Nuôi loài thú đầy lông sắc nhọn, Tết khách cứ hỏi có còn không
Với cách làm kinh tế khác người, bước đầu anh Cà Văn Đoàn, dân tộc Thái, ở bản Tạ Búng (xã Tạ Bú, huyện Mường La, tỉnh Sơn La), đã thành công từ mô hình nuôi nhím-loài thú có bộ lông sắc nhọn. Mỗi năm, từ nuôi con có bộ lông sắc nhọn này, anh Đoàn bỏ túi 100 triệu đồng.
Được sự giới thiệu của Hội Nông dân xã Tạ Bú, chúng tôi tìm đến bản Tạ Búng để tìm hiểu, thăm quan mô hình nuôi nhím – loài vật có bộ lông sắc nhọn mọc tua tủa khắp mình của anh Cà Văn Đoàn.
Anh Đoàn (trái) đang giới thiệu về cách làm chuồng nuôi nhím, kỹ thuật nuôi nhím, kinh nghiệm nuôi nhím…
Chỉ tay vào đàn nhím, anh Cà Văn Đoàn kể với phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN: “Trước đây, gia đình đông anh em, bố mẹ làm được bao nhiêu, ăn hết đến đó. Khi tôi lập gia đình, thương bố mẹ quá nên tính kế làm giàu để nở mày nở mặt với hàng xóm. Sau nhiều đêm trăn trở tìm hiểu, tôi không chọn những con vật nuôi quen thuộc để làm giàu mà quyết định chọn nuôi nhím. Tôi nghĩ, mình phải làm khác người thì mới ăn nên làm ra được….”.
Nhìn thấy khách lạ đến thăm nhà, anh Đoàn tay bắt mặt mừng như người thân quen lâu ngày mới gặp. Với bản tính hiếu khách của người dân tộc Thái, vừa rót ly trà ấm mời chúng tôi, anh Đoàn đã chủ động bắt chuyện và say sưa kể về mô hình nuôi nhím của gia đình.
Chuồng trại nuôi nhím của anh Đoàn được xây dựng cẩn thận và chia thành nhiêu ô để tiện cho nhím giao phối và tách nhím con khi đủ tháng tuổi. “Trước khi bắt tay vào nuôi nhím, tôi phải học hỏi kỹ thuật nuôi nhím, kinh nghiệm nuôi nhím…”, anh Đoàn thổ lộ.
Video đang HOT
Anh Đoàn chia sẻ thêm về kinh nghiệm nuôi nhím: “Tôi nuôi nhím gần chục năm nay rồi. So với các loài vật nuôi khác, nhím vốn là loài động vật hoang dã nên có sức đề kháng rất tốt. Trong quá trình chăm sóc, chỉ cần vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, khô ráo và cung cấp thức ăn đầy đủ là nhím sinh trưởng và phát triển rất tốt…”.
Nhờ được chăm sóc tốt, đàn nhím nhà anh Đoàn con nào cũng khỏe mạnh, béo tốt. Về kỹ thuật nuôi nhím, theo anh Đoàn trước hết phải làm chuồng đúng cách, vệ sinh sạch sẽ và cho ăn đầy đủ….
“Nhím là loại động vật ăn tạp nên rất dễ nuôi, thức ăn chủ yếu là rau, củ, quả các loại như: Bí, củ sắn, ngô, khoai… và một số loại rau rừng khác. Loại thức ăn này rất sẵn ở địa phương nên hầu như không tốn một đồng chi phí nào. Mỗi ngày, tôi cho nhím ăn 2 lần vào buổi sáng và buổi tối….”.
Mỗi năm, nhím mẹ đẻ 2 lần, mỗi lứa từ 1 – 3 con, thường là 2 con. Anh Đoàn lưu ý, khi nhím mẹ đẻ được hơn 1 tháng, phải tách nhím con ra ở chuồng riêng, để nhím mẹ tiếp tục phối giống ở chu kỳ sinh sản tiếp theo. Nhím con sau khi nuôi được khoảng 10 tháng sẽ đạt trọng lượng trung bình 9 – 10 kg, bắt đầu cho sinh sản đối với nhím giống và xuất bán với nhím thương phẩm…
“So với con lợn, con gà, con nhím dễ nuôi, ít bệnh tật lại không ăn tốn thóc, tốn ngô, tốn cám. Vào gần dịp Tết Nguyên đán này, nhiều bạn hàng quen thuộc của tôi ở các tỉnh dưới xuôi đã đặt hàng cả chục con nhím về ăn Tết. Tôi đang bán nhím thịt với giá 200.000 đồng/kg…Bán vài con nhím là thừa tiền ăn Tết…”.
Theo anh Đoàn, một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến sự thành bại trong nuôi nhím là phải chọn được con giống tốt: Nhím giống phải chọn những con to, khỏe, đẻ tốt. Nhím cho chất lượng thịt thơm ngon, bổ dưỡng nên nuôi được bao nhiêu, khách hàng mua hết đến đó. “Sau một thời gian đổ xô đi nuôi nhím, cung vượt cầu, nhiều người chán bỏ nuôi nhím, tôi vẫn duy trì…Ngoài bán nhím thịt, tôi còn bán nhím giống với giá trên dưới 10 triệu đồng/cặp”.
Hiện nay, đàn nhím của anh Đoàn duy trì số lượng trên 50 con. Mỗi năm, anh xuất bán ra thị trường hàng tạ nhím thịt thương phẩm với giá trên 200.000 đồng/kg, và hàng chục đôi nhím giống. Trung bình, mỗi năm, anh Đoàn bỏ túi 100 triệu đồng tiền lãi từ nghề nuôi nhím. Dịp cận tết Nguyên đán này, anh Đoàn cũng bán được chục con nhím thịt thương phẩm và thu lãi hàng chục triệu đồng.
