Nuôi loài ốc siêu đẻ trong bể xi măng, chỉ ăn rau cỏ mà có tiền to
Ốc nhồi là loài siêu đẻ, ít tốn công chăm sóc, chúng lại ăn phụ phẩm nông nghiệp như rau, cỏ, bèo nên lợi nhuận mang lại rất cao-Đó là chia sẻ của ông Bùi Hồng Thắng, hay còn gọi là ông Thắng “ốc” – người đầu tiên nuôi thành công ốc nhồi ở xã Quảng Lạc, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình.
Nhận thấy ốc nhồi ngày càng khan hiếm trong tự nhiên và có giá trị kinh tế cao nên ông Thắng nung nấu ý định nuôi ốc nhồi.
Ông Bùi Hồng Thắng (người đứng giữa) cho biết: Ốc nhồi dễ nuôi, chi phí thấp, lợi nhuận cao lại không mất nhiều công.
Từ những con ốc nhồi thu gom ở ngoài đồng ruộng, ao mương,… sau hơn 6 năm, ông Bùi Hồng Thắng đã xây dựng thành công mô hình nuôi ốc nhồi.
Ốc nhồi giống được ông Thắng ươm nuôi thành công trong bể xi măng…
Hiện tại với trên 200m2 mặt nước, gồm 4 bể và 2 ngăn ao, ông Thắng vừa ương ốc nhồi giống vừa nuôi ốc thịt, với giá thu mua 100.000 đồng/kg ốc thịt và 150.000 đồng/kg ốc giống bố mẹ, giúp ông kiếm vài chục triệu đồng mỗi năm.
Video đang HOT
Theo ông Thắng, nuôi ốc nhồi rất dễ, ốc nhồi vứt đâu cũng sống được chỉ cần có nước sạch và thức ăn. Nguồn thức ăn dễ kiếm, là các loại lá cây, rau, cỏ như: dọc mùng, bèo, lá đu đủ…trừ các loại cỏ sắc, lá nhọn là chúng không ăn. Nuôi ốc chỉ sau vài tháng là cho thu hoạch.
Ông Thắng đắp bờ đất xung quanh bể và trồng cỏ trong bể nuôi như ngoài tự nhiên để cho ốc trú ẩn, tránh rét qua mùa đông.
Ông Thắng cũng mất 2 năm đầu tiên nuôi thất bại, do vào mùa đông, lạnh, ốc bị chết đến hơn 80%. Sau tìm hiểu ra mới biết, vào mùa đông ốc nhồi tự nhiên hay chui vào bờ bụi tránh rét, do nuôi trên bể không có chỗ cho ốc trú rét nên bị chết.
Ốc nhồi chỉ phát triển mạnh từ tháng 2 âm lịch đến tháng giữa tháng 10 âm lịch. Thời gian còn lại, chúng ngủ đông.
Ông Thắng đã khắc phục bằng cách, cứ vào mùa đông ông đắp bờ đất xung quanh bể xi măng và trồng cỏ rậm rạp trong bể nuôi như ngoài tự nhiên để cho ốc trú ẩn, tránh rét. Bề mặt bể, những khoảng trống được ông Thắng che phủ ni lon trên mặt để giữ ấm, tăng nhiệt độ. Nhờ cách làm này mà đàn ốc nhồi của ông sống gần như 100% qua mùa đông.
Ông Thắng (giữa) sẵn sàng hướng dẫn, chia sẻ kinh nghiệm nuôi ốc nhồi, kỹ thuật nuôi ốc nhồi cho người dân đến học hỏi cách nuôi ốc.
Giờ đây, gia đình ông Thắng ở thôn An Ngải, xã Quảng Lạc trở thành địa chỉ tin cậy bán ốc nhồi giống và ốc nhồi thương phẩm.
Xã Quảng Lạc đang khuyến khích bà con phát triển, nhân rộng mô hình nuôi ốc nhồi bởi không chỉ đem lại nguồn thu nhập khá cho nông dân mà còn góp phần bảo tồn, lưu giữ nguồn giống ốc nhồi đang đứng trước nguy cơ biến mất trong tự nhiên.
Theo Danviet
Thả con nhả nhiều nhớt ở ao bèo, cho ăn lá cây, lãi 10 triệu/tháng
Sau nhiều năm trăn trở, tìm cách làm giàu, thoát khỏi cảnh túng thiếu...giờ đây chị Nguyễn Thị Thắng (ở xóm Ngọc Thành, xã miền núi Giang Sơn Đông, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An) đã thành công với mô hình nuôi ốc bươu đen sinh sản (hay còn gọi là ốc nhồi). Nhờ nuôi ốc bươu đen trong ao bèo mà chị Thắng có thu nhập hàng chục triệu đồng mỗi tháng...
