Nuôi loài thú cả đời không uống nước, bán làm đặc sản, ông nông dân Thanh Hóa thu tiền rủng rỉnh hẳn lên
Ông Nguyễn Văn Thắng (ở thôn Phú Quang, xã Phú Nhuận, huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa) đã mạnh dạn đưa con dúi đặc sản về nuôi thử, đến nay đã cho thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
Người đầu tiên đưa con dúi về làng, làm chuồng nuôi dúi
Dẫn chúng tôi đi tham quan chuồng nuôi dúi, ông Nguyễn Văn Thắng (ở thôn Phú Quang, xã Phú Nhuận, huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa) chia sẻ, trước đây ông đã từng làm qua nhiều nghề nhưng không nghề nào đem lại hiệu quả.
Cuộc sống gia đình còn nhiều khó khăn khiến ông trăn trở tìm một hướng đi mới, con nuôi mới để cải thiện kinh tế.
Khoảng 3 năm trước, ông Thắng tình cờ biết đến mô hình nuôi dúi (hay còn gọi là chuột nứa, chuột tre) khá mới mẻ. Qua tìm hiểu, ông thấy nuôi dúi có ưu thế vượt trội so với các giống vật nuôi truyền thống như bò, lợn, gà…
Con dúi có giá trị kinh tế cao, vốn đầu tư thấp và đặc biệt thị trường rất rộng mở. Con dúi hiện nay thị trường còn tiềm năng, món thịt dúi là món đặc sản ở các nhà hàng, khách sạn, quán ăn.
heo ông Thắng, dúi là động vật sống trong môi trường hoang dã khi đưa vào nuôi nhốt đòi hỏi người nuôi phải nắm rõ được kỹ thuật và cũng như hiểu được các tập tính sinh trưởng của loài dúi.
Ông Thắng chia sẻ, vì là người đầu tiên trong vùng đem con dúi về nuôi, nên ông phải tự tìm tòi các kỹ thuật nuôi dúi qua sách báo, mạng internet.
Ông bỏ công tìm hiểu về loại gặm nhấm đặc biệt này, có khi cả đêm không ngủ theo dõi các quy luật hoạt động, tập tính sinh học, bản năng loài cũng như quá trình sinh trưởng của con dúi.
Ông Nguyễn Hữu Đồng – Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Thanh Hóa (đứng giữa) tham quan mô hình nuôi dúi của gia đình ông Nguyễn Văn Thắng (ở thôn Phú Quang, xã Phú Nhuận, huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa). Ảnh: Lương Hà
“Thời gian đầu, tôi chỉ nuôi hơn 20 con dúi để lấy kinh nghiệm. Để đảm bảo các điều kiện theo quy định pháp luật, tôi đã chủ động xin giấy chứng nhận đăng ký nuôi động vật hoang dã theo quy định của pháp luật về kiểm lâm”, ông Thắng nói.
Theo ông Thắng, dúi có giá trị kinh tế cao, vốn đầu tư thấp và đặc biệt thị trường rất rộng mở. Ảnh: Lương Hà
Video đang HOT
Nhờ sự kiên trì và tích cực học hỏi, đàn dúi của ông Thắng dần sinh trưởng khỏe mạnh. Ông tiếp tục bắt tay vào đầu tư xây dựng chuồng trại kiên cố, tự nhân giống, mở rộng quy mô đàn lên hàng trăm con.
Chuồng nuôi dúi được làm bằng các viên gạch men cỡ lớn khoảng 50cm ốp xung quanh tạo thành các ô vuông chắc chắn, nền đổ xi măng để tránh để dúi bò ra ngoài hoặc cắn thủng chuồng. Ảnh: Lương Hà
Theo ông Thắng, dúi là loài động vật rất nhát, chúng không thích tiếng động, không ưa ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp. Do đó, môi trường nuôi phải phù hợp với tập tính sinh trưởng vốn có của chúng.
Ông Thắng làm chuồng nuôi dúi bằng các viên gạch men cỡ lớn khoảng 50cm ốp xung quanh tạo thành các ô vuông chắc chắn, nền đổ xi măng để tránh để dúi bò ra ngoài hoặc cắn thủng chuồng.
Đồng thời, ông che chắn ở mức độ phù hợp để tạo độ râm mát, giống với môi trường hang ổ dưới lòng đất sẽ giúp dúi sinh sản đều, lớn nhanh.
Chia sẻ về kỹ thuật nuôi dúi, ông Thắng cho biết, thức ăn của con dúi chủ yếu là tre, mía, cỏ voi, ngô, sắn… Mỗi ngày chỉ cần cho dúi ăn một lần vào chiều tối, không nên cho ăn quá nhiều khiến con vật tích lũy quá nhiều mỡ. Thức ăn của dúi phải đảm bảo khô ráo, sạch sẽ, phòng bệnh đường ruột và bệnh ngoài da.
“Dúi ăn dễ, lại không cần uống nước nên khá sạch sẽ. Phân dúi cũng không hôi, vì thế việc cho ăn và vệ sinh chuồng trại rất dễ dàng. Nhưng phải đảm bảo dúi ăn hết thức ăn, tránh dư thừa gây nấm mốc, mầm bệnh cho dúi”, ông Thắng cho hay.