Theo Danviet
Nuôi con lông nhọn, qua cơn bĩ cực, lãi 400 triệu đồng mỗi năm
Là hộ nuôi nhím đầu tiên tại khu phố Lễ Xuyên, phường Đồng Nguyên, thị xã Từ Sơn (Bắc Ninh), bác Nguyễn Ngọc Tuấn là ví dụ điển hình của việc chăn nuôi động vật hoang dã thành công.
Mô hình nuôi nhím-con vật có lông nhọn của bác Tuấn không chỉ đem lại hiệu quả kinh tế cao cho gia đình mà còn giúp các hộ xung quanh có động lực phát huy tinh thần sáng tạo để nâng cao thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống.
Ấn tượng đầu tiên khi gặp bác Tuấn là một cựu chiến binh với mái tóc điểm sương và làn da rám nắng. Ở tuổi của bác người ta chỉ muốn nghỉ ngơi nhưng bác đã không làm vậy, sức khỏe còn tốt cộng thêm sự chăm chỉ, bản lĩnh của một người quân nhân, bác muốn làm gì đó để cải thiện kinh tế gia đình và tránh sự buồn chán của tuổi già.
Bác Tuấn dẫn chúng tôi đi thăm chuồng nuôi nhím của gia đình.
Tiếp chúng tôi trong căn nhà nhỏ bên cạnh khu chuồng trại, với chén nước chè đặc ấm nóng, bác bắt đầu chia sẻ về mô hình nuôi nhím của mình với đôi mắt chứa đầy niềm vui và sự tự hào.
Trong một lần tìm hiểu về các mô hình chăn nuôi phù hợp với hộ gia đình, tình cờ bác biết đến mô hình nuôi nhím. Nhận thấy đây là một mô hình mới, chưa có ai làm, có triển vọng nên bác bắt đầu nghiên cứu kĩ hơn, tìm hiểu các địa chỉ cung cấp nhím giống uy tín.
Năm 2010, bác nhập 4 cá thể nhím tại trại giống ở Ba Vì về nuôi sau khi được Chi cục Kiểm lâm tỉnh Bắc Ninh cấp phép về việc nuôi sinh sản, sinh trưởng động vật hoang dã. Bác Tuấn cho biết nuôi nhím rất dễ và nhàn nhã bởi nhím là loài động vật hoang dã và quý hiếm, chiếm ít diện tích chuồng nuôi.
Nhím là loại ăn tạp nên không kén thức ăn, chủ yếu ăn rau, củ, quả và các sản phẩm nông nghiệp như: cám, gạo, băp, khoai lang... Thức ăn cho nhím dễ tìm, khâu chăm sóc và theo dõi cũng không khó, ít bi dich bệnh, tỷ lệ hao hụt thấp.
Theo bác Tuấn, nếu được chăm sóc tốt, cho ăn đầy đủ, vệ sinh chuồng sạch sẽ... nhím rất mau lớn và sinh sản nhiều. Để nhím có sức đề kháng, tăng trưởng nhanh, tránh được bệnh tật, bác sử dụng thêm men vi sinh trộn với thức ăn để cho nhím ăn hàng ngày. Nhờ đó tỷ lệ chết trong quá trình nuôi cũng giảm, chất lượng thịt nhím thơm ngon hơn, lông mượt mà và nhanh lớn hơn.
Được biết thịt nhím rất thơm ngon bổ dưỡng, Tất cả các bộ phận của nhím đều có thể dùng để chữa bệnh được. Nhím là loài có tính hàn, do đó có tác dụng giải nhiệt, tăng chất bổ dưỡng, lông nhím có thể chữa các loại bệnh như: tổ đỉa, eczema; dạ dày nhím chữa bệnh đau dạ dày; nội tạng nhím có thể giải cảm, giải nhiệt....
Nuôi nhím đơn giản, hiệu quả là vậy tuy nhiên bác Tuấn cho biết mô hình nhím chưa phổ biến là do gặp nhiều khó khăn trong khâu tiêu thụ. Thịt nhím chưa phải là loại thức ăn phổ biến trong sinh hoạt hàng ngày.
Hiện nay thị trường tiêu thụ chính của bác là khu vực Hà Nội và một số địa phương lân cận. Với những hộ đang nuôi nhím ở xung quanh, bác đều phải bao tiêu, giúp đỡ họ trong quá trình tiếp cận thị trường. Với sự nỗ lực không ngừng nghỉ của mình trong thời gian qua, bác đã nhận được rất nhiều bằng khen của các cấp, các ngành về thành tích xuất sắc trong công tác hội và phong trào phát triển VAC cũng như là tấm gương về sản xuất kinh doanh giỏi của thị xã Từ Sơn.
Có thể thấy thành công từ mô hình nuôi nhím thương phẩm cua bác Nguyễn Ngọc Tuấn là tiền đề cho các hộ trong và ngoài địa phương học tập, phát huy tinh thần lao động, sáng tạo, góp phần cải thiện kinh tế gia đình và mở ra hướng chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp của thị xã Từ Sơn.
Theo Danviet
"Vang bóng một thời", nghề nuôi nhím trở lại "lợi hại hơn xưa"? 10 năm kiên trì nuôi nhím, gia đình chị Hoàng Thị Như Hạ ở tổ dân phố 4 (phường Bình Tân, thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk) có thu nhập ổn định, mỗi năm lãi trên 130 triệu đồng. Trước đây, ngoài nương rẫy, nguồn thu của gia đình chị Hạ chủ yếu phụ thuộc vào chăn nuôi bò nhưng do giá...