Sau nhiều lần trăn trở, suy tính nuôi con gì để phát triển kinh tế gia đình. Đến tháng 4/2016, chị Nguyễn Thị Thắng qua tìm hiểu báo chí, chị đã quyết định ra miền Bắc mua giống ốc bươu đen (ốc nhồi) về thả trong ao bèo với diện tích trên 1.500m2 của gia đình. Sau gần 6 tháng xuống giống ốc bươu đen, chị Thắng thu hoạch lứa đầu được 3 tạ ốc thịt thương phẩm, thu về 26 triệu đồng.
Chị Thắng phấn khởi khi nuôi ốc bươu đen đem lại hiệu quả kinh tế cao cho gia đình.
Trao đổi với phóng viên báo Dân Việt, chị Thắng chia sẻ: "Ban đầu tôi mua ốc giống hết 15 triệu đồng, vừa tôi vừa học hỏi kinh nghiệm nuôi ốc bươu đen. Tôi nhận thấy ốc bươu đen hay còn gọi là ốc nhồi dễ nuôi chủ yếu nước trong ao phải sạch, không nhiễm thuốc trừ sâu. Thức ăn của ốc nhồi chủ yếu là các loại lá cây như lá chuối, khoai lang, rau cải, lá sắn. Vì vậy, gia đình tận dụng đất còn bỏ hoang trồng thêm lá cây làm thức ăn cho ốc...".
Nhờ nắm bắt được kỹ thuật nuôi ốc nhồi nên việc chăm sóc ốc của gia đình chị Thắng cũng thuật lợi. Ốc nhồi sinh trưởng tốt, cứ sau khoảng 5 tháng lại thu hoạch một lứa ốc. Trong năm 2018, gia đình chị Thắng thu hoạch được khoảng 1 tấn ốc bươu đen; với giá bán 80.000 đồng/kg gia đình thu về gần 80 triệu đồng. Bên cạnh đó, chị còn bán ốc nhồi giống với giá 300.000 đồng/kg. Tính ra, mỗi tháng, chị Thắng thu được khoảng 10 triệu đồng từ việc nuôi ốc bươu...
Trứng ốc bươu đen được chị Thắng lựa chọn cẩn thận trước khi đưa đi ấp.
Chị Thắng cho biết thêm: "Ốc bươu đen đẻ trứng từ tháng giêng đến tháng 9 âm lịch. Để gây ốc giống, sau khi ốc mẹ đẻ trứng, tôi ngồi tỉ mẫn nhặt trứng bỏ vào rổ nhựa nhỏ sau đó đặt vào chậu nhựa lớn có đổ nước. Phía dưới chậu có lót kê một chiếc bát để tránh trứng ốc bị ngập nước; mỗi chậu nhựa như vậy đặt 4 rổ nhựa nhỏ, sau đó đưa vào nơi có thoáng mát, sau 20 ngày trứng ốc nhồi sẽ nở".
Nói về kỹ thuật nuôi ốc bươu đen chị Thắng cho chia sẻ: Tuy là một loài dễ nuôi và sinh trưởng tốt, nhưng cũng cần có kinh nghiệm, nước trong ao nuôi có độ sâu tầm 1m trở lại, mật độ thả 100 con/m2. Cứ khoảng 10 ngày tháo 2/3 nước, thay nước mới vào ao. Bờ ao nuôi ốc bươu đen phải luôn được phát dọn sạch sẽ, tránh chuột làm tổ ăn ốc và trứng. Cứ 3 - 4 ngày cho ốc ăn một lần bằng các loại lá cây. Trong quá trình nuôi phải tránh để ốc bươu vàng xuất hiện, bởi ốc bươu vàng sẽ phát triển lấn át mất ốc bươu đen.
Ốc bươu đen dễ nuôi nên việc chăm sóc cũng không quá khó.
Đầu năm 2019 đến nay, gia đình chị Thắng đang tập trung sản xuất ốc bươu giống để cung cấp cho người nuôi trong và ngoài tỉnh Nghệ An.
Cùng với việc nuôi ốc bươu đen hay còn gọi là ốc nhồi, gia đình chị Thắng kết hợp thả thêm cá vào diện tích ao nuôi ốc. Việc nuôi cá không ảnh hưởng đến sinh trưởng của ốc bươu đen; ngoại trừ không được nuôi cá trắm đen, cá dơi trắng, cá chép, bởi đây là những loại cá ăn ốc. Việc nuôi cá và ốc kết hợp đã cho chị Thắng thu nhập gần 200 triệu đồng mỗi năm.
Theo Danviet
Hotboy 9X nuôi con "siêu đẻ" chỉ ăn bèo, lá cây mà kiếm 300 triệu/năm Hotboy nuôi con "siêu đẻ" chỉ ăn bèo, lá cây-đó là cách người dân địa phương gọi 9x Nguyễn Văn Chính và mô hình nuôi ốc nhồi của anh. Đến xã Định Liên (huyện Yên Định, Thanh Hóa) hỏi về anh Nguyễn Văn Chính (SN 1992) không ai không biết đến. Nhắc đến tên anh người dân ở đây thường gọi bằng cái...