Ông Thắng cũng cho biết thêm, dúi sinh sản khá nhanh, trung bình mỗi năm dúi mẹ sinh 3 – 4 lứa, mỗi lứa từ 3 – 5 con. Thời gian sinh sản của dúi rất ngắn, kể từ khi giao phối đến khi sinh sản là 45 ngày. Dúi con nuôi được 45 ngày thì có thể tách mẹ, sau 3 – 4 tháng nuôi có thể bán làm giống và 10 tháng trở đi có thể xuất bán thịt.
Thức ăn của dúi chủ yếu là tre, mía… được cắt khúc. Ảnh: Lương Hà
Thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm nhờ nuôi dúi
Sau gần 2 năm gắn bó với nuôi dúi, đến nay ông Thắng đã xây dựng 4 khu chuồng trại có diện tích trên 200m2 để nuôi khoảng 500 con dúi, trong đó có 300 con dúi bố mẹ.
Mỗi ngày chỉ cần cho dúi ăn một lần vào chiều tối, không nên cho ăn quá nhiều khiến con vật tích lũy quá nhiều mỡ. Ảnh: Lương Hà
Cũng theo ông Thắng, nuôi dúi rất đơn giản, không tốn công sức nhiều như chăn nuôi các loại vật nuôi truyền thống khác, mà hiệu quả kinh tế lại cao gấp nhiều lần.
Ông Thắng cho rằng: “Nuôi dúi mang lại kinh tế cao, không lo sợ quá lứa hay giá thức ăn tăng, càng để lại nuôi thì chúng càng lớn, thậm chí để lại cho sinh sản cũng vô tư…”.
Thịt dúi là món ăn ngon, bổ dưỡng được nhiều nhà hàng, quán ăn tự tìm đến trại để đặt mua. Ngoài các nhà hàng trong tỉnh, nhiều tiểu thương các tỉnh ngoài tìm đến và đặt mua thường xuyên.
Hiện tại với giá bán một cặp dúi giống là 1,4 triệu đồng và dúi thịt khoảng 600 nghìn đồng/kg. Năm 2021, gia đình ông Thắng thu lãi hơn 200 triệu đồng sau khi đã trừ tất cả các chi phí. Kinh tế gia đình ngày một đi lên, có điều kiện để ông tiếp tục đầu tư mở rộng quy mô chuồng trại….
Trao đổi với phóng viên Dân Việt, ông Nguyễn Hữu Đồng – Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Thanh Hóa cho biết, mô hình chăn nuôi dúi của gia đình ông Nguyễn Văn Thắng là một mô hình mới, hiệu quả và rất phù hợp với điều kiện của địa phương, mang lại nguồn thu nhập cao cho gia đình.
Thời gian tới, địa phương cần tập hợp các hội viên cùng lĩnh vực lao động, ngành nghề vào các chi, tổ hội nghề nghiệp.
Hướng tới thành lập HTX để xây dựng mô hình liên kết theo chuỗi giá trị, góp phần phát triển nông nghiệp bền vững. Qua đó, góp phần nâng cao tư duy tự lực, năng động sáng tạo, dám nghĩ, dám làm của hội viên, tăng khả năng dẫn dắt đông đảo nông dân cùng phát triển kinh tế, làm giàu chính đáng.
Trồng thứ sâm gì như cây cảnh, nhanh được nhổ củ to bự bán, nông dân Khánh Hòa lời hơn 157 triệu/ha?
UBND thị xã Ninh Hòa (Khánh Hòa) vừa nghiệm thu đề tài khoa học và công nghệ cấp cơ sở "Trồng thử nghiệm cây sâm Bố Chính trên địa bàn thị xã", do cử nhân Trần Thanh Hiếu - Trạm Khuyến nông Ninh Hòa làm chủ nhiệm.
Đề tài mở ra triển vọng phát triển nguồn dược liệu có giá trị này.
Cây sâm Bố Chính-cây dược liệu có giá trị kinh tế cao
Nhiều người dân sống tại TX Ninh Hòa cho biết, trên địa bàn thị xã, cây sâm Bố Chính mọc nhiều trên các vùng đất bán sơn địa, nương rẫy, đất trồng cây hàng năm khác tại một số xã như: Ninh Tây, Ninh Sơn, Ninh Tân, Ninh Sim, Ninh Trung, Ninh Thượng...
Trồng sâm Bố Chính khảo nghiệm tại xã Ninh Tây, TX Ninh Hòa (tỉnh Khánh Hóa).
Theo cử nhân Trần Thanh Hiếu, Ninh Hòa có gần 79.000ha đất nông nghiệp (trong đó có 13.865ha đất trồng cây hàng năm) và 42.861ha đất rừng có thể phát triển cây sâm Bố Chính. Bên cạnh đó, Ninh Hòa có 6.000ha mía, trong đó nhiều diện tích là đất rừng cũng có thể trồng sâm Bố Chính.
