệ sinh môi trường xung quanh khu vực nuôi. Đặc biệt, anh Tiến sẵn sàng và nhiệt tình hướng dẫn kỹ thuật nuôi chồn hương cho bà con nào đến mua chồn hương của anh về nuôi theo mô hình này.
Cà Mau: Anh nông dân nuôi những con thú ham ăn cá rô phi, cứ bán 1 con giống giá 3,5 triệu
Hiện nay, trên địa bàn huyện U Minh (tỉnh Cà Mau) có nhiều hộ nông dân nhờ nuôi chồn hương không chỉ thoát được nghèo, mà từng bước vươn lên khá giàu.
Trong đó, hộ anh Lê Minh Thành, ở ấp 5, xã Khánh Tiến, huyện U Minh là một điển hình.
Anh Lê Minh Thành, ở ấp 5, xã Khánh Tiến, huyện U Minh (tỉnh Cà Mau) là công chức văn hóa xã hội xã Khánh Hòa.
Mặc dù bản thân là công chức, hàng ngày phải phải bận rộn với nhiều công việc cơ quan, công sở nhưng khi về đến gia đình, anh Thành lại rất siêng năng, cần cù trong lao động sản xuất.
Tranh thủ những ngày nghỉ hoặc thời gian rảnh ngoài giờ làm việc, anh Thành thực hiện nhiều mô hình sản xuất có hiệu quả để tăng thu nhập cho kinh tế gia đình.
Anh Lê Minh Thành đang bẻ chuối chín cho chồn hương ăn. Chuối chín là 1 trong những loại thức ăn chồn hương ưa thích. Trang trại nuôi chồn hương của anh Thành ở xã Khánh Tiến, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau.
Trước đây, trong một lần tình cờ xem trên mạng xã hội, thấy nhiều hộ nông dân nhờ nuôi chồn hương mà thoát được nghèo, kinh tế gia đình ngày một khấm khá hơn.
Thấy vậy, đầu năm 2020, anh Thành đặt mua 10 con chồn hương giống, mỗi con 3,5 triệu đồng về nuôi thử. Nếu trong quá trình nuôi thấy hiệu quả và thu nhập cao thì sau đó anh Thành mới đầu tư thêm vốn để mở rộng mô hình sản xuất.
Tiền Giang: Trồng thứ cây trái ra quá trời, trái to bự bất ngờ, ai cũng trầm trồ, ông nông dân trúng lớn
Sau khi nuôi chồn được 8 tháng tuổi, anh Thành tiến hành cho chồn đực giao phối chồn cái để nhân giống. Mỗi con chồn cái sinh sản 1 lần được từ 3 đến 4 con và 1 năm sinh sản được 2 lần. Chồn con sinh sản nuôi được 1 tháng 15 ngày thì anh Thành bắt đầu xuất bán, mỗi con có giá 3,5 triệu đồng.
Có lúc, người nuôi nhiều, chồn hương giống hút hàng, 1 con chồn hương giống anh Thành bán được 4 triệu đồng và có bao nhiêu bán cũng hết. Hiện nay, gia đình anh Thành nuôi 70 con chồn hương, mỗi con có trọng lượng trên 1,5 kg. Trong đó, có 30 con chồn cái sinh sản và 20 con chồn đực.
Nếu bán hết đàn con của 30 con chồn cái sinh sản trong năm, sau khi trừ chi phí, gia đình anh Thành còn lãi trên 100 trăm triệu đồng.
Với mức thu nhập này, so với nuôi tôm, nuôi cua trên diện tích 10 công đất thì nuôi 30 con chồn hương cái sinh sản bán chồn giống lãi cao gấp 2 đến 3 lần, mà chồn hương nuôi ít rủi ro hơn so với nuôi tôm, nuôi cua.
Thức ăn của chồn rất dễ tìm, chủ yếu là chuối và cá rô phi tươi.
Anh Thành cho biết: "Chồn hương là động vật rất dễ nuôi, ai nuôi cũng được, công chăm sóc ít, thức ăn dễ kiếm như chuối chín, cá phi và một số loại cá tạp khác. Khi nuôi chồn, ngày cho ăn 2 lần, 3 ngày vệ sinh chuồng nuôi 1 lần. Chuồng nuôi, tôi thường làm cao 6 tấc, rộng 5 tấc, dài 8 tấc. Vật liệu làm chuồng nuôi cũng đơn giản, chỉ bằng cây gỗ địa phương. Mặt trên, mặt dưới chuồng nuôi làm bằng ván, xung quanh bao lưới B40 loại nhỏ...".
Theo kỹ thuật nuôi chồn hương của anh Thành, làm chuồng nuôi chồn hương, cần chọn vị trí có ánh nắng, thông thoáng, sạch sẽ. Nhưng để nuôi chồn hương mang lại hiệu quả kinh tế cao, ngoài con giống tốt, khỏe mạnh, cho ăn đầy đủ, người nuôi nên cho chồn ăn thêm men tiêu hóa để đường ruột chồn không bị viêm, bị bệnh về đường tiêu hóa.
"Trong quá trình nuôi chồn hương, người nuôi phải thường xuyên vệ sinh chuồng trại sạch sẽ. Đồng thời, chịu khó tìm hiểu, học hỏi về quy trình, kinh nghiệm, kỹ thuật nuôi chồn hương để áp dụng vào mô hình nhằm đạt được hiệu quả kinh tế cao hơn", anh Thành chia sẻ thêm.
Có được thành công như ngày hôm nay, anh Thành phải bỏ ra biết bao công sức. Lúc mới nuôi, anh Thành gặp rất nhiều khó khăn do thiếu kinh nghiệm, chưa hiểu được đặc tính của chồn nên dẫn đến chồn hương nuôi chậm lớn, chậm sinh sản.
Mặc dù vậy, nhưng anh Thành không nản chí mà quyết tâm hơn để thực hiện được mô hình nuôi chồn hương của mình. Thế là anh tự mày mò, tích lũy kinh nghiệm từ báo, đài, mạng xã hội để thay đổi cách nuôi cho phù hợp. Thức ăn của chồn, anh Thành chú trọng để đảm bảo dinh dưỡng.
Anh Thành đã mở rộng mô hình nuôi chồn hương của gia đình.
Để chồn hương sinh trưởng tốt, anh chủ yếu cho ăn chuối chín, cá phi tươi sống để khi chồn ăn vào không ảnh hưởng đến đường tiêu hóa. Khi đã nắm được kỹ thuật, lại có kinh nghiệm và đạt hiệu quả cao trong sản xuất nên anh Thành đã mạnh dạn đầu tư vốn để mở rộng mô hình nuôi.
Với gần 2 năm gắn bó với mô hình nuôi chồn hương, anh Thành nhận thấy đây là con vật rất dễ nuôi, chỉ cần người nuôi biết cách làm chuồng, chăm sóc và phối giống kỹ lưỡng thì sẽ đạt được thành công.
Hiện nay, anh Thành cung ứng con chồn hương giống cho nhiều bà con nông dân trong và ngoài huyện U Minh.
Trưởng ấp 5, xã Khánh Tiến Trương Phương Đông nhận xét: "Hiện nay, mô hình nuôi chồn hương của anh Lê Minh Thành thật sự mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Qua theo dõi, đây là mô hình dễ làm, phù hợp với điều kiện sản xuất của nhiều hộ nông dân, thức ăn của chồn hương dễ tìm và có rất nhiều ở địa phương...".