Hơn nữa, sản xuất mía những năm gần đây kém hiệu quả khiến nhiều người bỏ cây mía, chọn cây khác, đây là điều kiện thích hợp để sâm Bố Chính thay thế.
Trong khi đó, cây sâm Bố Chính có công dụng lớn đối với sức khỏe con người, có giá trị kinh tế cao và nhu cầu thị trường rất lớn nhưng sản lượng hiện nay còn ít, chưa đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
Chính vì thế, thị xã đã chọn cây sâm Bố Chính để triển khai trồng thử nghiệm. Mục tiêu đề ra là xây dựng quy trình kỹ thuật trồng cây sâm Bố Chính phù hợp với điều kiện sinh thái ở Ninh Hòa; đánh giá sơ bộ hiệu quả kinh tế của mô hình; xác định giá trị dinh dưỡng của cây sâm Bố Chính.
Sẽ đề xuất nhân rộng mô hình trồng sâm Bố Chính
Sâm Bố Chính tên khoa học là Hibiscus Sagittifolius Kurz, còn có tên gọi là thổ hào sâm, sâm báo, nhân sâm Phú Yên...
Theo Đông y, sâm Bố Chính có tác dụng nhuận phế, bổ máu, dưỡng tâm, hỗ trợ suy nhược cơ thể, mất ngủ...Sâm Bố Chính Là dược liệu quý, mọc hoang dại trong tự nhiên, cây được phân bố hầu hết các tỉnh Trung Bộ từ Nghệ An đến Bình Thuận và rải rác một số tỉnh phía bắc.
Ông Hiếu cho biết, để xác định quy trình trồng cây sâm Bố Chính, nhóm nghiên cứu chọn 2 mô hình trồng trên đất bằng sản xuất nông nghiệp và trên đất dốc; bố trí mỗi mô hình 5.000m2 với 3 cách thức bón phân và 2 mật độ trồng.
Nhóm đã thu hoạch lấy mẫu củ sâm gửi đơn vị chức năng phân tích, đánh giá dược tính. Đồng thời, nhóm tổ chức 1 lớp tập huấn kỹ thuật trồng sâm Bố Chính, quy mô 50 người.
Sau 11 tháng theo dõi, chăm sóc, cây sâm cho thu hoạch củ. Kết quả cho thấy, đối với mô hình đất bằng, năng suất sâm Bố Chính đạt 6,76 tấn/ha; mô hình đất dốc năng suất sâm Bố Chính đạt 4,88 tấn/ha. Về hiệu quả kinh tế, mô hình trồng sâm Bố Chính trên đất bằng cho lợi nhuận 157,9 triệu đồng/ha, còn mô hình đất dốc có lợi nhuận thấp hơn.
Qua phân tích thành phần dược liệu cây sâm Bố Chính trồng tại Ninh Hòa do Viện Nghiên cứu và ứng dụng công nghệ Nha Trang thực hiện cho thấy, củ sâm Bố Chính được trồng trên vùng đất thị xã tương đối đầy đủ các thành phần dược tính. Trong đó, thành phần chính của củ sâm Bố Chính là Saponin trồng tại mô hình đất bằng phẳng đạt 2,46%, đất dốc đạt 1,51%.
Đề tài cũng đúc kết được quy trình thâm canh cây sâm Bố Chính rất phù hợp tại Ninh Hòa; đồng thời tổ chức phổ biến kỹ thuật cho 50 lượt người.
Ông Nguyễn Tiến - Trưởng Trạm Khuyến nông TX Ninh Hòa (tỉnh Khánh Hòa) cho hay, do giá thành bình quân bán cho Công ty TNHH Nông nghiệp công nghệ cao Tuệ Lâm (tỉnh Quảng Bình) - đơn vị liên kết với địa phương thu mua củ sâm Bố Chính trong bối cảnh dịch bệnh còn thấp (50.000 đồng/kg) nên lợi nhuận chưa cao.
Nếu mức giá bán sâm Bố Chính đạt 200.000 - 300.000 đồng/kg tươi theo giá thị trường thì lợi nhuận rất cao, gấp 2-3 lần thời điểm làm đề tài.
Trạm Khuyến nông thị xã Ninh Hòa sẽ đề xuất UBND thị xã thông qua các nguồn vốn sự nghiệp khuyến nông cho phép nhân rộng kết quả mô hình trồng sâm Bố Chính để ứng dụng rộng rãi trên địa bàn; đồng thời hỗ trợ tìm đầu ra, tiêu thụ ổn định, lâu dài cho người dân sản xuất cây sâm Bố Chính.
Nuôi loài cá hay rúc ống, chui khe, anh nông dân Hậu Giang không chỉ khá giả mà thành tỷ phú luôn Đến ấp Thuận Hưng, thị trấn Ngã Sáu, huyện Châu Thành (Hậu Giang), hỏi "Vua cá chạch lấu" Trần Thanh Hùng -người nuôi cá chạch lấu thành công thì ai cũng biết. Hơn chục năm trước, câu chuyện gác tấm bằng kỹ sư để khởi nghiệp khiến nhiều người hoài nghi, cho rằng anh Hùng sẽ thất bại, nhưng giờ đây, trang trại...